Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học phổ thông huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (Trang 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

* Nhận thức và sự phối hợp của phụ huynh học sinh

Sự phối hợp, quan tâm của phụ huynh đối với GDHN cho học sinh nhà trƣờng, phối hợp nhà trƣờng - gia đình góp phần tích cực trong việc xây dựng môi trƣờng GDHN, tạo sự thống nhất trong GDHN cho học sinh. Nếu phụ huynh chƣa có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình trong việc quản lý, giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh hiện nay thì đây là một rào cản đối với công tác GDHN của nhà trƣờng. Trong việc thực hiện chƣơng trình GDHN theo chƣơng trình GDPT 2018 cần thiết phải có sự phối hợp của gia đình, của phụ huynh học sinh trong công tác việc hỗ trợ, tƣ vấn hƣớng nghiệp, hợp tác cùng nhà trƣờng trong công tác xã hội hóa để thực hiện một số hoạt động trong công tác GDHN.

* Yếu tố tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Nguồn tài chính là một công cụ hữu hiệu để phát triển và đảm bảo chất lƣợng giáo dục đào tạo trong đó có hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp. Việc kinh phí đào tạo thấp, chƣa có quy chế, định mức rõ ràng ảnh hƣởng rất lớn đến việc quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp.

Cơ sở vật chất cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp. Khác với các môn văn hoá, giáo dục hƣớng nghiệp phải có thực hành mà phần thực hành đòi hỏi cơ sở vật chất phải đầy đủ. Chỉ khi có trang thiết bị đầy đủ thì các nội dung, chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp mới có thể thực hiện đƣợc đầy đủ và hiệu quả.

* Tác động của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Đổi mới giáo dục là một vấn đề hết sức cần thiết và theo quy luật phát triển của xã hội. Nó có tác động lớn đến giáo dục nói chung và GDHN nói riêng đƣợc thể hiện qua một số yếu tố dƣới đây:

Yêu cầu đẩy mạnh công tác phân luồng và định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông.

Yêu cầu GDHN phải thực tiễn, gắn chặt chẽ với tình hình phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu của thị trƣờng lao động, nhằm định hƣớng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động, phục vụ nhu cầu của địa phƣơng.

39

Mục tiêu phẩm chất và năng lực học sinh cần đạt của chƣơng trình GDPT 2018 nói chung và mục tiêu, nội dung chƣơng trình trải nghiệm, hƣớng nghiệp cho học sinh THPT theo chƣơng trình giáo dục 2018; các yêu cầu đảm bảo thực hiện chƣơng trình giáo dục 2018.

Những yếu tố đó đòi hỏi trƣờng phổ thông chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch GDHN, tập huấn bồi dƣỡng năng lực cho GV và các lực lƣợng giáo dục của nhà trƣờng; tổ chức cập nhật, biên soạn tài liệu và kế hoạch hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho từng khối lớp. Bên cạnh đó, cần triển khai mô hình giáo dục nhà trƣờng gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của địa phƣơng, mô hình phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong chƣơng trình hƣớng nghiệp; Ứng dụng mạnh mẽ nền tảng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục hƣớng nghiệp.

* Đặc điểm văn hóa và nhận thức của các tổ chức đoàn thể tại địa phương

Vấn đề về văn hóa và nhận thức của các tổ chức đoàn thể tại địa phƣơng có ảnh hƣởng lớn đến công tác định hƣớng nghề nghiệp. Nó đƣợc coi nhƣ là nền tảng của công tác giáo dục.

Trong công tác GDHN để đạt kết quả tốt cần có sự vào cuộc, sự phối hợp của các lực lƣợng cộng đồng. Nếu các lực lƣợng cộng đồng có nhận thức đúng đắn, có sự phối hợp tốt trong công tác GDHN thì sẽ có kết quả cao đem laij lợi ích thiết thực cho ngƣời học góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng.

