Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi nội bộ, sử dụng tiết kiệm nguồn chi.
Cần lập dự toán chi phí Ban quản lý bám sát thực tế: Việc lập dự toán sát với thực tế giúp cho việc sử dụng chi phí của đơn vị được hiệu quả, tránh tình trạng xây dựng dự toán nhưng không thực hiện được và thực hiện gây lãng phí. Dự toán chi được xây dựng căn cứ vào các tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách do các cấp có thẩm quyền quyết định; các quy định pháp luật về chính sách, chế độ chi tiêu ngân sách hiện hành và yêu cầu kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án quan trọng, bảo đảm triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán.
Chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của Nhà nước: Việc chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả giúp cho việc duy trì nguồn chi phí Ban còn dư luôn ở mức độ đảm bảo hoạt động ngay cả khi không còn nguồn được trích. Việc chi tiêu đúng quy định của Nhà nước là trách nhiệm của cơ quan có sử dụng nguồn kinh phí của Nhà nước, nó giúp cho việc thanh tra, kiểm tra của Nhà nước trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn.
Kiểm soát chi phí cho hoạt động của Ban quản lý: Dự toán chi cho hoạt động của Ban quản lý cần bám sát các mục tiêu phát triển Bản quản lý đã đặt ra, căn cứ vào các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước, cân đối với nguồn thu của Ban quản lý để ưu tiên bố trí vốn cho những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, kiên quyết không bố trí vốn cho những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết.
Tăng cường hiệu quả công tác quản lý hồ sơ thanh toán
Trong việc quản lý về hồ sơ thanh toán, Ban quản lý phải đặt ra các quy chế về khen phạt đối với công tác thực hiện chi nội bộ, hoàn thành tốt được khen, còn mắc lỗi sẽ bị phạt
Cụ thể như nếu hoàn thành tốt công việc sẽ được khen thưởng đột xất theo đúng quy định của nhà nước, còn nếu làm thất thoát nguồn chi, hay chi tiêu không đúng quy định sẽ phải chịu sự khiển trách của đơn vị cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hoàn thiện các công cụ quản lý tài chính của Ban quản lý
Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước: Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp hành chính công lập. Các văn bản pháp luật quy định các điều kiện, chuẩn mực pháp lý cho các hoạt động tài chính ở Ban quản lý.
Công tác kế hoạch: Công cụ này đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý tài chính, nó bảo đảm cho các khoản thu, chi tài chính tại Ban quản lý, đồng thời giúp Ban quản lý sử dụng hiệu quả nguồn chi, đem lại lợi ích cho các cá nhân cũng như cho đơn vị.
Quy chế chi tiêu nội bộ: Công cụ này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính, nó đảm bảo cho các khoản thu, chi tài chính của Ban
quản lý. Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ sẽ thực hiện quản lý tập trung, thống nhất các mức chi, đảm bảo chi tiêu thống nhất trong nội bộ Ban quản lý, thực hiện chi tiêu tiết kiệm và hợp lý.
Hạch toán kế toán: Hạch toán kế toán là một phần không thể thiếu của công tác quản lý tài chính. Để ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của Ban Giám đốc, đòi hỏi công tác ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sử dụng nguồn chi của Ban quản lý phải kịp thời, chính xác. Bộ phận kế toán thường xuyên thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ hóa đơn kế toán đảm bảo khớp về số liệu và nội dung chi. Phổ biến nguyên tắc quản lý tài chính, quy trình chế độ thanh quyết toán, quy chế chi tiêu nội bộ đến toàn bộ cán bộ của Ban quản lý nhằm tăng cường giám sát nội bộ, công khai minh bạch tài chính trong nội bộ Ban quản lý.
Hệ thống thanh tra, kiểm tra: Công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực về tài chính trong hoạt động thu chi tài chính của Ban quản lý, đồng thời phát hiện ngăn chặn những hành vi sai trái, tiêu cực trong quản lý tài chính. Do vậy, cần thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên nhằm giúp cho Ban Giám đốc quản lý và sử dụng các nguồn tài chính một cách chặt chẽ và hiệu quả. Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm toán nội bộ về trình độ chuyên môn về nghiệp vụ quản lý kinh tế, nghiệp vụ tài chính kế toán và các chính sách chế độ hiện hành, công nghệ thông tin để nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách của nhà nước.
Tổ chức bộ máy quản lý tài chính: Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để đưa công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính kế toán của Nhà nước. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý theo hướng nắm bắt, cập nhật, hoàn thiện kiến thức quản lý về tài chính, nhân lực, nghiệp vụ chuyên môn… Những cán bộ quản lý chuyên môn thì phải được đào tạo kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra, tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính
kế toán: Tạo điều kiện để cán bộ phòng Tài chính kế toán theo học các lớp tập huấn, bồi dưỡng chế độ, chính sách mới về quản lý tài chính, đặc biệt là các văn bản về tự chủ tài chính giúp cán bộ tài chính cập nhật và nghiên cứu thực hiện đúng, hiệu quả các văn bản quản lý của Nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ cho cán bộ tài chính kế toán nhằm phục vụ tốt công tác chuyên môn và hội nhập quốc tế. Hỗ trợ kinh phí, điều kiện học tập để cán bộ kế toán theo học các lớp nghiệp vụ, các khóa học cung cấp chứng chỉ kiểm toán trong nước và quốc tế.