8. Cấu trúc luận văn
2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lí kết quả
- Quan sát các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học của học sinh. - Nghiên cứu kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học của học sinh của ban giám hiệu, chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
- Khảo sát bằng phiếu hỏi, trao đổi trò chuyện, phỏng vấn với Ban giám hiệu (BGH), giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM), giáo viên học sinh (HS), phụ huynh học sinh(PHHS).
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.
Chúng tôi quy ước điểm như sau: Không đồng ý, Không thường xuyên, Không hiệu quả, Không ảnh hưởng, Không khả thi, Không cấp thiết: 1 điểm.
41
Đồng ý một phần; Đôi khi; Thỉnh thoảng; Ít hiệu quả, Ảnh hưởng một phần, Ít khả thi, Ít cấp thiết: 2 điểm.
Hoàn toàn đồng ý; Rất thường xuyên, Rất hiệu quả, Ảnh hưởng nhiều; Rất khả thi, rất cấp thiết: 3 điểm.
Áp dụng công thức: (max- min)/n để tính khoảng phân biệt giữa các mức độ ta có: (3-1)/3= 0.67. Khoảng điểm cụ thể như sau:
Mức thấp: Không đồng ý, Không thường xuyên, Không hiệu quả, Không ảnh hưởng, Không khả thi, Không cấp thiết: 1 ≤ ĐTB ≤ 1.67
Mức trung bình: Đồng ý một phần; Đôi khi; Thỉnh thoảng; Ít hiệu quả, Ảnh hưởng một phần, Ít khả thi, Ít cấp thiết: 1.68 ≤ ĐTB ≤ 2.35
Mức cao: Hoàn toàn đồng ý; Rất thường xuyên, Rất hiệu quả, Ảnh hưởng nhiều; Rất khả thi, rất cấp thiết: 2.36 ≤ ĐTB ≤ 3
Với câu hỏi 5 mức độ, chúng tôi quy ước như sau: Tốt: 5 điểm; Khá: 4 điểm; trunng bình: 3 điểm; yếu :2 điểm và kém: 1 điểm.
Quy ước mức điểm: (5-1)/5= 0.8 Mức 1: Kém: 1 ≤ ĐTB ≤ 1.8 Mức 2: Yếu: 1.81 ≤ ĐTB ≤ 2.61 Mức 3: Trung bình: 2.62 ≤ ĐTB ≤ 3.42 Mức 4: Khá: 3.43 ≤ ĐTB ≤ 4.23 Mức 5: Giỏi: 4.24 ≤ ĐTB ≤ 5 2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái về mục tiêu hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học đối cho học sinh học sinh
Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1.
42 Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1. Thực trạng mục tiêu của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh của cán bộ, giáo viên, nhân viên
Số thứ tự Mục tiêu Ý kiến đánh giá (n=60) Tổng điểm Điểm trung bình Hoàn toàn đồng ý (3đ) Đồng ý một phần (2đ) Không đồng ý (1đ) 1
Giúp học sinh bán trú hiểu biết về quyền, nhu cầu cá nhân; nhận biết tình cảm, cảm xúc của bản thân và hiểu được ảnh hưởng của tình cảm, cảm xúc đến hành vi để làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống; 44 16 0 164 2.73 2 Giúp học sinh bán trú nhận thức được sở thích, khả năng của bản thân; hiểu được vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội; nắm được một số thông tin chính về các ngành nghề ở địa phương, ngành nghề thuộc các lĩnh vực sản xuất chủ yếu để lựa chọn được hướng phát triển phù hợp sau trung học cơ sở.
46 13 1 165 2.75
3
Giúp học sinh bán trú biết lập mục tiêu, kế hoạch học tập và kiên trì thực hiện kế hoạch học tập, lao động.
50 10 0 170 2.83
4
Giúp học sinh bán trú nhận ra và rèn luyện, điều chỉnh, khắc phục được được những sai sót, hạn chế của bản thân hướng tới các giá trị xã hội.
