Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học phổ thông huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (Trang 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh các trƣờng THPT huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu theo chƣơng trình GDPT 2018

- Thực trạng quản lý giáo dục hƣớng nghiệp hƣớng nghiệp theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018.

2.2.3. Quy mô mẫu khảo sát

Đối tƣợng khảo sát: Ban giám hiệu nhà trƣờng, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh 2 trƣờng THPT Nậm Nhùn và trƣờng DTNT THPT Nậm Nhùn.

Quy mô mẫu khảo sát:

Khảo sát đƣợc thực hiện thông qua trả lời phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh với quy mô mẫu khảo sát: 44 CBQL và giáo viên, nhân viên nhà trƣờng; 150 học sinh khối 11 và khối 12, 15 phụ huynh của các trƣờng.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra

Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành nhằm thu thập thông tin đánh giá của CBQL, GV, nhân viên các trƣờng THPT, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu để đánh giá thực trạng giáo dục hƣớng nghiệp và thực trạng quản lý giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh cấp THPT tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018

Tác giả thực hiện xây dựng mẫu phiếu điều tra viết dành cho CBQL, GV và học sinh về hoạt động hƣớng nghiệp và quản lý hoạt động hƣớng nghiệp theo chƣơng trình GDPT 2018.

Phƣơng pháp thực hiện: Tổ chức phát phiếu điều tra cho cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh nhằm thu thông tin đánh giá các nội dung liên quan đến hoạt động hƣớng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018 tại các trƣờng khảo sát.

* Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác quản lý GDHN cho học sinh theo chƣơng trình GDPT 2018.

Cách thức thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp với một số CBQL, GV, phụ huynh và học sinh 02 trƣờng THPT trên đại bàn huyện Nậm Nhùn.

47

2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát

Tiến hành thống kê, tổng hợp các số liệu, xây dựng thành các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ phục vụ cho việc phân tích, đối chiếu, so sánh.

Xây dựng các bảng số liệu, xử lý kết quả điểm bằng toán thống kê. Từ phân tích, đối chiếu, so sánh các kết quả định lƣợng để rút ra các nhận xét, kết luận định tính.

Công cụ để xử lý số liệu trong nghiên cứu thực trạng của luận văn này là

phương pháp tính phân trăm theo công thức:

Trong đó:

- a là số lƣợng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt đƣợc của mỗi tiêu chí tƣơng ứng mỗi mức độ cần đánh giá.

- b tổng số phiếu đƣợc phát ra.

Sử dụng phƣơng pháp tính giá trị trung bình có trọng số theo công thức:

j X =     n i i n i i f x f i 1 1 Trong đó: - j là tiêu chí cần đánh giá;

- x1, x2,..., xncác mức độ đƣợc đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh giá (có

n mức độ đƣợc đánh giá, trong trƣờng hợp này n = 3);

- f1, f2,...,fn là số lƣợng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt đƣợc của mỗi tiêu chí tƣơng ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2,..., xn ); Xj là giá trị trung bình.

Phiếu khảo sát đƣợc thiết kế theo 03 phƣơng án lựa chọn và mức điểm tƣơng ứng:

Tốt/Rất ảnh hƣởng = 3 điểm

Bình thƣờng/ ít ảnh hƣởng = 2 điểm Chƣa tốt/ không ảnh hƣởng = 1 điểm

Dựa trên điểm số thu đƣợc của mỗi nội dung, tính điểm trung bình cho từng nội dung đó. Giá trị khoảng cách giữa các mức đƣợc tính theo phƣơng án: (3-1)/3 = 0,67, ý nghĩa nhƣ sau:

48 từ 1 điểm-1,67 điểm: Chƣa tốt

từ 1,68 - 2,34: Bình thƣờng

từ 2,35 - 3,00: Tốt

2.3. Thực trạng giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT tại huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Thực hiện khảo sát đánh giá của 44 CBQL, GV về thực trạng thực hiện mục tiêu GDHN cho học sinh, kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng mục tiêu của giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh các trƣờng THPT huyện Nậm Nhùn,

tỉnh Lai Châu STT Mục tiêu Đối tƣợng KS Mức độ thực hiện Điểm trung bình Tốt BT Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Phát triển năng lực nhận thức về thế giới nghề nghiệp, việc làm cho học sinh CBQL, GV 18 40,91 25 56,82 1 2,27 2.39 HS 38 25,33 67 44,67 45 30,00 1.95 2 Phát triển năng lực nhận thức về bản thân, đánh giá sự phù hợp của bản thân với yêu cầu lao động của một số nghề cụ thể trong thế giới nghề nghiệp CBQL, GV 15 34,09 22 50,00 7 15,91 2.18 HS 40 26,67 75 50,00 35 23,33 2.03 3

