Bài học cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI NỘI BỘ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH (Trang 43)

dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

- Về bộ máy quản lý chi nội bộ

Thống nhất quy trình phối hợp giữa các phòng liên quan đến công tác chi nội bộ phân định rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận.

Chú trọng trong tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân sự có trình độ, năng lực kinh nghiệm phù hợp, thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ trẻ của đơn vị.

- Về lập dự toán chi nội bộ

Dựa vào nhu cầu thực tế tại đơn vị và nhu cầu của các phòng chuyên môn, dựa vào các chế độ để chi cho người lao động và quy chế chi tiêu nội bộ, phòng Tài chính kế toán sẽ lập dự toán và trình lên Ban giám đốc thẩm định và phê duyệt dự toán và chuyển sang Sở tài chính xem xét thẩm định lại dự toán sau đó trình lên đơn vị chủ quản cấp trên.

- Về tổ chức thực hiện dự toán chi nội bộ

Thực hiện theo dự toán đã được duyệt, chi đúng các khoản các mục cho không vượt dự toán, chi đúng chi đủ các chế độ cho người lao động, phòng Tài chính kế toán phối hợp cùng phòng Tổ chức hành chính và Ban giám đốc thực hiện chính xác nhanh gọn hiệu quả các khâu trong chi thanh toán. Nhanh chóng báo cáo lãnh đạo những công việc khó khăn trong quá trình thực hiện để đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhất.

Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình thự hiện quản lý chi nội bộ; BQLDA sử dụng phần mềm để thực hiện lưu và theo dõi các hồ sơ chi thanh toán, Ban quản lý đã đăng ký pháp lý trên cổng thanh toán của KBNN tỉnh, có chữ ký số riêng của đơn vị, và có giá trị sử dụng trong công tác chi thanh toán, các khoản thanh toán của BQLDA được thực hiện qua cổng thanh toán của KBNN tỉnh, và có thể nói việc ứng dụng công nghệ vào quá trình thực hiện chi nội bộ này đã giúp cho Ban quản lý tiết kiệm được cả về thơi gian lẫn kinh phí cũng như trong công tác quản lý hồ sơ.

- Về quyết toán chi nội bộ

Phòng Kế toán sẽ thực hiện việc lập quyết toán và cùng phòng Tổ chức hành chính kiểm tra rà soát lại toàn bộ hóa đơn chứng từ xem đã chi đúng các khoản chi, mục chi chưa. Sau đó trình lên Ban giám đốc thẩm định và phê duyệt, và gửi đến đơn vị thẩm định để họ trình lên đơn vị chủ quản.

- Về kiểm soát chi nội bộ

Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chi nội bộ cho ban giám đốc theo định kỳ với kế hoạch mà phòng Tổ chức hành chính đã lập ra; Tổ chức kiểm tra rà soát đột xuất công tác chi nội bộ nếu cảm thấy có gì đó sai sót.

Luôn luôn theo dõi các khoản chi và đối chiếu với các mục chi trong dự toán để xem đã chi đúng chi đủ hay vượt dự toán chưa, phải lên một dự toán nhỏ trước khi thự hiện công tác chi để tránh trường hợp chi sai mục đích, chi vượt dự toán mà không kịp thời điều chỉnh.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NỘI BỘ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 – 2019

2.1.Tổng quan về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình được đổi tên từ Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản tỉnh Hoà Bình theo Quyết định số 1969/QĐ-UBND ngày 04/8/2016 của UBND tỉnh Hoà Bình.

Địa chỉ: Số 110, đường An Dương Vường, phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình.

Điện thoại: 0218.3854228 - 0218.3855829 Fax: 0218.3854228

Là một đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình, có đội ngũ với các cán bộ kỹ thuật là các kỹ sư xây dựng, kỹ sư giao thông, kỹ sư điện... và các chuyên gia tư vấn giỏi thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình tiền thân là Ban Kiến thiết A chung - Sở Xây dựng Hà Sơn Bình phục vụ công tác xây dựng Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình chính thức đi vào hoạt động năm 1993, để phù hợp với tình hình trong giai đoạn mới, đơn vị đã qua nhiều lần điều chỉnh, bổ sung chức năng nhiệm vụ và đổi tên từ Ban Kiến thiết A chung thành Ban quản lý dự án xây dựng dân dụng công nghiệp khu vực Hòa Bình.

Ngày 13/7/2007, UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định số 1633/QĐ-UBND về việc đổi tên Ban quản lý dự án xây dựng dân dụng công nghiệp khu vực Hòa Bình

thành Trung tâm tư vấn quản lý dự án và giám sát xây dựng Hòa Bình (trực thuộc Sở Xây dựng Hòa Bình).

