8. Cấu trúc luận văn
3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ
Tính đồng bộ là một trong những yếu tố quan trong quản lý, các biện pháp quản lý giáo dục đều có những ƣu điểm, những hạn chế tùy theo hoàn cảnh khác nhau mà biện pháp này có thể hữu hiệu hơn hay giảm hiệu quả hơn biện pháp kia. Do đó để đạt đƣợc mục tiêu, trong quản lý cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, để các biện pháp đó có thể bổ sung các ƣu điểm cho nhau. Trong công tác quản lý giáo dục hƣớng nghiệp theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 càng cần thiết điều này. Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp quản lý GDHN cần phải hƣớng đến
79
mục tiêu đổi mới giáo dục hƣớng nghiệp theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018. Đảm bảo thực hiện theo chƣơng trình giáo dục phổ thông 2018 ở tất cả các nội dung, từ mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh nhà trƣờng. Do vậy, các biện pháp đề xuất hƣớng đến luôn hỗ trợ cho nhau để triển khai giáo dục hƣớng nghiệp đạt chất lƣợng và hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu của chƣơng trình mới. Các biện pháp quản lý về thực chất là một hệ thống chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tƣơng tác, gắn bó hữu cơ với nhau: Vì thế một biện pháp quản lý cụ thể không thể cùng một lúc tác động hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong hệ thống quản lý. Do đối tƣợng QLGD là con ngƣời, là sự tổng hòa mối quan hệ xã hội, bởi vậy việc kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý, làm cho các biện pháp quản lý phát huy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế đƣợc các nhƣợc điểm.