Phát triển năng lực xây dựng kế hoạch học tập theo định hƣớng nghề nghiệp của cá nhân, ra quyết định liên quan đến chọn nghề hoặc học tập hƣớng nghiệp một cách phù hợp. CBQL, GV 12 27,27 22 50,00 10 22,73 2.05 HS 29 19,33 79 52,67 42 28,00 1.91

Đối với ý kiến của CBQL, GV: Từ kết quả thu đƣợc nhƣ trên cho thấy, điểm đánh giá mục tiêu giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh dao động từ 2.05 điểm đến

49

2.39 điểm, trong đó mục tiêu “Phát triển năng lực nhận thức về thế giới nghề nghiệp, việc làm cho học sinh” đƣợc đánh giá cao hơn so với các mục tiêu phát triển năng lực đánh giá sự phù hợp của bản thân với yêu cầu nghề và năng lực ra quyết định lựa chọn và kế hoạch học tập nhằm hiện thực hóa định hƣớng nghề nghiệp của cá nhân, trong đó có 40,91% ý kiến đánh giá tốt và 56,82% ý kiến là bình thƣờng. Phỏng vấn hiệu trƣởng của các trƣờng, thông tin đƣợc chia sẻ là các nhà trƣờng đã có sự đổi mới giáo dục hƣớng nghiệp nhà trƣờng để tiếp cận dần với chƣơng trình GDPT 2018, cụ thể: đổi mới các hình thức dạy, học và tuyên truyền về công tác GDHN; Xây dựng các kế hoạch phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp; thực hiện các văn bản chỉ đạo hƣớng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT Lai Châu. Trao đổi với một số GV, các thầy cô cho biết GDHN nhằm mục đích giúp cho học sinh chủ động, phát triển năng lực định hƣớng nghề nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp dựa trên cơ sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trƣờng lao động cũng nhƣ năng lực, sở trƣờng, sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, một bộ phận học sinh vẫn chọn theo bạn bè, theo ý thích chủ quan, thiếu sự phân tích một cách khoa học.

Đối với ý kiến của HS: Kết quả khảo sát trên cho thấy, HS đánh giá chƣa cao về thực trạng thực hiện mục tiêu GDHN của nhà trƣờng nhiều ý kiến đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu GDHN ở mức bình thƣờng hoặc chƣa tốt. Điểm trung bình các mục tiêu GDHN dao động từ 1.91 điểm đến 2.03 điểm. Trong đó, mục tiêu để HS ra quyết định chọn nghề, học nghề phù hợp có điểm đánh giá thấp nhất là 1.91 điểm.

Phỏng vấn phụ huynh học sinh, thông tin thu đƣợc là: Học sinh đƣợc cung cấp kiến thức, thông tin về thế giới nghề nghiệp trong nƣớc và địa phƣơng, nhƣng thông tin chi tiết về nhu cầu lao động các ngành nghề ở địa phƣơng hoặc yêu cầu đối với lao động ở những ngành nghề cụ thể gắn với địa phƣơng chƣa đáp ứng nhu cầu của bản thân học sinh và gia đình. (ý kiến phụ huynh 1, phụ huynh 4, phụ huynh 5). Nhà trƣờng chủ yếu tập trung cung cấp thông tin, chƣa tập trung mục tiêu phát triển tình cảm, cảm xúc tích cực với phát triển các ngành nghề tại địa phƣơng hoặc những nghề hiện đại, khơi gợi sự quan tâm của HS với quê hƣơng. (Ý kiến 1,2,3,7,8). Về hình thức giáo dục hƣớng nghiệp, học sinh chỉ đƣợc giáo dục hƣớng nghiệp trong phòng học với hình thức lên lớp của giáo viên là chủ yếu. Thời gian đƣợc giáo dục hƣớng nghiệp đúng nghĩa, chuyên biệt còn ít. (phụ huynh 2, 4,5,7,8).