* Xu hướng phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu ngành nghề tại địa phương

Xu hƣớng phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu ngành nghề tại địa phƣơng cùng với nhu cầu của thị trƣờng đối với lao động ảnh hƣởng đến công tác GDHN của nhà trƣờng. Đây là yếu tố bối cảnh, ảnh hƣởng đến nội dung giáo dục hƣớng nghiệp, xu hƣớng, sự quan tâm của học sinh, phụ huynh học sinh về thế giới nghề nghiệp, việc làm; ảnh hƣởng đến các điều kiện, nguồn lực, môi trƣờng tổ chức hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh. Vì vậy, yêu cầu khảo sát đánh giá nhu cầu của thị trƣờng từ đó các nhà quản lý lấy cơ sở xậy dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng là cần thiết.. Xuất phát từ cơ cấu ngành nghề tại địa phƣơng, học sinh đã đƣợc nhà trƣờng phổ thông định hƣớng trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp gắn liền với đặc điểm xã hội của địa phƣơng nhƣ: học nghề phổ thông, chƣơng trình GDHN, NGLL, học tập gắn với sản xuất kinh doanh. Ở những khu vực vùng sâu, vùng khó, vấn đề phát triển các nội dung hƣớng nghiệp, thiết kế các trải nghiệm đa dạng nghề cho học sinh cũng sẽ có những khó khăn khách quan.

40

Kết luận chƣơng 1

Để có nguồn lực lao động dồi dào, có năng lực, năng động, sáng tạo trong tƣơng lai thì giáo dục hƣớng nghiệp trong các trƣờng THPT có vai trò rất quan trọng vì nó góp phần phân luồng học sinh, tạo ra sự cân bằng trong phân công lao động xã hội, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ nhƣ hiện nay. Trên cơ sở làm rõ nội hàm của các khái niệm cơ bản: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, hƣớng nghiệp, giáo dục hƣớng nghiệp, quản lý giáo dục hƣớng nghiệp theo chƣơng trình GDPT 2018 luận văn đã phân tích lý luận về giáo dục hƣớng nghiệp: làm rõ ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ, tính chất, nội dung và các hình thức giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT.

Quản lý giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT tập trung vào quản lý các thành tố cấu trúc của quá trình: quản lý mục tiêu, nội dung, quản lý sử dụng phƣơng pháp, hình thức tổ chức GDHN; quản lý kiểm tra, đánh giá GDHN; quản lý cơ sở vật chất và các lực lƣợng tham gia GDHN cho học sinh nhà trƣờng. Quản lý giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT theo chƣơng trình GDPT 2018 chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố chủ quan (năng lực cán bộ quản lý, năng lực GDHN của GV, đặc điểm học sinh) và yếu tố khách quan (Nhận thức và sự phối hợp của phụ huynh học sinh; Yếu tố tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp; Tác động của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Đặc điểm văn hóa và nhận thức của các tổ chức đoàn thể tại địa phương; Xu hướng phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu ngành nghề tại địa phương)

Những nội dung cơ bản trong khung lý luận sẽ là căn cứ khoa học quan trọng để tìm hiểu, đánh giá thực trạng ở chƣơng 2.

41

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP

CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN NẬM NHÙN, TỈNH LAI CHÂU THEO CHƢƠNG TRÌNH

GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu Lai Châu

Huyện Nậm Nhùn đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 71/NQ-CP, ngày 02/11/2012 của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính, diện tích, nhân khẩu của huyện Mƣờng Tè và huyện Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu.

Về Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Nậm Nhùn là một huyện biên giới, phía Tây Bắc của Tổ quốc, tổng diện tích tự nhiên là 1.388,08 km2. Huyện có địa bàn rộng, có nhiều núi cao, trung bình khoảng 1.000m so với mực nƣớc biển; địa hình dốc từ Tây sang Đông, nhiều khe suối, chảy vào 2 sông lớn là sông Đà và sông Nậm Na; thời tiết diễn biến phức tạp, chia thành 2 mùa rõ dệt là mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau); giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.

