Lý luận về quản lý giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT theo chƣơng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học phổ thông huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (Trang 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý luận về quản lý giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT theo chƣơng

trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.1. Vị trí và vai trò của hiệu trưởng trong quản lý hoạt động GDHN ở trường THPT

Hiệu trƣởng là ngƣời lãnh đạo, quản lý cao nhất trong nhà trƣờng. Vì vậy, hiệu trƣởng có vai trò quan trọng trong:

- Chỉ đạo xây dựng mục tiêu, chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp của nhà trƣờng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.

- Xây dựng, lãnh đạo đội ngũ giáo viên làm nhiệm vụ giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh.

- Tổ chức Triển khai và thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trƣờng liên quan đến hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh.

- Chỉ đạo thành lập Ban tƣ vấn nghề nghiệp, hƣớng nghiệp cho học sinh; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban hƣớng nghiệp.

- Quản lý giáo viên, nhân viên trực tiếp tham gia giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh.

- Phê duyệt và triển khai các kế hoạch hoạt động giáo dục hƣơng nghiệp cho học sinh.

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đối với giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp.

- Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác giáo dục hƣớng nghiệp cho CBQL và đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trƣờng.

31

1.4.2. Nội dung quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.2.1. Quản lý mục tiêu giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Mục tiêu giáo dục hƣớng nghiệp là thành tố quan trọng của quá trình giáo dục hƣơng nghiệp trong nhà trƣờng. Mỗi nhà trƣờng khi xây dựng chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp của trƣờng mình (thƣờng cụ thể thành kế hoạch giáo dục hƣớng nghiệp của nhà trƣờng) cần quan tâm xác định và trình bày mục tiêu giáo dục hƣớng nghiệp một cách cụ thể. Trong quản lý mục tiêu giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT, cán bộ quản lý mà trƣớc hết là hiệu trƣởng cần quan tâm:

+ Tổ chức phân tích chƣơng trình GDPT 2018, chƣơng trình giáo dục trải nghiệm, hƣớng nghiệp cấp THPT để xác định yêu cầu đối với GDHN cho học sinh.

+ Tổ chức phân tích bối cảnh xã hội, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và của huyện.

+ Tổ chức phân tích hệ thống ngành nghề và nhu cầu lao động các ngành nghề tại địa phƣơng.

+ Xây dựng mục tiêu giáo dục hƣớng nghiệp theo định hƣớng phát triển năng lực phù hợp với học sinh nhà trƣờng.

+ Chỉ đạo Ban hƣớng nghiệp, đội ngũ GV xác định các yêu cầu cụ thể cần đạt về năng lực định hƣớng nghề nghiệp của học sinh trong các hoạt động GDHN cho học sinh từng khối lớp.

+ Tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển năng lực định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh thông qua triển khai các nội dung, hình thức GDHN.

+ Giám sát, đánh giá và có sự điều chỉnh kịp thời trong quản lý hệ thống mục tiêu các hoạt động thành phần nhằm đạt tới mục tiêu chung của công tác GDHN.

+ Tổ chức phân tích chƣơng trình GDPT 2018, chƣơng trình giáo dục trải nghiệm, hƣớng nghiệp cấp THPT để xác định yêu cầu đối với GDHN cho học sinh.

1.4.2.2. Quản lý nội dung giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trên cơ sở mục tiêu giáo dục hƣớng nghiệp, nhà trƣờng tổ chức và hƣớng dẫn xây dựng, thiết kế nội dung giáo dục hƣớng nghiệp nhằm hiện thực hóa mục tiêu đã

32

xác định. Nội dung của hoạt động GDHN theo chƣơng trình GDTP 2018 đƣợc thể hiện ở hai cấp độ đó là nội dung khai quát và nội dung cụ thể. Do đó CBQL cần quan tâm quản lý một số khía cạnh sau:

Xây dựng/xác định nội dung GDHN cụ thể của từng khối, lớp. Nội dung đó cần đƣợc thể hiện cụ thể, tƣờng minh trong kế hoạch giáo dục hƣớng nghiệp của từng khối lớp.

