Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 94 - 123)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:

86

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho HSBT

Thứ tự Các biện pháp Tính cấp thiết Tổng điểm Điểm trung bình Tính khả thi Tổng điểm Điểm trung bình RCT ICT KCT RKT IKT KKT 1

Đổi mới công tác quản lí, tăng cường ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú

57 3 0 177 2,95 57 3 0 177 2,95

2

Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở trường THCS có học sinh bán trú

55 5 0 175 2,92 55 5 0 175 2,92

3

Tăng cường quản lý đối với các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh bán trú

55 5 0 175 2,92 55 5 0 175 2,92

4

Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú

52 7 1 171 2,85 52 7 1 171 2,85

5

Trang bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú

87

- Về tính cần thiết của các biện pháp quản lý: Từ kết quả của bảng 3.1 cho thấy: Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ cao, đều đạt điểm trung bình từ 2.92 trở lên. Tỉ lệ và sự đồng thuận này cho thấy việc tăng cường quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá là rất cần thiết vì nó sẽ hình thành ở học sinh thói quen tốt, tính kỷ luật, tính tự giác và chủ động tham gia trong các hoạt động. Ngoài ra còn là thước đo tính tự giác, tích cực và trách nhiệm của giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú.

- Về tính khả thi của các biện pháp quản lý: So sánh giữa tính rất cần thiết với tính rất khả thi của các biện pháp quản lý thì thấy rằng cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá các biện pháp đưa ra đều rất khả thi với điểm bình quân từ 2,85 trở lên. Qua phần thực trạng đã cho thấy việc kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh đã khá da dạng nhưng chưa được thường xuyên nên không tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để biện pháp Tăng cường quản lý các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học được cho là rất cần thiết. Cần phải có một thang đo cụ thể, có tiêu chí rõ ràng để đánh giá được hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh đang còn những nhược điểm gì, lí do từ đâu để có cách khắc phục và điều chỉnh cho hợp lí.

Trong giáo dục nói chung cũng như hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học nói riêng, cần thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá; đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, đối với học sinh bán trú chủ yếu là người dân tộc thiểu số các em ít được giao tiếp, hay mặc cảm, tự ti, tự ái cá nhân cao, không thích bị kiểm tra, giám sát, có thói quen sinh hoạt tự do; nên cần phải tăng cường thêm các biện pháp động viên, khuyến khích để các em tích cực, tự giác hơn trong các hoạt động, người thầy phải vận dụng linh hoạt từ khen thưởng, khích lệ đến kỷ luật để rèn giáo dục học sinh.

88

Từ kết quả khảo nghiệm, có thể rút ra nhận xét như sau: Các biện pháp quản lý hoạt các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được đề xuất là rất cần thiết và khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Lục Yên. Các biện pháp này được CBQL và GV rất quan tâm, được tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ.

Thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái có những đặc thù riêng và có những khó khăn nhất định nhưng không tách rời với các hoạt động giáo dục năng lực tự học, tự chủ cho học sinh nói chung. Do vậy khi triển khai thực hiện các biện pháp đã đề xuất trong luận văn, CBQL và GV không nên dập khuôn máy móc, cứng nhắc mà phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế của từng nhà trường để áp dụng cho phù hợp. Ngoài ra khi áp dụng cần phải phối hợp đồng bộ các biện pháp để công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS đem lại hiệu quả cao nhất. Đề tài này có thể áp dụng cho cả học sinh tiểu học nhưng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tâm lí lứa tuổi và đặc điểm của trường tiểu học.

89

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cùng với cơ sở lý luận, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS nhằm bồi dưỡng động cơ, nề nếp tự học, phát huy khả năng của học sinh, cũng như nâng cao nhận thức, hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú. Các biện pháp đều có tác động tích cực đến hoạt động tự học của học sinh, đến cán bộ quản lý và giáo viên. Mỗi biện pháp đều có cơ sở lý luận, mục tiêu, nội dung, các bước thực hiện và điều kiện để thực hiện. Trong mỗi biện pháp đều thể hiện rõ những tác động của chủ thể quản lý, đảm bảo tính khả thi và có thể triển khai trong thực tiễn công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và triển khai thực hiện cần phối hợp đồng bộ các biện pháp để việc quản lý hoạt động tự học của học sinh mang lại hiệu quả tốt nhất từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong huyện đặc biệt là chất lượng học sinh của các trường có học sinh bán trú.

90

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đề tài đã đưa ra khung lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Cơ sở lý luận của luận văn đã khẳng định việc nâng cao chất lượng giáo dục của các Nhà trường là một vấn đề cần thiết và cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà. Đề tài đi sâu phân tích, làm rõ một số khái niệm cơ bản nhất có liên quan trực tiếp đến vấn đề hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú; Hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú.

Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy: Đa số CBQL, GV và HS đề có nhận thức tương đối tốt về mục tiêu của hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú; Đa số các trường đã đa dạng hóa các hình thức, phương pháp và nội dung giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú cấp THCS. Đặc biệt, các nội dung giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái được thiết kế căn cứ theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong đó có chú trọng đến yếu tố phù hợp với vùng miền. Tuy nhiên, công tác giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú vẫn còn bộc lộ những hạn chế như: Nhiều học sinh chưa có nhận thức đầy đủ về hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học, chưa xác định rõ mục đính, động cơ học tập đúng đắn. Một số giáo viên chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, công tác quản lý của một số GVCN, giáo viên phụ trách bán trú chưa thật sự khoa học và hiệu quả, việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học của học sinh tiến hành chưa thường xuyên nên kết quả đạt được chưa thật cao.

91

Về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú được các nhà trường chú trọng và thực hiện nghiêm túc, bước đầu đã dần đưa hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS đi vào nề nếp, chất lượng dạy học và giáo dục từng bước được nâng cao hơn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái hiện nay, từ việc xác định mục tiêu đến xây dựng kế hoạch, tổ chức triển thực hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã thu được những kết quả tốt. Đây chính là nguồn động viên, khích lệ đối với thầy và trò các nhà trường trên con đường thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, tác giả đã đưa ra các biện pháp mang tính khả thi nhằm quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường THCS huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục ở bậc THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường. Các biện pháp đó là:

1/ Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học của học sinh bán trú ở trường THCS.

2/ Đổi mới công tác quản lí, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú.

3/ Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh ở các trường THCS có học sinh bán trú.

4/ Tăng cường quản lý các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh bán trú.

5/ Đổi mới quản lí kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú

6/ Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú.

92

Thực trạng quản lý giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú chịu ảnh hưởng của cả yếu tố chủ quan như năng lực quản lý của người Hiệu trưởng, năng lực của giáo viên và các yếu tố khách quan như đặc điểm tâm lý của học sinh bán trú, sự phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài trường trong công tác giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh.

Qua kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý và giáo viên đã cho thấy các biện pháp nêu trên đều được đánh giá là rất cần thiết, rất khả thi với một tỷ lệ cao. Tuy nhiên, để có được hiệu quả cao nhất thì các biện pháp này cần phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất với nhau; từ đó giúp đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường.

2. Khuyến nghị

Để các biện pháp quản lý hoạt động tự học được triển khai thực hiện một cách đầy đủ, nhanh chóng và thuận lợi nhất, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú, tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái

- Tăng cường thực hiện cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo cho các huyện, các trường vùng sâu vùng xa, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú.

- Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện dạy học... cho các nhà trường phổ thông dân tộc bán trú, trường có học sinh bán trú đảm bảo hoạt động dạy và học.

- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và cán bộ chuyên trách trong các trường có học sinh bán trú về: tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù; các hoạt động tự học; công tác học sinh nội trú, bán trú; đặc điểm tâm lí học sinh dân tộc thiểu số, văn hóa dân tộc…

93

- Tham mưu với UBND tỉnh Yên Bái để có chế độ hỗ trợ hợp lí cho cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường có học sinh bán trú và làm công tác quản lí, giáo dục học sinh bán trú.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo và UBND huyện Lục Yên

- Chủ động tham mưu với UBND huyện để xây dựng và ban hành các chính sách của địa phương về giáo dục dân tộc; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục vùng đặc biệt khó khăn.

- Thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo, trao đổi sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, tự học, kiểm tra đánh giá trong các trường có học sinh bán trú.

- UBND huyện có kế hoạch, chủ động bố trí, sắp xếp đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý các trường có học sinh bán trú cho phù hợp. Ưu tiên bổ sung giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có tâm huyết với giáo dục dân tộc cho các trường có học sinh bán trú.

- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên thường xuyên để giáo viên cập nhật những nội dung, nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động trải nghiệm,

- Tạo điều kiện cho CBQL có điều kiện tham quan học hỏi những đơn vị khác trong huyện, tỉnh nhằm nâng cao năng lực quản lý, kinh nghiệm quản lý, tổ chức các hoạt động tự học cho học sinh.

- Quan tâm đầu tư, hỗ trợ nâng cao đời sống, kinh tế xã hội cho bà con nhân dân đặc biệt là các xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Yên.

- Tham mưu với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh về chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, giáo viên các trường có học sinh bán trú.

2.3. Đối với các trường có học sinh bán trú cấp THCS trong huyện

- Tăng cường công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Từ đó, đề ra các giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Làm tốt công tác tuyên truyền để toàn xã hội quan tâm, chung tay với công tác giáo dục.

94

- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với đối tượng học sinh.

- Tiếp tục quan tâm giáo dục động cơ ý thức học tập cho học sinh ngay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 94 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)