Về đơn vị hành chính và dân cư, huyện Nậm Nhùn có 11 đơn vị hành chính, gồm: Thị trấn Nậm Nhùn, xã Hua Bum, Mƣờng Mô, Nậm Chà, Nậm Hàng, Nậm Manh, Pú Đao, Lê Lợi, Nậm Pì, Nậm Ban, Trung Chải. Địa giới hành chính của huyện: phía Đông giáp huyện Sìn Hồ; phía Tây giáp huyện Mƣờng Nhé (tỉnh Điện Biên); phía Nam giáp thị xã Mƣờng Lay (tỉnh Điện Biên); phía Bắc giáp huyện Mƣờng Tè và nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.Huyện có 70 bản, với 11 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, gồm các dân tộc sau: Thái, Hoa, Kinh, Khơ Mú, Dao, Mông, Mảng, Hà Nhì, Cống, Tày, Mƣờng; Toàn huyện có tổng số 4.228 hộ; 24.165 nhân khẩu. Trong đó có 2.044 hộ, với 10.291 nhân khẩu thuộc diện hộ nghèo, chiếm 48,3%.

Về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội: Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu đƣợc thể hiện qua một số nội dung dƣới đây:

42

Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn ƣớc đạt 5,32%; cơ cấu kinh tế các ngành, lĩnh vực; nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ 25,17%; Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ lệ: 39,31%; dịch vụ chiếm tỉ lệ 35,42%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 25,2 triệu đồng/ ngƣời/ năm, tăng 4,2 triệu đồng so với cùng kì năm trƣớc, đạt 103% kế hoạch đề ra.

Về tình hình văn hóa - xã hội

Các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới đƣợc quan tâm triển khai thực hiện theo đúng quy định. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động cho nhân dân.

Đƣợc sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc, sự nỗ lực của ngành giáo dục địa phƣơng, trong những năm gần đây huyện duy trì và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục ở các cấp học. Kết quả là chất lƣợng giáo dục đƣợc cải thiện; tỉ lệ học sinh khá, giỏi đều tăng so với năm học trƣớc; đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học tiếp tục đƣợc đầu tƣ; các cơ chế chính sách đối với học sinh đƣợc quan tâm thực hiện.Công tác đổi mới giáo dục và thực hiện chƣơng trình GDPT năm 2018 đã đƣợc các cấp lãnh đạo huyện quan tâm chỉ đạo thông qua phòng GD&ĐT huyện. Đã triển khai đồng bộ công tác tập huấn chƣơng trình GDPT 2018 đại trà cho toàn thể CBQL,GV.

Với điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện nhƣ hiện nay công tác giáo dục hƣớng nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho địa bàn huyện chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hóa sẵn sàng đóng góp cho phát triển các ngành nghề, lĩnh vực của huyện trong thời gian tới. Đồng thời đó cũng là nguồn nhân lực thích ứng với biến đổi mà toàn cầu hóa và chính sách quốc gia về nhân lực có sự thay đổi lớn về chất.

2.1.2. Giới thiệu về giáo dục THPT tại Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

* Các trường THPT huyện Nậm Nhùn

Huyện Nậm Nhùn có 02 trƣờng THPT: trƣờng THPT Nậm Nhùn và trƣờng Dân tộc Nội trú THPT Nậm Nhùn. Các trƣờng luôn nhận đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, Sở Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, trong những năm gần đây các đơn vị luôn nhân đƣợc sự đầu tƣ về trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất do đó các trƣờng đều có khuôn viên rộng rãi, cơ sở vật chất khang trang, có đầy đủ các phòng chức năng, phòng thực hành, thí nghiệm, có nhà đa năng, sân chơi, bãi tập đảm bảo.

43

- Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn đào tạo trở lên, trên chuẩn 3%. Kết quả đánh giá xếp loại viên chức, giáo viên hàng năm 100% giáo viên đạt yêu cầu trở lên. Đa số CBQL,GV nhiệt tình tâm huyết với nghề; Các tổ chức trong nhà trƣờng nhƣ Chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, Ban đại diện phụ huynh học sinh, Chi hội khuyến học, Chi hội chữ thập đỏ, Ban tƣ vấn hƣớng nghiệp… hoạt động tích cực góp phần vào thành công chung của mỗi nhà trƣờng. Tuy nhiên đội ngũ CBQL, GV các trƣờng THPT trên địa bàn huyện trong những năm gần đây còn thiếu về số lƣợng, cá biệt có những môn thiếu trầm trọng nhƣ môn: Tiếng Anh, Hóa học, GDCD. Hiện tại năm học 2020-2021 cả hai trƣờng THPT trên địa bàn có 14 giáo viên hợp đồng ngắn hạn và tăng cƣờng từ các đơn vị khác đến.