50

Kết quả khảo sát và phỏng vấn CBQL, GV; phụ huynh, học sinh cho thấy, nhà trƣờng cần tiếp tục nghiên cứu, huy động các nguồn lực để cải thiện hiệu quả, nâng cao chất lƣợng mục tiêu giáo dục HN trong nhà trƣờng.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng nội dung giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh

STT Nội dung Đối tƣợng KS Mức độ thực hiện (n=44) Điểm trung bình Tốt BT Chƣa tốt SL % SL % SL % 1

Giới thiệu cơ sở khoa học chọn nghề phù hợp, tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, thị trƣờng lao động, việc làm trong xã hội hiện nay.

CBQL,

GV 16 36,36 25 56,82 3 6,82 2.30 HS 49 32,67 83 55,33 18 12,00 2.21

2

Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Lai Châu nói chung và Nậm Nhùn nói riêng

CBQL,

GV 11 25,00 24 54,55 9 20,45 2.05 HS 34 22,67 96 64,00 20 13,33 2.09

3

Hƣớng dẫn cho học sinh phƣơng pháp tìm hiểu, phân tích yêu cầu nghề, đối chiếu và đánh giá năng lực của bản thân với yêu cầu nghề

CBQL,

GV 11 25,00 22 50,00 11 25,00 2.00 HS 45 30,00 89 59,33 16 10,67 2.19

4

Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề cụ thể, trải nghiệm yêu cầu một số nghề

CBQL,

GV 13 29,55 24 54,55 7 15,91 2.14 HS 22 14,67 102 68,00 26 17,33 1.97

5

Giới thiệu hệ thống trƣờng đào tạo các trình độ ĐH, CĐ, cơ sở đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, của tỉnh Lai Châu và của huyện Nậm Nhùn

CBQL, GV 25 56,82 16 36,36 3 6,82 2.50 HS 81 54,00 56 37,33 13 8,67 2.45 6 Hƣớng dẫn HS ra quyết định chọn nghề/hƣớng học tập tiếp theo và lập kế hoạch học tập theo định hƣớng nghề nghiệp đã chọn CBQL, GV 11 25,00 23 52,27 10 22,73 2.02 HS 28 18,67 89 59,33 33 22,00 1.97

Đối với ý kiến của CBQL, GV: Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung GDHN đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH tại địa phƣơng có sự khác nhau. Điểm đánh giá mức độ thực hiện các nội dung giáo dục chƣa cao, dao động từ

51

2.0 đến 2.5 điểm, chủ yếu điểm các nội dung đƣợc đánh giá đạt mức trung bình. Trong đó, các nội dung “Ý nghĩa, cơ sở khoa học của việc chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng”; “Giới thiệu hệ thống trƣờng đào tạo các trình độ ĐH, CĐ, cơ sở đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Lai Châu và huyện Nậm Nhùn” đƣợc đánh giá thực hiện tốt hơn các nội dung còn lại. Phỏng vấn giáo viên, thông tin cho thấy lãnh đạo các nhà trƣờng đã chỉ đạo gắn kết nội dung GDHN cho học sinh với đặc điểm tình hình địa phƣơng. Tuy nhiên, nhà trƣờng chƣa có những phân tích cụ thể về thị trƣờng lao động hoặc yêu cầu về lao động các ngành nghề theo quy hoạch kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Vì vậy, những thông tin về định hƣớng phát triển KTXH của tỉnh và của huyện chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Thông tin chủ yếu đƣợc đƣa vào trong GDHN là thông tin về cơ cấu kinh tế của huyện đƣợc khẳng định trong nghị quyết của Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng. Từ đó các trƣờng cũng quan tâm giới thiệu cho học sinh các trƣờng đào tạo các ngành nghề phù hợp để phục vụ nhu cầu nhân lực phát triển cơ cấu kinh tế mà huyện đã đề ra. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là nội dung đƣợc các nhà trƣờng quan tâm trong GDHN cho học sinh. Đây là nội dung thể hiện tính gắn kết với địa phƣơng đƣợc các trƣờng tổ chức cho học sinh tìm hiểu và thực tế hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây công nghiệp trong GDHN cho học sinh các trƣờng. Tuy vậy, khi nghiên cứu nội dung GDHN của các nhà trƣờng, thông tin cho thấy nhiều ƣu thế về phát triển ngành nghề địa phƣơng chƣa đƣợc chƣa đƣợc khắc họa rõ nét. Xu thế phát triển của thị trƣờng lao động, chính sách ƣu tiên cho ngƣời lao động các ngành nghề ở địa phƣơng chƣa đƣợc thông tin rõ ràng đến cho học sinh. Những vấn đề liên quan khác gắn với địa bàn huyện nhƣ nhu cầu phát triển các doanh nghiệp; khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện; khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực du lịch sinh thái, khai thác các điểm du lịch sẵn có gắn với phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch thân thiện với môi trƣờng chƣa đƣợc đề cập đến trong các hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp cho HS. Tuy vậy, trong nội dung GDHN cho học sinh các trƣờng chƣa dành thời lƣợng xứng đáng để giới thiệu về ngƣời lao động, hệ thống ngành nghề, thị trƣờng lao động của địa phƣơng.