40 15 5 155 2.58
5
Giúp học sinh bán trú chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
60 0 0 180 3.0
43
Phân tích kết quả của bảng 2.1 cho thấy nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu giáo dục năng lực tự học và tự chủ cho học sinh bán trú đạt ở mức cao (ĐTB: 2.78). Có sự tươnng đối thống nhất trong nhận thức đối với từng mục tiêu với ĐTB dao động trong khoảng từ 2.58-3. Đặc biệt mục tiêu “Giúp học sinh bán trú chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại..” nhận được 100% số ý kiến nhât trí. Điều này cho thấy tất cả CBQL,GV đều đánh giá cao tầm quan trọng của việc hình thành cho học sinh bán trú khả năng tự chăm sóc bản thân, biết sống có trách nhiệm, không dựa dẫm ỷ lại. Ở một số nội dung khác, có sự chênh lệch không nhiều về mức độ nhận thức của CBQL và GV. Tuy nhiên, đánh giá chung tất cả các mục tiêu đều đươc CBQL và GV đánh giá ở mức cao.
Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với em Hoàng Thị H Huệ lớp 8A trường THCS Phúc Lợi với câu hỏi: “Em đến trường học nhằm mục tiêu gì? ”. Em H cho biết: “Em ra học tại trường mục đích chính là để lấy chế độ, được lấy tiền lấy gạo, không phải làm việc nhà và được chơi nhiều, không bị bố mẹ quản lý”. Từ cách hiểu này có thể thấy học sinh THCS bán trú chưa nhận thức được mục tiêu đích thực của việc học tập. Do đó, việc giáo dục cho học sinh bán trú năng lực tự học, tự chủ, hình thành cho các em khả năng tự chăm sóc bản thân càng trở nên quan trọng và cần thiết.
2.3.1.2. Thực trạng nội dung giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Để tìm hiểu thực trạng nội dung hoạt động giáo dục năng lực tự chủ , tự học cho học sinh bán trú, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1.
44
Bảng 2.2. Thực trạng nội dung của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh
STT Thực trạng nội dung của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú THCS
Ý kiến đánh giá
(n=60) TĐ ĐTB RTX ĐK KBG
1
Tự lực: Giáo dục cho học sinh biết tự chăm sóc bản thân; tham gia hoạt động tăng gia sản xuất; tự xây dựng và quản lý thời gian biểu trong ngày của bản thân; Chủ động làm bài tập về nhà và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, học bài trước khi lên lớp.
5 52 3 122 2.03
2
Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Dạy học sinh cách phòng chống xâm hại trẻ em thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ; Biết cách bảo vệ bạn và những người xung quanh khi bị bạo hành ở nhà hoặc ở trường; Biết đề đạt nguyện vọng, yêu cầu của bản thân đối với thầy cô giáo làm công tác quản sinh.
14 40 6 128 2.13
3
Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Dạy học sinh cách nhận biết cảm xúc của bản thân; cách kiềm chế cảm xúc của bản thân khi bị trêu chọc, bắt nạt; Biết điều chỉnh cảm xúc, rung cảm giới tính một cách phù hợp; Cách từ chối trước những cám dỗ từ bạn bè trong phòng và các mối quan hệ phức tạp ngoài nhà trường
20 35 5 135 2.25
4
Thích ứng với cuộc sống: Dạy cho học sinh biết cách vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã học được vào việc thích nghi với cuộc sống bán trú; Biết cách điều chỉnh, điều khiển bản thân để thích ứng với môi trường sống và học tập xa nhà; Biết cách vượt qua khó khăn để kiên trì theo đuổi muc đích học tập, không bỏ học giữa chừng; Học cách sinh hoạt theo nề nếp, giờ giấc và quy định của khu bán trú.
22 35 3 139 2.32
5
Định hướng nghề nghiệp: dạy cho học sinh: Dạy cho học sinh cách nhận thức về bản thân; Cung cấp cho học snh thông tin về các ngành nghề trong xã hội; Hướng dẫn học sinh cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với học lực, điều kiện, năng lực củ bản thân.
