Hoàn thiện lập dự toán chi nội bộ của Ban quản lý dự án đầu tư xây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI NỘI BỘ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH (Trang 102 - 104)

dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hoà Bình

- Cơ sở đề ra giải pháp

Ban quản lý hiện nay với việc chỉ lập dự toán chi nội bộ 1 lần/năm cùng với các dự toán tài chính khác để nộp cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong khi đó, trong năm tài chính sẽ có rất nhiều biến động trong dự toán thu nên kéo theo dự toán chi cũng sẽ có sự thay đổi và có thêm các khoản chi ngoài dự định chưa được dự kiến trước trong dự toán, nên trong năm tài chính Ban quản lý đã phải điều chỉnh dự toán rất nhiều lần để có thể kịp thời và phù hợp với công tác chi nội bộ. Đó cũng là lý do mà Ban quản lý không thể thực hiện đủ 100% chi nội bộ như dự toán.

Thông tin thường được phòng Tài chính kế toán sử dụng để lập dự toán là từ phòng Tổ chức hành chính sau khi đã tổng hợp được các nhu cầu thực tế về mua sắm, sửa chữa từ các phòng chuyên môn khác, thêm vào đó là các đề án về nhân sự, quy chế chi tiêu nội bộ, dự toán thu để lập nên dự toán chi nội bộ hoàn chỉnh.

Thực tế, dự toán lập ra hàng năm vẫn tồn tại nhiều chênh lệch so với quá trình thực hiện dự toán, nguyên nhân chủ yếu đó là ảnh hưởng của việc biến động dự toán thu, cũng như các khoản chi với nhu cầu thực tế trong năm tài chính của đơn vị.

- Nội dung thực hiện giải pháp

Trú trọng hơn nữa trong vấn đề lập dự toán chi nội bộ, liên tục cập nhật các chế độ, chính sách mới, dự toán đưa ra phải căn cứ vào dự kiến của các nguồn thu, căn cứ vào thực hiện dự toán chi của năm trước. Để nâng cao chất lượng đảm bảo tính khả thi cao của dự toán chi nội bộ cần bám sát vào nhu cầu tự tế, chức năng nhiệm vụ kế hoạch của Ban quản lý dự án, các nhiệm vụ đột xuất, kế hoạch hoạt động với mục tiêu chung, và mục tiêu cụ thể.

Dự toán chi nội bộ cần được xây dựng dài hạn, phù hợp hơn với kế hoạch phát triển của đơn vị nói riêng và của toàn tỉnh nói chung. Việc tổ chức thực hiện chi nội bộ phải đảm bảo bám sát kế hoạch này.

Dự toán tổng hàng năm vẫn được nộp cho Ủy ban tỉnh theo quy định, tuy nhiên, hàng tháng, hàng quý, phòng Tài chính kế toán nên lập dự toán riêng nội bộ trong Ban quản lý. Việc lập dự toán quý sẽ giúp Ban quản lý theo dõi sát hơn tình hình thu chi của đơn vị, và kịp thời điều chỉnh dự toán cho kịp thời và phù hợp với nhu cầu thự tế tại đơn vị.

Ngoài ra, nội bộ phòng Tài chính kế toán có thể mở cuộc họp đầu tháng để tổng hợp và kiểm soát lại chi phí của tháng trước và lập một bản dự toán các khoản chi của Ban quản lý trong tháng đó để giúp công việc chi nội bộ được thực hiện chính xác và triệt để hơn.

Nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý chi nội bộ trong khâu tổ chức thực hiện cũng như việc đánh giá, kiểm soát hữu hiệu thì yêu cầu lập dự toán phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước quy định, tình hình cụ thể về giá cả thị trường, kinh tế xã hội.

Dự toán chi nội bộ phải được xây dựng tích cực, hiện thực trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chế độ cho người lao động hiện hành, nhu cầu thực tế của các phòng chuyên môn và đơn vị.

Dự toán chi nội bộ cũng cần căn cứ vào dự toán thu đã lập trước đó, căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch chi của một số năm liền kề, nhất là khả năng thực hiện dự toán chi của năm báo cáo. Dự toán chi đảm bảo bao quát hết nguồn chi, tránh bỏ sót nguồn chi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI NỘI BỘ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w