8. Cấu trúc luận văn
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục năng lực tự chủ,tự học cho
sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở
Chức năng chỉ đạo trong quá trình quản lý giáo dục là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Trong quá trình tổ chức quản lý hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh bán trú, Hiệu trưởng thực hiện vai trò chỉ đạo của người quản lý. Chức năng chỉ đạo bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Trên cơ sở kế hoạch, các quyết định phân công nhiệm vụ đối với các tổ, nhóm, hiệu trưởng triển khai nhiệm vụ giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho các giáo viên trong trường.
- Đôn đốc giáo viên, động viên và kích thích các GV tích cực triển khai, duy trì các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh một cách thường xuyên, có hệ thống nhằm nâng cao năng lực tự chủ và tự học cho học sinh, đồng thời giúp giáo viên nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Giám sát hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học cho học sinh; đánh giá những kết quả đã đạt được và những khó khăn, hạn chế trong công tác giáo dục năng lực tự chủ và tự học của học sinh; có biện pháp sửa chữa những tồn tại một cách kịp thời; Phát huy vai trò của tổ trưởng các tổ trong việc giám sát các hoạt động giáo dục năng lực tự chủ và tự học của học sinh.
- Tổ chức tốt các hoạt động tự quản để phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của học sinh ở nội trú; Lập sơ đồ các phòng ở khu nội trú và lập sổ theo dõi học sinh nội trú, bán trú;
- Xây dựng tiêu chí thi đua và tổ chức thực hiện về bảo đảm vệ sinh môi trường, cảnh quan khu nội trú. Mỗi năm học tổ chức ít nhất 2 đợt thi đua xây
33
dựng phòng ở nội trú kiểu mẫu nhằm giáo dục học sinh nền nếp ăn ở, sinh hoạt ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội; phân công cán bộ trực khu nội trú để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội quy khu nội trú của học sinh và xử lý các vi phạm (nếu có);
- Bố trí hòm thư góp ý với Ban giám hiệu nhà trường, Ban quản lý học sinh tại khu ở nội trú để nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của học sinh. Tổng hợp ý kiến 1 lần/học kỳ, có biên bản ghi chép tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo để đảm bảo hiệu quả hơn.