Trên cơ sở đó, tổ chức triển khai các nội dung giáo dục hƣớng nghiệp cho từng khối lớp. Chỉ đạo bộ máy quản lý, cán bộ, giáo viên nhà trƣờng triển khai có hiệu quả các nội dung giáo dục hƣớng nghiệp cho các khối lớp.

Tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện các nội dung giáo dục hƣớng nghiệp cho từng khối lớp theo kế hoạch của nhà trƣờng.

Đối với nội dung giáo dục hƣớng nghiệp của từng khối lớp, nhà trƣờng cần quan tâm:

- Chỉ đạo xây dựng nội dung hƣớng nghiệp phù hợp nhằm phát triển năng lực định hƣớng nghề nghiệp cho HS. Trong kế hoạch dạy học thể hiện rõ mục tiêu cơ bản, mục tiêu chi tiết đƣợc phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trƣờng. Trên cơ sở kế hoạch giáo dục hƣớng nghiệp đƣợc tích hợp trong từng bộ môn các giáo viên tiến hành soạn giáo án, chuẩn bị các nội dung hƣớng nghiệp liên quan.

+ Tổ chức xây dựng nội dung hƣớng nghiệp gắn với lao động sản xuất tại địa phƣơng. Trong kế hoạch dạy Nghề cần căn cứ vào đối tƣợng học sinh, xu thế ngành nghề đồng thời căn cứ vào thực tế cơ sở vật chất nhà trƣờng, thực tế năng lực đội ngũ lựa chọn môn Nghề dạy cho phù hợp. Mỗi giáo viên đƣợc phân công giảng dạy môn Nghề cần bám vào phân phối chƣơng trình, kế hoạch dạy nghề của nhà trƣờng tự xây dựng cho mình kế hoạch dạy học cho phù hợp.

+ Xây dựng và duyệt các nội dung GDHN hƣớng nghiệp có tính hiện đại, cập nhật thông tin về thế giới nghề nghiệp, việc làm. Kế hoạch hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp phải làm rõ nội dung giáo dục hƣớng nghiệp, các phƣơng pháp giáo dục hƣớng nghiệp, kế hoạch nhân sự cho hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp và xác định các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính cần có cho công tác giáo dục hƣớng nghiệp.

33

+ Chỉ đạo xây dựng và duyệt nội dung GDHN theo chuyên đề, kế hoạch ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm theo chƣơng trình GDPT 2018.

+ Chỉ đạo, tổ chức xây dựng nội dung tích hợp giáo dục hƣớng nghiệp vào các môn văn hóa.

+ Tổ chức triển khai các nội dung hƣớng nghiệp đã phê duyệt.

+ Giám sát, đánh giá và điều chỉnh các nội dung trong quá trình triển khai

1.4.2.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Quản lý phƣơng pháp và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi ngƣời quản lý phải xác định và quán triệt đến giáo viên và các lực lƣợng giáo dục hƣớng nghiệp tinh thần của tiếp cận theo định hƣớng phát triển năng lực cho học sinh, phát huy vai trò tự chủ của nhà trƣờng, tăng cƣờng các hình thức trải nghiệm trong giáo dục. Theo đó, quản lý phƣơng pháp, hình thức giáo dục hƣớng đƣợc đòi hỏi sự định hƣớng, lựa chọn, sử dụng các phƣơng pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm học sinh nhà trƣờng, phát huy tính chủ động, tích cực của các em. Bên cạnh đó, phƣơng pháp và hình thức hƣớng nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế tại trƣờng, với tình hình cơ sở vật chất, con ngƣời của nhà trƣờng. CBQL cần quan tâm đến các công việc:

+ Quán triệt tinh thần đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức GDHN theo chƣơng trình GDPT 2018. Phƣơng pháp và hình thức tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp cần đƣợc hoạch định rõ ràng về triết lý, cách tiếp cận, phƣơng hƣớng vận dụng trong kế hoạch tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp của nhà trƣờng.

