Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục năng lực tự chủ,tự

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 42)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục năng lực tự chủ,tự

cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở

Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để điều chỉnh nhằm đảm bảo cho hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh đạt tới mục tiêu xác định. Hiệu trưởng trường bán trú THCS cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ. Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học của từng tổ, từng giáo viên; Theo dõi các hoạt động qua báo cáo của các tổ trưởng các tổ và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cũng như có hình thức khen thưởng, động viên. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú được thể hiện qua các công việc như:

- Xác định nội dung kiểm tra hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học của học sinh: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng, bài trước khi lên lớp; Kiểm tra giờ tự học, giờ lao động vệ sinh, giờ luyện tập thể thao, giờ chăm sóc vưởn rau, giờ vệ sinh khu vực chăn nuôi...Kiểm tra việc tuân thủ nội quy khu bán trú và thời gian biểu theo quy định; Kiểm tra vệ sinh phòng ở...

34

- Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra: Kiểm tra theo chuyên đề được xây dựng trong kế hoạch; Kiểm tra đột xuất; Kiểm tra hàng ngày.

- Phân công lực lượng kiểm tra hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú: Tổ quản sinh trực tiếp kiểm tra hàng ngày; Tổ quản lí bán trú thực hiện kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.

- Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học.

- Tiến hành đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch

- Theo dõi, giám sát trực tiếp hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú: Hiệu trưởng kiểm tra định kỳ, đột xuất quá trình thực hiện theo kế hoạch, áp dụng công nghệ thông tin vào việc theo dõi, giám sát trực tiếp quá trình giảng dạy.

- Đánh giá hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú thông qua nhận xét của cấp trên, qua các lực lượng giáo dục, qua học sinh và cha mẹ học sinh;

- Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời điều chỉnh giá hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học một cách có hiệu quả.

Như vậy, việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú là việc thường xuyên và có kế hoạch cụ thể. Tổ quản lí bán trú thường xuyên và định kỳ thực hiện công tác kiểm tra có thể kiểm tra đột xuất để có cách đánh giá chính xác tình hình, kết quả các hoạt động đã triển khai đồng thời để tham mưu với hiệu trưởng điều chỉnh kế hoạch và có các văn bản chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế.

Việc kiểm tra thường xuyên nhằm mục đích nắm tình hình, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế đã đề ra và để điều chỉnh kế hoạch, phương pháp thực hiện cho phù hợp.

35

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trƣờng trung học cơ sở

1.5.1. Các yếu tố khách quan

- Phong tục tập quán: Phong tục, tập quán là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi được xác lập nhằm củng cố những mẫu mực giao tiếp, ứng xử trong các cộng đồng con người, được hình thành qua quá trình lịch sử lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen trong lao động, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của các cộng đồng xã hội. Thói quen trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày như chào hỏi, vệ sinh cá nhân, sinh hoạt theo thời gian biểu hàng ngày của học sinh bán trú đều phải tập lại từ đầu để tạo thành thói quen sinh hoạt, nề nếp trong tập thể, đây là khó khăn lớp nhất đối với người làm công tác bán trú vì để tạo thành thói quen trong sinh hoạt cho học sinh việc rèn luyện phải thường xuyên và lặp đi, lặp lại và phải mất một thời gian dài trước khi hình thành thói quen cho học sinh.

- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Hiện nay nhiều gia đình coi nhẹ việc giáo dục các kỹ năng mềm cho học sinh, việc học của học sinh được coi là việc sáng các em đến trường và việc cuối năm các em được lên lớp do đó nhiều phụ huynh khi đưa con vào ở bán trú là phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường. Việc phối hợp giáo dục học sinh không được thường xuyên khi ở trường học sinh được giáo dục hình thành thói quen nhưng về nhà gia đình không tiếp tục giáo dục mà lại để con em mình sinh hoạt tùy tiện, không có giờ giấc dẫn đến việc học sinh bán trú khi nghỉ sẽ quên cách sinh hoạt đã được trang bị ở trường.