* Số lượng cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên các trường THPT huyện Nậm Nhùn

Theo số liệu báo cáo số 48/BC-THPT ngày 01 tháng 04 năm 2021 và báo cáo số 30/BC-DTNT THPT ngày 22 tháng 3 năm 2021 của trƣờng THPT và trƣờng DTNT THPT huyện Nậm Nhùn số lƣợng cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên các trƣờng THPT huyện Nậm Nhùn các năm học đƣợc thể hiện ở bảng 2.1 dƣới đây:

Bảng 2.1.Thống kê số lƣợng cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên các trƣờng THPT huyện Nậm Nhùn các năm học

STT Năm học Tên trƣờng CBQL Giáo

viên Nhân viên 1 2018-2019 THPT Nậm Nhùn 2 19 7 DTNT THPT Nậm nhùn 3 23 11 2 2019-2020 THPT Nậm Nhùn 2 15 7 DTNT THPT Nậm nhùn 2 17 10 3 2020-2021 THPT Nậm Nhùn 2 20 6 DTNT THPT Nậm nhùn 2 18 10

Qua biểu số lƣợng CBQL, giáo viên chúng ta nhận thấy số lƣợng đội ngũ không ổn định, còn thiếu cả về CBQL và giáo viên.

* Số lớp và học sinh các trường THPT huyện Nậm Nhùn

Theo số liệu báo cáo số 48/BC-THPT ngày 01 tháng 04 năm 2021 và báo cáo số 30/BC-DTNT THPT ngày 22 tháng 3 năm 2021 của trƣờng THPT và trƣờng

44

DTNT THPT huyện Nậm Nhùn số lƣợng lớp học và học sinh các trƣờng THPT huyện Nậm Nhùn các năm học đƣợc thể hiện ở bảng 2.2 dƣới đây:

Bảng 2.2. Quy mô số lớp, số học sinh của các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu Trƣờng Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Năm học 2020-2021 Tổng số lớp Tổng số học sinh Tổng số lớp Tổng số học sinh Tổng số lớp Tổng số học sinh Trƣờng THPT 10 300 10 353 11 412 Trƣờng DTNT THPT 9 289 9 292 9 298 Tổng số 19 589 19 645 20 710

Từ bảng số liệu trên nhận thấy trong những năm gần đây số lƣợng học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn huyện liên lục tăng. Từ đó nhận thấy nhận thức về ý nghĩa của việc học đã đƣợc phụ huynh và học sinh quan tâm hơn.

Bảng 2.3. Bảng đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh của các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

Năm học Hạnh kiểm Trƣờng THPT Trƣờng DTNT THP Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Năm học 2018-2019 Tốt 187 62,4 173 60 Khá 94 31,3 101 35 TB 16 5,3 12 4,2 Yếu 3 1 5 0,8 Năm học 2019-2020 Tốt 216 61,26 189 64,7 Khá 117 33,1 91 31,2 TB 17 4,8 10 3,4 Yếu 3 0,84 2 0,7 Năm học 2020-2021 (Học kỳ I) Tốt 280 68 196 66 Khá 110 26,7 91 30,5 TB 18 4,4 9 3 Yếu 4 0,9 2 0,5

45

Trong các năm học vừa qua ý thức rèn luyện và tu dƣỡng đạo đức của các em học sinh ngày một tốt hơn, biểu hiện là tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu giảm dần qua hàng năm.

Bảng 2.4. Bảng đánh giá, xếp loại học lực học sinh của các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

Năm học Học lực Trƣờng THPT Trƣờng DTNT THP Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Năm học 2018-2019 Giỏi 3 1 2 0,7 Khá 82 27,3 143 49,5 TB 211 70,3 140 48,4 Yếu 4 1,4 4 1,4

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học phổ thông huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)