17 34 9 128 2.13
6
Tự học, tự hoàn thiện: Dạy học sinh cách xây dựng thời giân biểu tự học; Dạy học sinh các kỹ năng sống cần thiết; Biết tự tìm ra phương pháp học tập phù hợp; Biết tự tìm tài liệu phục vụ học tập thông qua điên thoại; Nhận ra lỗi lầm và tự biết cách sửa chữa;
20 35 5 135 2.25
45
Kết quả tại bảng 2.2 cho thấy mức độ thực hiện nội dung giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú chỉ đạt mức trung bình với ĐTB: 2.19. Có sự chênh lệch về mức độ thực hiện ở từng nội dung song không nhiều với điểm trung bình dao động từ 2.03- 2.32. Nội dung được đánh giá cao nhất về mức độ thực hiện gồm: Thích ứng với cuộc sống: Dạy cho học sinh biết cách vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã học được vào việc thích nghi với cuộc sống bán trú; Biết cách điều chỉnh, điều khiển bản thân để thích ứng với môi trường sống và học tập xa nhà; Biết cách vượt qua khó khăn để kiên trì theo đuổi muc đích học tập, không bỏ học giữa chừng; Học cách sinh hoạt theo nề nếp, giờ giấc và quy định của khu bán trú (ĐTB: 2.32). Những nội dung còn lại được đánh giá ở mức trung bình; Không có nội dung nào được đánh giá ở mức thấp. Điều này cho thấy, tất cả các nội dung giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú đều được giáo viên thực hiện với các mức độ khác nhau. Trong đó việc dạy cho học sinh bán trú thích nghi với cuộc sống được giáo viên thực hiẹn thường xuyên hơn cả. Nguyên nhân của vấn đề này theo quan điểm của thầy Lâm Bảo T phó hiệu trưởng trường THCS Phúc Lợi là do: “Học sinh bán trú những ngày đầu mới vào trường đều có một đặc điểm chung là không gọn gàng, khép mình, thậm chí một số em thể hiện rất rõ sự vô tổ chức. Nhiều em không hòa nhập được với các bạn và cuộc sống trong khu nội trú nên có tư tưởng muốn bỏ học. Do đó, nhà trường xác định phải dạy cho các em trước tiên phải biết thích nghi với cuộc sống, sau đó mới là những nội dung khác”.
Tuy nhiên, lý do các nội dung giáo dục năng lực tự chủ, tự học khác chỉ được thực hiện ở mức thỉnh thoảng, chúng tôi có cuộc trao đổi với em Triệu Văn V lớp 9B trường THCS Động Quan, với câu hỏi: “Buổi chiều các em thường làm gì?”. Câu trả lời chúng tôi nhận được là: “Buổi chiều chúng em chơi‟. Qua trao đổi với thầy Đỗ Đức Th phó hiệu trưởng trường THCS Động Quan, nguyên nhân các nội dung khác chưa được thực hiện ở mức thường xuyên, chúng tôi được biết: Trên thực tế, một số giáo viên của nhà trường chưa
46
thực sự nhiệt huyết với công việc. Nhiều thầy cô thực hiện những nội dung như: Định hướng nghề nghiệp: dạy cho học sinh: Dạy cho học sinh cách nhận thức về bản thân (điểm mạnh, điểm yếu, học lực...); Cung cấp cho học snh thông tin về các ngành nghề trong xã hội; Hướng dẫn học sinh cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với học lực, điều kiện, năng lực của bản thân một cách hình thức, đối phó, thậm chí có 9 ý kiến cho rằng họ không bao giờ thực hiện nội dung này. Kết quả này gợi cho nhà quản lý về lỗ hổng trong công tác quản lý giáo viên cũng như sự hạn chế trong nhận thức của bản thân giáo viên khi chưa xác định đúng nghĩa vụ của mình. việc chủ yếu của họ là trông học sinh, hạn chế để xảy ra tai nạn, thương tích cho học sinh chứ chưa thực hiện chức năng giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh.