- Nhận thức của phụ huynh học sinh: Nhiều gia đình còn xem nhẹ công tác giáo dục năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh, phụ huynh học sinh chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt đó là con em mình đi học không phải nuôi, được nấu ăn, được gạo thừa mang về sau mỗi năm học, không phải trông con mà các thầy, cô giáo phải trông... do đó khó khăn khi nhà trường cần phối hợp để cùng giáo dục học sinh. Từ nhận thức của phụ huynh sẽ ảnh hưởng đến nhận thức

36

của học sinh từ đó học sinh cũng không xem trọng các biện pháp giáo dục được áp dụng, coi nhẹ việc học và rèn luyện các kỹ năng trong nhà trường.

- Chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện công tác bán trú: Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trường THCS có học sinh bán trú đã ngoài việc phải thực hiện chế độ làm việc theo quy định như giáo viên ở các trường khác họ còn phải tham gia trực, quản lý, giáo dục đối với học sinh bán trú trong trường do đó phải làm việc vất vả hơn rất nhiều so với giáo viên các trường không có học sinh bán trú, nếu được hưởng thêm phụ cấp sẽ ảnh hưởng tích cực đến tâm lí và động lực làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Tỉ lệ giáo viên của trường có học sinh bán trú: Đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉ lệ giáo viên là 2,2 người/lớp nhưng đối với các trường có học sinh bán trú tỉ lệ giáo viên là 1,9 người/lớp vì vậy khi phân công giáo viên làm công tác bán trú đồng nghĩa với việc họ làm vượt định mức lao động theo quy định do đó tỉ lệ giáo viên là rất quan trọng trong việc phân công, phân nhiệm của cán bộ quản lí nhà trường.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác bán trú: Đa số các trường phổ thông hiện nay đều không có được đầu tư để phục vụ chung cho công tác giáo dục không được đầu tư dành riêng cho việc phục vụ việc ăn, ở, sinh hoạt bán trú của học sinh do đó khi có học sinh bán trú ở trong trường nhà trường có thêm gánh nặng về cơ sở vật chất như: Sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh... đối với một lượng lớn học sinh ở trong trường. Đối với các trường có học sinh bán trú mà thực hiện việc học 2 buổi/ngày sẽ phải sử dụng chung cơ sở vật chất của học sinh toàn trường với học sinh bán trú, điều này gây ra nhiều hệ lụy và dẫn đến việc giáo dục không được thực hiện hiệu quả.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

- Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học

37

Hiệu quả của việc quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh bán trú ảnh hưởng nhiều bởi nhận thức và năng lực quản lí của người thực hiện.

+ Kinh nghiệm quản lý của cán bộ quản lí có ảnh hưởng lớn tới việc tổ chức hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú. Trong nhà trường phổ thông, có nhiều hoạt động giáo dục khác nhau, mỗi hoạt động lại có tính chất và yêu cầu riêng đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biết sắp xếp hợp lý, tổ chức hiệu quả các hoạt động. Muốn tổ chức và điều hành các hoạt động đó không phải chỉ dựa vào trình độ chuyên môn mà quan trọng hơn, người cán bộ quản lý phải biết huy động tất cả nguồn lực hiện có của bản thân và một trong các nguồn lực rất quan trọng là vốn kinh nghiệm quản lý, tổ chức, điều hành của họ.

+ Năng lực quản lý của cán bộ quản lý thể hiện trước hết ở khả năng xây dựng kế hoạch giáo dục cho nhà trường. Bản kế hoạch có thể coi là "giấy thông hành" vô cùng quan trọng để đi tới đích. Mỗi kế hoạch khi xây dựng cần tổ hợp các năng lực, kỹ năng khác nhau, các kỹ năng này không phải tự nhiên mà có, nó được hình thành thông qua hành động và bằng hành động. Hiệu quả của các kế hoạch khi triển khai, nó phụ thuộc vào năng lực của cán bộ quản lí. Hiện nay, nhiều cán bộ quản lý năng lực quản lý còn hạn chế nên cần phải tích cực, tự giác trau dồi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cho bản thân.

