Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố khách quan

- Phong tục tập quán: Phong tục, tập quán là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi được xác lập nhằm củng cố những mẫu mực giao tiếp, ứng xử trong các cộng đồng con người, được hình thành qua quá trình lịch sử lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành thói quen trong lao động, cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của các cộng đồng xã hội. Thói quen trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày như chào hỏi, vệ sinh cá nhân, sinh hoạt theo thời gian biểu hàng ngày của học sinh bán trú đều phải tập lại từ đầu để tạo thành thói quen sinh hoạt, nề nếp trong tập thể, đây là khó khăn lớp nhất đối với người làm công tác bán trú vì để tạo thành thói quen trong sinh hoạt cho học sinh việc rèn luyện phải thường xuyên và lặp đi, lặp lại và phải mất một thời gian dài trước khi hình thành thói quen cho học sinh.

- Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Hiện nay nhiều gia đình coi nhẹ việc giáo dục các kỹ năng mềm cho học sinh, việc học của học sinh được coi là việc sáng các em đến trường và việc cuối năm các em được lên lớp do đó nhiều phụ huynh khi đưa con vào ở bán trú là phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường. Việc phối hợp giáo dục học sinh không được thường xuyên khi ở trường học sinh được giáo dục hình thành thói quen nhưng về nhà gia đình không tiếp tục giáo dục mà lại để con em mình sinh hoạt tùy tiện, không có giờ giấc dẫn đến việc học sinh bán trú khi nghỉ sẽ quên cách sinh hoạt đã được trang bị ở trường.

- Nhận thức của phụ huynh học sinh: Nhiều gia đình còn xem nhẹ công tác giáo dục năng lực tự chủ, tự học đối với học sinh, phụ huynh học sinh chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt đó là con em mình đi học không phải nuôi, được nấu ăn, được gạo thừa mang về sau mỗi năm học, không phải trông con mà các thầy, cô giáo phải trông... do đó khó khăn khi nhà trường cần phối hợp để cùng giáo dục học sinh. Từ nhận thức của phụ huynh sẽ ảnh hưởng đến nhận thức

36

của học sinh từ đó học sinh cũng không xem trọng các biện pháp giáo dục được áp dụng, coi nhẹ việc học và rèn luyện các kỹ năng trong nhà trường.

- Chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên, nhân viên thực hiện công tác bán trú: Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên ở các trường THCS có học sinh bán trú đã ngoài việc phải thực hiện chế độ làm việc theo quy định như giáo viên ở các trường khác họ còn phải tham gia trực, quản lý, giáo dục đối với học sinh bán trú trong trường do đó phải làm việc vất vả hơn rất nhiều so với giáo viên các trường không có học sinh bán trú, nếu được hưởng thêm phụ cấp sẽ ảnh hưởng tích cực đến tâm lí và động lực làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

- Tỉ lệ giáo viên của trường có học sinh bán trú: Đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú tỉ lệ giáo viên là 2,2 người/lớp nhưng đối với các trường có học sinh bán trú tỉ lệ giáo viên là 1,9 người/lớp vì vậy khi phân công giáo viên làm công tác bán trú đồng nghĩa với việc họ làm vượt định mức lao động theo quy định do đó tỉ lệ giáo viên là rất quan trọng trong việc phân công, phân nhiệm của cán bộ quản lí nhà trường.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác bán trú: Đa số các trường phổ thông hiện nay đều không có được đầu tư để phục vụ chung cho công tác giáo dục không được đầu tư dành riêng cho việc phục vụ việc ăn, ở, sinh hoạt bán trú của học sinh do đó khi có học sinh bán trú ở trong trường nhà trường có thêm gánh nặng về cơ sở vật chất như: Sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh... đối với một lượng lớn học sinh ở trong trường. Đối với các trường có học sinh bán trú mà thực hiện việc học 2 buổi/ngày sẽ phải sử dụng chung cơ sở vật chất của học sinh toàn trường với học sinh bán trú, điều này gây ra nhiều hệ lụy và dẫn đến việc giáo dục không được thực hiện hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lí hoạt động giáo dục năng lực tự chủ, tự học cho học sinh bán trú ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)