2.3.1.3. Thực trạng phương pháp giáo dục năng lực tự chủ và tự học đối với học sinh bán trú ở trường THCS
Khảo sát thực trạng phương pháp giáo dục năng lực tự chủ và tự học đối với học sinh bán trú, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3, phụ lục 1 và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Thực trạng phƣơng pháp giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trƣờng THCS Stt Thực trạng phƣơng pháp giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú THCS Ý kiến đánh giá (n=60) TĐ ĐTB RTX ĐK KBG
1 Phương pháp diễn giảng 50 10 0 170 2.83
2 Phương pháp giao việc 30 25 5 145 2.42
3 Phương pháp luyện tập 60 0 0 180 3
4 Phương pháp sinh hoạt
câu lạc bộ 5 45 10 115 1.92
47
Phân tích bảng kết quả 2.3 cho thấy mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú không đồng đều. Cụ thể: những phương pháp được sử dụng ở mức rất thường xuyên gồm: Phương pháp luyện tập: rèn luyện sức khỏe thông qua các buổi thể dục buổi sáng, chơi thể thao buổi chiều; điểm danh theo các buổi trưa, tối và trước giờ ăn với điểm trung bình tuyệt đối 3.0; Tiếp đến là Phương pháp diễn giảng: Quản sinh trực tiếp truyền đạt, giáo dục và đôn đốc kiểm tra học sinh thực hiện đối với việc tuân thủ thời gian biểu, thực hiện nội quy, quy định của nhà trường, bán trú với ĐTB: 2.82; Đứng ở vị trí thứ ba về mức độ thường xuyên là: Phương pháp giao việc: thực hiện việc lao động vệ sinh theo lịch phân công;Giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy, giáo dục, quản lí học sinh thông qua học tập trung vào các buổi chiều các kỹ năng chăm sóc, vệ sinh cá nhân, rèn luyện kỹ năng sống; kiểm tra việc tự học, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giới tính thông qua các hoạt động trải nghiệm, thực tế...( ĐTB: 2.42). Bên cạnh đó vẫn có phương pháp còn ít được sử dụng, thậm chí có tới 10 ý kiến cho rằng họ chưa bao giờ sử dụng, đó là Phương pháp sinh hoạt câu lạc bộ: Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, tổ chức Tầm nhìn thế giới tổ chức các diễn đàn để học sinh sinh hoạt và nói lên ý kiến của bản thân về các vấn đề được đề cập đến (ĐTB: 1.92).
Qua trao đổi với học sinh về hình thức câu lạc bộ, chúng tôi được biết các em chưa từng được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. Khi được hỏi về lí do tại sao hình thức này không được thực hiện, thầy Phạm Xuân Tr tổng phụ trách đội trường THCS Phúc Lợi cho biết nguyên nhân là do hình thức sinh hoạt câu lạc bộ đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị nhiều, công phu, đầu tư cả về thời gian và kinh phí đồng thời phải có mối liên hệ chặt chẽ với học sinh thì mới tổ chức được một diễn đàn hoặc một buổi sinh hoạt. Điều này dẫn đến nhiều tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của học sinh không được truyền tải kịp thời đến giáo viên, do đó không có tiếng nói chung giữa thầy và trò, gây nên những rào cản trong việc giáo dục toàn diện đối với học sinh.
48
2.3.1.4. Thực trạng hình thức giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái
Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4, phụ lục 1. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.4. Thực trạng hình thức giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú THCS Stt Hình thức giáo dục năng lực tự chủ và tự học đối với học sinh bán trú THCS Ý kiến đánh giá (n=60) Tổng điểm Điểm trung bình Rất thƣờng xuyên (3đ) Đôi khi (2đ) Không bao giờ (1đ) 1 Chia theo các phòng ở, thôn bản 60 0 0 180 3 2 Hoạt động tập thể 15 25 20 115 1.92