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở là hoạt động giáo dục đặc thù và đòi hỏi sự thường xuyên trong quá trình thực hiện do dó đòi hỏi khi thực hiện phải thường xuyên có sự điều chỉnh về kế hoạch sao cho có sự phù hợp nhất với từng thời điểm.

Giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú ở trường trung học cơ sở là quá trình hình thành ở học sinh bán trú khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ để làm chủ hành vi, suy nghĩ, tình cảm trong việc thực hiện

38

các nhiệm vụ học tập một cách chủ động, tự giác, hiệu quả bằng niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, những nét tính cách và hành vi, thói quen cư xử đúng đắn. Ở chương 1, tác giả đã đề cập đến tổng quan vấn đề nghiên cứu về giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh; Quản lý giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh; Các khái niệm cơ bản; Mục tiêu giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS; Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS; Nội dung quản lý giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS: Lập kế hoạch giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS, Tổ chưc thực hiện giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS, Chỉ đạo thực hiện giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS, Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở trường THCS một cách hiệu quả.

39

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC TỰ CHỦ, TỰ HỌC CHO HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƢỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

Từ khi thực hiện Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án rà soát, sắp xếp quy mô trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020 ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Lục Yên nói riêng đã có những thay đổi mang tính tích cực. Cụ thể trường lớp tập trung nên được tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất trở nên khang trang hơn, tỉ lệ kiên cố hóa trên địa bàn huyện Lục Yên đạt tỉ lệ 98%, trong tổng số 20 trường có học sinh bán trú trên địa bàn huyện có đến 12 trường được đầu tư mới về cơ sở vật chất gồm phòng ở, giường tầng; bếp ăn, bàn ghế, thiết bị nhà bếp với tổng vốn đầu tư lên đến 30 tỉ đồng. Tổng số học sinh bán trú được hưởng lợi từ chế độ của nhà nước lên đến 1005 em trong năm học 2020-2021 riêng cấp trung học cơ sở là 435 học sinh. Học sinh bán trú ở trong trường từ tiểu học đến trung học cơ sở của toàn huyện là 905 học sinh chiếm 90,1%, 100 học sinh ở bán trú ngoài trường chiếm tỉ lệ 9,9%. Tất cả các trường có học sinh bán trú đều hưởng chế độ như trường bình thường không có thêm phụ cấp, không được thêm con người nhưng khối lượng công việc và trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nặng nề hơn rất nhiều

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Đánh giá đúng thực trạng việc quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.

40

2.1.2. Khách thể khảo sát

Khảo sát bằng phiếu điều tra trên đối tượng cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về thực trạng hoạt độn giáo dục năng lực tự chủ và tự học; Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ,tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Phỏng vấn bằng phiếu với đối tượnghọc sinh và phụ huynh học sinh các trường có học sinh bán trú cấp trung học cơ sở về thực trạng giáo dục năng lực tự củ và tự học của học sinh; các yếu tố ảnh hưởng đến động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

2.1.4. Phương pháp khảo sát và xử lí kết quả

- Quan sát các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học của học sinh. - Nghiên cứu kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học của học sinh của ban giám hiệu, chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.

- Khảo sát bằng phiếu hỏi, trao đổi trò chuyện, phỏng vấn với Ban giám hiệu (BGH), giáo viên chủ nhiệm (GVCN), giáo viên bộ môn (GVBM), giáo viên học sinh (HS), phụ huynh học sinh(PHHS).

- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.

Chúng tôi quy ước điểm như sau: Không đồng ý, Không thường xuyên, Không hiệu quả, Không ảnh hưởng, Không khả thi, Không cấp thiết: 1 điểm.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)