Ngày 06/8/2010, UBND tỉnh Hòa Bình ra Quyết định số 1289/QĐ-UBND về việc thành lập Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản tỉnh Hòa Bình (trực thuộc UBND tỉnh Hòa Bình) trên cơ sở kiện toàn, sắp xếp bộ máy và chuyển đổi từ Trung tâm tư vấn quản lý dự án và giám sát xây dựng Hòa Bình.

Ngày 04/8/2016, UBND tỉnh Hoà Bình ra Quyết định số 1969/QĐ-UBND về việc thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình (trực thuộc UBND tỉnh Hòa Bình) trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản ngành Y tế (trực thuộc sở Y tế) và Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản Sở Giáo dục và Đào tạo (trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo) vào Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản tỉnh.

Ban quản lý tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Đã hoạt động trong lĩnh vực tư vấn xây dựng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình gần 30 năm, đến nay, Ban quản lý đã thực hiện rất nhiều các hợp đồng tư vấn quản lý điều hành dự án, hàng trăm hợp đồng tư vấn đấu thầu xây lắp và thiết bị, hàng nghìn hợp đồng giám sát kỹ thuật xây lắp cho nhiều Chủ đầu tư trong toàn tỉnh, với nhiều nguồn vốn khác nhau như: XDCB tập trung, 747, Chương trình mục tiêu, vốn vay của WB, ADB, vốn của tổ chức CCF (Úc), vốn 135, vốn giảm nghèo, vốn kiên cố hoá trường lớp học và nhiều nguồn vốn khác. Các công trình do Ban quản lý làm tư vấn quản lý dự án, tư vấn đấu thầu và giám sát kỹ thuật được các Chủ đầu tư và các Cơ quan quản lý đánh giá đạt chất lượng tốt cả về kỹ thuật và mỹ thuật.

Với đội ngũ cán bộ là các kỹ sư xây dựng chuyên ngành, kỹ sư giao thông, kỹ sư điện, kiến trúc sư có năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình đủ điều kiện, năng lực thực hiện công việc Chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án, đấu thầu, giám sát kỹ thuật thi công xây lắp các công trình xây dựng dân dụng - công nghiệp, giao thông, điện... đảm bảo kỹ thuật chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu của Chủ đầu tư.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

Chức năng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Hạ tầng đô thị do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và ủy ban nhân dân tỉnh về hoạt động của mình.

- Chức năng chủ đầu tư

Làm chủ đầu tư những dự án đầu tư xây dung công trình dân dụng và công nghiệp; Hạ tầng đô thị sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao;

Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Chức năng quản lý

Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; Hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật;

Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao;

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định. - Chức năng cung ứng dịch vụ khác

Thực hiện các chức năng khác khi được các chủ đầu tư khác giao như dịch vụ tư vấn đấu thầu, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát….

Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hòa Bình

- Nhiệm vụ chủ đầu tư

Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; hạ tầng đô thị hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;

Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận; giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;

Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự án xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;

Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;

Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;

Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức, lao động hợp đồng thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp

thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: Thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

- Nhiệm vụ quản lý

Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng;

Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;

Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do Ủy ban nhân dân tỉnh; chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

- Nhiệm vụ cung ứng dịch vụ khác

Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.

Giám sát thi công xây dựng công trình khi đủ điiều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình được thể hiện trong hình 2.1.

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

Chức năng của các bộ phận - Giám đốc

Giám đốc là người quản lý, điều hành toàn diện các hoạt động: Công tác kế hoạch hàng tháng, quý, năm; công tác quản lý bộ máy cán bộ; công tác tài chính thu chi; công tác đào tạo, tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật..; Công tác thanh kiểm tra, báo cáo. Giám đốc trực tiếp thực hiện chỉ đạo, điều hành hoạt động của các phòng ban chức năng là phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính và phòng kế hoạch đầu tư

- Phó Giám đốc phụ trách tài chính

Phó giám đốc phụ trách tài chính là người giúp việc cho Giám đốc, tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực quản lý tài chính, chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát, chỉ đạo các phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch tổng hợp và phòng tổ chức hành chính.

- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật

Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật là người giúp việc cho Giám đốc, giúp

Giám đốc Phòng Thiết kế kỹ thuật Phòng Tổ chức hành chính Phòng Quản lý dự án Phòng Tài chính kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phòng Thẩm định đấu thầu Phó giám đốc phụ

Giám đốc tham mưu trong các lĩnh vực quản lý kỹ thuật, giám sát các công trình, chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát, chỉ đạo các phòng đấu thầu, phòng thiết kế kỹ thuật và phòng quản lý dự án

- Phòng Kế hoạch tổng hợp

Phòng kế hoạch tổng hợp thực hiện chức năng lập kế hoạch các công trình được giao chủ đầu tư, các công trình được giao tư vấn giám sát và ủy thác quản lý dự án, các công việc trong nội bộ Ban quản lý theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc.

- Phòng Tổ chức hành chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI NỘI BỘ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w