Chiếu lệnh và kháng thư

Một phần của tài liệu chanhphap-93-08-2019- (Trang 27 - 28)

Vấn đề yêu cầu người xuất gia lễ lạy cha mẹ, lễ kính các đối tượng vương quyền và các ý kiến phản đối của Tăng nhân được tập hợp trongTập Sa-mơn bất ưng bái tục đẳng sự (集 沙 門 不 應 拜 俗 等 事) thuộc tập 52 mang số hiệu 2108 trong ĐTKĐCTT. Đây là một tác phẩm gồm sáu quyển, là sự tổng hợp phong phú các dạngSắc, Chiếu, Lệnh… của vương quyền như:Kim thượng chế Sa-mơn đẳng trí

bái quân, thân sắc(今 上 制 沙 門 等 致 拜 君 親

敕); Tống Hiếu Vũ Đế ức Sa-mơn trí bái sự(宋

孝 武 帝 抑 沙 門 致 拜 事);Kim thượng đình Sa-

mơn bái quân chiếu(今 上 停 沙 門 拜 君 詔)… cùng các kháng thư thể hiện qua các dạng văn bản nhưKhải, Biểu, Thư, Nghị Trạng… của các Tăng nhân và Đạo sĩ xuyên suốt nhiều thời kỳ. Theo tác phẩm Tập Sa-mơn bất ưng bái tục đẳng sự, các vị vương quan yêu cầu Sa-mơn quỳ lạy rất đơng đảo, từ Hán Thành Đế, Hàn Huyền, Hiếu Võ Đế, Hách Liên Bột Bột, Tề Vũ Đế, Tùy Dạng Đế, Thượng Quan Nghi… Yêu cầu

đĩ đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của Đạo

sĩ và Tăng nhân. Cĩ thể điểm qua những Tăng nhân cĩ kháng thư tiêu biểu như Lơ Sơn - Tuệ Viễn, Thích Ngạn Tơng, Oai Tú, Đạo Tuyên, Linh Hội, Hội Ẩn, Huyền Phạm, Tĩnh Mại, Sùng Bạt…

Từ nội dung sắc chỉ của các vương quan, cĩ thể nhận ra cơ sở nền tảng của lý lẽ Sa-mơn phải lễ lạy vương quyền và cha mẹ dựa trên những chuẩn mực đạo đức của Nho gia nhưLục thuận (16), Ngũ thường (17):Mở bày nền tảng Lục thuận; sánh hợp căn bản Ngũ thường (具 開 六 順之 基. 偕 協 五 常之 本) (18). Trong những Tăng nhân viết kháng thư, người đầu tiên thể hiện sự phản kháng đáng chú ý là ngài Lơ Sơn

- Tuệ Viễnvới tác phẩm thời danhSa-mơn bất kính vương giả luận (沙 門 不 敬 王 者 論). Đặc

biệt, ngàiĐạo Tuyên, vị khai tổ của Luật tơng

Trung Quốc, đã viết bốn kháng thư vừa mang tính lý luận Phật học vừa dẫn ra những tai hại cho các vương quan khi ban sắc, chiếu trái đạo. Trong luận thư, ngài Đạo Tuyên đã vận dụng kinh thư Trung Hoa để xiển dương sự tơn nghiêm của Tam bảo (19). Theo ngài Đạo Tuyên,Do chiếu lệnh nên phải quỳ bái phụ mẫu, với người xuất gia theo Phật thì đĩ là việc

quá sai lầm (然於父母猶令跪拜.私懷徒愜佛教甚違)

(20). Trong những kháng thư, ngồi việc viện dẫn kinh điển, các Tăng nhân đều khẳng định rằng, nếu yêu cầu người xuất gia lễ bái, dù đĩ là quân vương hay cha mẹ, thì việc người thọ lễ sẽ bị tổn phước và thậm chí là đoản thọ. TheoPhụ mẫu đồng quân thượng bất lệnh xuất gia nhân trí bái biểu (父母同 君上不 令出 家人 致 拜 表) của Tăng nhân Sùng Bạt, thì Sa-mơn lạy người đời thì họ sẽ tổn giảm cơng đức và

thọ mạng, dù đĩ là quân vương hay cha mẹ(沙 門拜俗損 君父功德 及以壽 命) (21).

Thái độ phản kháng của Tăng nhân về việc bắt Sa-mơn lễ lạy vua quan và cha mẹ cịn

được phát hiện rải rác trong Pháp uyển châu lâm (法 苑 珠 林) (22), Quảng hoằng minh tập(廣 弘 明 集) (23),Phật tổ lịch đại thơng tải (佛 祖 歷 代 通 載) (24),Trúc song tùy bút (竹 窗 随 笔) (25)… Cơ sở nền tảng của những yêu cầu Sa-mơn lễ lạy cha mẹ, vương quan cùng những kháng thư vừa dẫn, cĩ liên quan đến hoặc căn cứ vào những bộ kinh, luật căn bản của Phật giáo.

Một phần của tài liệu chanhphap-93-08-2019- (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)