+ Xây dựng kế hoạch đổi mới phƣơng pháp, hình thức theo hƣớng tăng tính trải nghiệm, thể nghiệm, thực tế cơ sở. Trong quá trình tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp, ban giám hiệu nhà trƣờng cần tích cực truyền thông, phân công, hƣớng dẫn các lực lƣợng giáo dục đổi mới phƣơng pháp, hình thức trong công tác GDHN theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

+ Tổ chức đổi mới phƣơng pháp, hình thức theo hƣớng tăng tính trải nghiệm, thể nghiệm, thực tế cơ sở theo kế hoạch ở từng khối lớp. Các nhà quản lý cần phải chỉ đạo giáo viên và các lực lƣợng tham gia công tác GDHN vận dụng các phƣơng pháp,

34

triển khai các hình thức GDHN phù hợp với định hƣớng giáo dục của chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018. Chỉ đạo và hƣớng dẫn GV triển khai các hình thức giáo dục hƣớng nghiệp đa dạng, tăng tính trải nghiệm khám phá cho học sinh. Quan tâm đánh giá hiệu quả đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức GDHN theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

+ Giám sát, đánh giá hiệu quả đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức GDHN. Khâu kiểm tra, đánh giá hiệu quả phƣơng pháp, hình thức tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp cần đƣợc quan tâm và thực hiện thƣờng xuyên hoặc theo định kỳ. Ban giám hiệu nhà trƣờng cần thƣờng xuyên giám sát để có những hƣớng dẫn, điều chỉnh kịp thời. Trên cơ sở đó tổng kết, rút kinh nghiệm để lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng ngày càng tốt hơn.

Ngoài ra ngƣời quản lý cũng phải cập nhật tình hình xã hội, nắm đƣợc nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, của địa phƣơng để định hƣớng, khuyến khích hình thức tổ chức hƣớng nghiệp cho học sinh một cách hiệu quả nhất.

1.4.2.4. Quản lý, phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Công tác phối hợp các lực lƣợng cộng đồng trong công tác GDHN theo chƣơng trình GDPT 2018 là yêu cầu hết sức quan trọng. Mục tiêu nhằm: Tạo sự thống nhất các lực lƣợng về mục tiêu, nội dung, chƣơng trình GDHN cho học sinh các trƣờng THPT; Tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho học sinh các trƣờng THPT nâng cao nhận thức về thế giới nghề nghiệp, việc làm; hoạt động hƣớng nghiệp và GDHN; Phát huy đƣợc thế mạnh, huy động tối đa nguồn lực của từng lực lƣợng nhằm đạt mục tiêu GDHN cho học sinh các trƣờng THPT một cách hiệu quả nhất; Nâng cao trách nhiệm của các lực lƣợng trong việc GDHN cho học sinh các trƣờng THPT, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu của chƣơng trình GDPT 2018.

* Nội dung phối hợp:

+ Quán triệt GV, HS, các lực lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng nhận thức đƣợc vai trò và trách nhiệm tham gia GDHN. Nhà trƣờng phát huy vai trò chủ đạo, chủ động khuyến khích, phối hợp các lực lƣợng cộng đồng trong việc xác định mục tiêu,

35

nội dung, hình thức triển khai các hoạt động GDHN cho học sinh các trƣờng THPT; thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các thành phần xã hội trong đó có học sinh các trƣờng THPT về các vấn đề liên quan đến hƣớng nghiệp, GDHN và ý nghĩa của việc thực hiện hoạt động GDHN cho học sinh; tăng cƣờng các nguồn lực phục vụ quá trình tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh các trƣờng THPT;

+ Quán triệt GV, HS và các lực lƣợng khác trong trƣờng thực hiện nghiêm túc kế hoạch GDHN đã xây dựng. Xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp chặt chẽ các lực lƣợng với nhà trƣờng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN cho học sinh các trƣờng THPT theo năm, học kì, theo các chủ đề.

+ Khích lệ GV và các lực lƣợng khác trong trƣờng tích cực, sáng tạo trong hoạt động GDHN cho học sinh

+ Tổ chức bồi dƣỡng năng lực tổ chức và tham gia hoạt động giáo dục HN cho giáo viên và các lực lƣợng GD trong nhà trƣờng. Cử giáo viên tham gia bồi dƣỡng chủ động các phƣơng pháp, hình thức linh hoạt trong GDHN.

