Nho Giáo trong học thuyết Cao Đài * Đối với Khổng Học.

Một phần của tài liệu caodaiyeuluan (Trang 62 - 63)

* Đối với Khổng Học.

“Thánh, vì thương đời mà dạy cơ thọ khổ” là hoạt động của nền Khổng Gia.

Đức Khổng Tử ra đời nhằm thời chiến quốc, phân tranh vì quyền lợi, nghĩa dân tộc, tình quân-thần bị tha hóa. Nên, Đức Ngài đã cho ra đời Lục Kinh gồm kinh

Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Nhạc, kinh Xuân Thu để chấn chỉnh Nhơn Đạo của con người trong thời kỳ cấp bách của thời cuộc đòi hỏi. Đến khi học trò là Đức Mạnh Tử ra đời, học thuyết “Khổng Mạnh” đã gần như đi vào lòng dân tộc và chính đốn triều cang, các quan hệ trong Nhơn Đạo hoàn toàn được đề xướng và thực hiện để cải hóa, lập lại trật tự trong xã hội loạn lạc.

Đạo của Ngài tượng cho Thánh Đạo trong Cao Đài và tán tụng công đức Ngài bằng bài kinh Nho Giáo. Đạo Cao Đài còn coi là “Nho Tông chuyển thế” vì lấy cái trọng điểm Nhạc-Lễ đi vào đời sống của người tín đồ Cao Đài. Tam Cang- Ngũ Thường, Tam Tùng-Tứ Đức vẫn được tô điểm cho nếp sống người tín đồ ngày nay, nó chưa hề bị phai nhạt bao giờ. Công đức của Đức Khổng Tử được xưng tụng trong bài kinh Nho Giáo và biểu hiệu kinh Xuân Thu nằm trong Cổ Pháp của Đạo Cao Đài.

* Đối với Thánh Gia Tô.

Đức Chúa Jesus ra đời để gánh “tội tổ tông” cho loài người mà đổ máu trên Thánh Giá, chịu tội thay cho chúng sanh. Nên cái vinh diệu lớn lao của Đức Chúa vẫn lan truyền khắp năm châu. Chuông nhà thờ vẫn đổ vang, hình ảnh dang đôi tay chịu tội của Đức Chúa vẫn hằng ghi trong tâm của nhơn loại.

* Sơ luận.

Tam Giáo Đạo trong Nhị Kỳ gần nhất đối với nhân loại ngày nay, nên xưng tụng và tán dương công đức và biểu thị các bửu pháp của Tam Giáo để thị hiện tính chất quy hiệp trong nền Đại Đạo.

Mỗi thời kỳ sẽ có một tôn giáo phù hợp với lương năng và lương tri cho loài người để đáp ứng kỳ vọng của con người, cũng như theo lòng phổ độ của Đức Chí Tôn. Hơn nữa, tính chất quy hiệp nhưng không đồng hóa trên nghi thức tổ chức sinh hoạt giáo hội, cũng như công năng và sở dụng của thể pháp của mỗi tôn giáo, vì Đạo Cao Đài đã có Tân Luật và Pháp Chánh Truyền làm Thiên Luật căn bản mực thước cho chúng sanh tiệm tu, giụt tấn. Các Đấng Giáo Chủ hoặc các Đấng trọn lành đã thể thiên hành hóa và đã vẫn trở về hội hiệp cùng Đức Chí Tôn và điều hành guồng máy Tạo Đoan cho Đức Chí Tôn. Còn phương diện tín lý của Tam Giáo đã được Đại Đạo làm sáng lý và chuyển hóa thành một pháp môn tổng hợp dung hòa cho chúng sanh dễ bề phù hợp với triết lý tân kỳ phổ độ.

Một phần của tài liệu caodaiyeuluan (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)