52

Đối với ý kiến HS: Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy, đánh giá của học sinh về thực trạng kết quả tổ chức các nội dung GDHN chƣa cao. Điểm đánh giá dao động từ 1.97 điểm đến 2.45 điểm. Trong đó nội dung “Giới thiệu hệ thống trƣờng đào tạo các trình độ ĐH, CĐ, cơ sở đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh tỉnh Lai Châu và của huyện Nậm Nhùn” đƣợc đánh giá thực hiện tốt cao hơn các nội dung còn lại. Nội dung “Tƣ vấn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ dự thi các trƣờng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế tại địa phƣơng” có kết quả đánh giá thực hiện mức độ thấp nhất với 1.97 điểm (có 18,67% đánh giá là tốt; 59,33% ý kiến là BT; 22% là chƣa tốt). Trong khi đó, các nội dung giáo dục về cung cấp thông tin các ngành nghề, về nhu cầu kinh tế xã hội địa phƣơng, về phân tích nghề, tìm sự phù hợp giữa xu hƣớng, sở thích cá nhân với các nghề tại địa phƣơng chỉ đƣợc đánh giá mức độ thực hiện bình thƣờng.

Phỏng vấn phụ huynh, thông tin thu đƣợc cho thấy phụ huynh chia sẻ mong muốn nhà trƣờng nên có những phân tích và giới thiệu sâu về các ngành nghề có xu hƣớng phát triển, dự báo số lƣợng lao động, nhu cầu tuyển dụng cần tại địa phƣơng cả với khu vực kinh tế tƣ nhân và các cơ quan nhà nƣớc ở Nậm Nhùn và tỉnh Lai Châu. (theo ý kiến phụ huynh 2, 4, 5,6,9,12). Một số phụ huynh đánh giá nhà trƣờng chƣa thực sự đầu tƣ sâu cho các nội dung GDHN theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội gắn với địa phƣơng, hay xu thế phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh hiện đại mà chỉ có các nội dung sơ đẳng, khái quát về hƣớng nghiệp. Ví dụ: Với Nậm Nhùn là một huyện khó khăn tuy nhiên cũng có một số ngành nghề đặc thù của địa phƣơng nhƣ: công nhân, kỹ sƣ Nhà máy thủy điện Lai Châu, nghề nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng; mô hình chăn nuôi đàn gia súc. Những thông tin này cần đƣợc đƣa vào nội dung giáo dục hƣớng nghiệp gắn với địa phƣơng. Hiện nay, các trƣờng chủ yếu tập trung dạy văn hóa, kiến thức để học sinh lo thi tốt nghiệp và hƣớng đến bồi dƣỡng kiến thức để học sinh đủ điểm xét đại học. (ý kiến phụ huynh 2, 4, 7,10, 11, 14, 12). Một số chia sẻ của phụ huynh cho rằng, nhà trƣờng muốn thực hiện tốt GDHN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì cần quan tâm thƣờng xuyên tích hợp, hƣớng sự quan tâm của học sinh đến GD lịch sử địa phƣơng, truyền thống tốt đẹp của địa

53

phƣơng, những thay đổi lớn về kinh tế xã hội địa phƣơng, cập nhật những nghề mới trong xã hội. Đặc biệt biết dẫn dắt, giúp học sinh hình thành viễn cảnh tƣơng lai về xây dựng quê hƣơng giàu đẹp hơn, phát triển bền vững hơn (ý kiến phụ huynh 1,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học phổ thông huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)