+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác và đánh giá hiệu quả hợp tác giữa nhà trƣờng với các lực lƣợng ngoài trƣờng trong GDHN. Phối hợp trong việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDHN cho học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn.

Phối hợp các lực lƣợng trong GDHN cho học sinh các trƣờng THPT là một quá trình hoạt động lâu dài và đƣợc tiến hành dƣới nhiều hình thức tổ chức tự nguyện hỗ trợ của các tổ chức- cá nhân; hợp tác hai bên cùng cộng đồng trách nhiệm và cùng có lợi; tham gia hội đồng hƣớng nghiệp địa phƣơng,…

1.4.2.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Việc kiểm tra, đánh giá công tác GDHN góp phần làm sáng tỏ mức độ đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc về các mục tiêu của GDHN, xác định những nguyên nhân ảnh hƣởng, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình tổ chức GDHN. Do đó, trong kiểm tra, đánh giá GDHN, quản lý nhà trƣờng cần quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDHN, thống nhất tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung đánh giá theo hƣớng phát triển năng lực học sinh; tổ chức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, khoa học, thu hút và huy động nhiều lực lƣợng tham gia kiểm tra, đánh giá kết

36

quả hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp; Phát huy vai trò tự kiểm tra, tự đánh giá của các chủ thể tham gia GDHN; Kết quả GDHN cần đƣợc công bố công khai làm cơ sở thúc đẩy GDHN của nhà trƣờng thích ứng với yêu cầu của chƣơng trình GDPT 2018. Các công việc mà CBQL cần thực hiện:

+ Quán triệt mục đích, nguyên tắc và yêu cầu kiếm tra, đánh giá hoạt động GDHN của nhà trƣờng

+ Xác định nội dung và thống nhất các chuẩn trong đánh giá kết quả của hoạt động GDHN của nhà trƣờng

+ Chỉ đạo phối hợp nhiều lực lƣợng tham gia kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN + Lựa chọn, phối hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN phù hợp + Công khai kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN, làm cơ sở rút kinh nghiệm làm tốt các hoạt động GDHN tiếp sau.

1.4.2.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Để thực hiện đƣợc mục tiêu của công tác GDHN theo chƣơng trình GDPT 2018 ngoài các yếu tố về con ngƣời, mục tiêu, nộ dung GDHN thì yếu tố về cơ sở vật (CSVC) chất phục vụ công tác GDHN cho học sinh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Nếu CSVC không đáp ứng đƣợc yêu cầu thì không đủ điều kiện đảm bảo chất lƣợng GDHN.

Quản lý CSVC, phƣơng tiện phục vụ GDHN cần lƣu ý: Thƣờng xuyên hoặc định kỳ rà soát, Có kế hoạch cân đối hợp lý, điều chỉnh, bổ sung về các trang thiết bị và cơ sở vật chất sao cho hợp lý để tổ chức tốt hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp tại nhà trƣờng. Có kế hoạch tài chính, xây dựng nguồn kinh phí phục vụ các hoạt động của công tác GDHN. Quản lý nhà trƣờng cần quan tâm đến yêu cầu ứng dụng rộng rãi các thiết bị hiện đại phục vụ ứng dụng CNTT trong GDHN, đáp ứng yêu cầu mới nhƣ tăng tính thể nghiệm, trải nghiệm, đáp ứng mô hình STEM, dự án trong GDHN cho học sinh THPT theo chƣơng trình GDPT 2018. Công việc của CBQL cần thực hiện là:

+ Chỉ đạo xây dựng và củng cố góc hƣớng nghiệp.

+ Xây dựng quy chế, quy định sử dụng và bảo quản thiết bị, đồ dùng, phƣơng tiện phục vụ GDHN.

37

+ Thƣờng xuyên kiểm tra để có kế hoạch mua sắm thiết bị kịp thời phục vụ HĐGDHN, dạy nghề.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 THPT theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

* Năng lực cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý là nhân tố quan trọng, then chốt, ảnh hƣởng đến kết quả tổ chức GDHN của nhà trƣờng. Để GDHN có chất lƣợng và hiệu quả, cán bộ cần nhận

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học phổ thông huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)