dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình
- Cơ sở đề ra giải pháp
Công tác kiểm soát định kỳ đã phát hiện ra được một số vấn đề sai sót trong chi nội bộ như là: Chi nhầm mục chi này sang mục chi khác (Sai sót trong công tác chuyên môn), chi chưa đúng và kịp thời chế độ cho người lao động (Sai sót trong khâu cập nhật thông tin), chi nhầm số tiền cho đơn vị thụ hưởng ( Lỗi trong quá trình đánh máy, thao tác tay)…
Thực tế công tác kiểm soát đột xuất của Ban quản lý hay các đơn vị có thẩm quyền bên ngoài đã được thực hiện rất tốt theo đúng trình tự, quy định. Còn các hình thức kiểm soát định kỳ chi nội bộ của Ban quản lý chưa thực sự được sát sao triệt để vẫn chưa kiểm soát được hết những sai sót trong các hóa đơn chứng từ, các hồ sơ chi thanh toán.
- Nội dung thực hiện giải pháp
Ban quản lý cần hoàn thiện, bổ sung các quy chế, quy trình kiểm tra, kiểm soát và cần có quy định, hướng dẫn rõ ràng về tổ chức thực hiện kiểm soát nội bộ. Ví dụ nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ trực tiếp làm công tác chi nội bộ và các cán bộ phối hợp.
Ban quản lý có thể thiết lập các tiêu chí cụ thể có thể đánh giá công tác chi nội bộ, tiếp cận các chuẩn mực từ thanh tra, kiểm soát như thanh tra tỉnh, kiểm toán nhà nước...để nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát.
Thường xuyên tăng cường công tác thanh tra, giám sát định kỳ để sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời tiêu cực trong quản lý tài chính cũng như công tác thực hiện chi nội bộ. Tăng cường quản lý công tác mua sắm và sử dụng tài sản, chống tham nhũng, lãng phí thất thoát nguồn tài chính, thực hiện công khai, minh bạch tài chính. Tăng cường kiểm tra giám sát việc mua sắm tài sản công, các trang thiết bị chuyên dùng có giá trị để đảm bảo chất lượng và giá cả thích hợp. Tránh tình trạng mua đi, bán lại máy móc thiết bị cũ, tân trang lại, chất lượng kém, đơn giá quá cao.
cao chất lượng quản lý chi nội bộ, đồng thời cũng nâng cao chất lượng kiểm soát định kỳ. Vì khi thực hiện kiểm soát đột xuất một cách thường xuyên hơn, thì bản thân các nhân viên kiểm soát cũng như nhân viên chức năng phải chủ động ý thức hơn, nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn của bản thân trong công việc.
Ngoài ra, Ban quản lý có thể áp dụng hình thức kiểm soát thường xuyên hàng tháng trong quản lý chi nội bộ. Nhân viên kiểm soát cũng cần có bảng theo dõi các khoản chi mà Ban quản lý đã thực hiện từ đầu năm tài chính.
Để đảm bảo tính hiệu quả của việc quản lý, cần tăng cường kiểm tra công tác lập, chấp hành và quyết toán chi nội bộ, đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch, cân đối tỷ trọng của từng nhóm mục chi, định mức chi. Kiểm tra, thanh tra thường xuyên kết hợp với kiểm tra đột xuất nhằm đảm bảo tình hình kiểm tra trung thực và khách quan. Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân, đồng thời phải có những biện pháp xử lý thích hợp đối với trường hợp sử dụng một cách sai trái nguồn chi.
Đi đôi với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cần chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm toán, trong đó có kiểm toán nội bộ, coi công tác kiểm toán nội bộ là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý tài chính nói chung và quản lý chi nội bộ nói riêng của đơn vị. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ trong Ban quản lý một cách khoa học và hiệu quả nhất.