Tiên Giáo trong học thuyết Cao Đài.

Một phần của tài liệu caodaiyeuluan (Trang 61 - 62)

“Tiên vì thương đời mà bày cơ thoát khổ” như Đức Hộ Pháp giảng. Tiên

Đạo cũng như Phật Tông, cũng có vô vàn Đấng trọng lành bày cơ thoát khổ cho chúng sanh. Ngày nay, Tiên Đạo được thờ phụng bằng cách tượng trưng bằng ảnh Đức Lão Tử và bửu pháp Phất Trần.

Tiên Giáo dạy “tu tâm luyện tánh”. Đạo Cao Đài đã xây dựng các tịnh thất và bộ Tân Luật được Đức Chí Tôn và Đức Lý phê chuẩn trong công cuộc thế thiên hành hóa, phổ độ nhơn sanh. Đối với việc tu đơn theo truyền thống Lão Giáo, Đức Hộ Pháp đã nắm trọn thể pháp-bí pháp trong tay và thực hiện việc truyền pháp, cân thần, cho tham thiền nhập định, nội hàm tu dưỡng làm chuyển hóa Tinh-Khí-Thần đoạt phép hằng sanh.

Về nền Lão Học, đã để lại một kho tàng về vũ trụ quan đặc sắc. Khi Đức Lão Tử hiện diện, sự ra đời của Đạo Đức Kinh đã làm cho các nhà triết học lắm đỗi

gian truân trong việc tìm tòi, nghiên cứu triết luật của Đức Ngài. Chỉ vỏn vẹn độ trên dưới 15 trang với mà có hàng trăm học giả đeo đuổi, khảo luận về Đức Ngài cũng như triết thuyết về Đạo và Đức trong tác phẩm triết học.

“Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải đạo vĩnh cửu bất biến. Tên mà có thể đặt ra để gọi nó thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến” [Đức Lão Tử].

Những danh từ, những khái niệm và các thuộc tính Đức Ngài nêu trong Đạo Đức Kinh không phải dễ lãnh hội. Nếu lãnh hội được thì có lẽ không phải hao tốn bút mực thời đó và kéo dài cho đến giai đoạn lâu sau này. Nếu sau này, có người lãnh hội toàn diện, cũng không mấy ai có thể thấu đáo và thực hiện nếp sống như Ngài luận tả theo thuyết bình sinh, hòa đồng cùng vạn hữu, thù thắng trên tất cả các pháp để đoạt nhiệm mầu tu đơn. Nền Lão Giáo đã đóng góp vào triết lý giải thoát cho chúng sanh. Đạo Cao Đài cho biết, nền Tiên Giáo này đã độ được 2 ức Nguyên Nhân quy hồi cựu vị.

Đạo Cao Đài ra đời, Đức Chí Tôn đã đến để đơn giản hóa các khái niệm cho con người dễ hình dung và dễ hiểu, rồi hành theo. Đạo pháp vốn vô biên như Đức Phật Thích Ca và Đức Lão Tử giảng nhưng vì cơ phổ độ, Đức Chí Tôn phải dụng những tính chất nhỏ, gần, dễ hiểu, từ đơn sơ cho tới huyền bí để tùy căn cơ, chủng tánh của mỗi người mà tu học. Đạo thì có một, bất sanh, bất diệt , từ không sinh ra có, có trở về không, đạo sinh vạn vật, vạn vật phải nương đạo để trở về bổn lai. Đạo tức là tự nhiên, tự nhiên là Đạo vì ngoài Đạo ra, không có cái gì khác ngoài đạo. Sự hiện hữu của vạn chủng là biểu hiệu của đạo trong đó. Cho nên, Đại Đạo phải dung nạp mọi tư tưởng từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản tới bí nhiệm vô vi cho nhơn sanh thấu hiểu tùy khả năng nơi mình. Đó mới gọi là Đại Đạo và cơ Ân Xá Phổ Độ của Đức Chí Tôn.

Thời kỳ giao chuyển, Đức Hộ Pháp đến theo sự phó thác của Đức Chí Tôn gầy dựng mối đạo, đeo nơi mình Dây Sắc Lịnh biểu hiệu chưởng quản Tam Giáo trong tay thì các sinh hoạt Đạo Quyền nương áo mão đã tổ chức kiện toàn, Đức Hộ Pháp tiếp diễn con đường Bí Pháp Tu Chơn, mở cửa và bày pháp giới tận độ của Đức Chí Tôn tại mặt thế.

Lão Giáo được tôn sùng và phụng thờ Đức Lão Tử trong nghi thức và tán tụng công đức bằng bài kinh Tiên Giáo và cây Phất Chủ nằm trong cổ Pháp Tam Giáo của Đạo Cao Đài.

Một phần của tài liệu caodaiyeuluan (Trang 61 - 62)