Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 49 - 52)

2.1.2.1. Mô hình quản trị:

Với định hướng tổ chức theo mô hình tập đoàn tài chính đa năng, hoạt động đa ngành và kinh doanh tổng hợp, gồm các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính và một số lĩnh vực phi tài chính khác nhằm mục đích đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, phân tán rủi ro và tăng quy mô lợi nhuận, trong 5 năm vừa qua:

Cổ đông Nhà nước (74,8%) Ngân hàng Mizuho (15,0%) Cổ đông khác (10,2%)

 Cơ cấu cổ đông lớn của VCB đã thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ nắm

giữ của cổ đông nhà nước từ 77,1% xuống 74,8% đồng thời gia tăng tỷ lệ nắm giữ của cổ đông nước ngoài (trong đó cổ đông chiến lược Mizuho vẫn duy trì tỷ lệ sở hữu 15%)

 Đối với mảng NHTM, VCB tăng cường hiện diện tại thị trường nước

ngoài thông qua việc thành lập Ngân hàng VCB Lào và VPĐD VCB tại Mỹ

 VCB đã thành lập mới công ty Chuyển tiền VCB – VCB Money

 Rà soát và lên phương án tái cấu trúc hoạt động kinh doanh bảohiểm tại

Công ty Bảo hiểm Nhân thọ VCB Cardif.

 Xác định chưa thành lập công ty tài chính tiêu dùng trong chiếnlược phát

triển tới 2020.

Như vậy, trong 5 năm vừa qua, VCB đã có những thay đổi và phát triển đáng kể trên lĩnh vực dịch vụ tài chính. Với mục tiêu theo đuổi mô hình quản trị tập đoàn tài chính đa năng, VCB cần tiếp tục củng cố sức mạnh chung của tập đoàn đặc biệt là hoạt động Ngân hàng Đầu tư và Bảo hiểm.

Hình 2.1. Mô hình quản trị VCB

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức VCB

Nguồn: Báo cáo chiến lược phát triển VCB đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Mô hình tổ chức NHTM của VCB hiện được chia thành các khối (theo mảng hoạt động kinh doanh và theo nhóm chức năng), chịu sự quản lý thống nhất từ Trung ương tới các chi nhánh, bao gồm các khối bán buôn, bán lẻ, kinh doanh và quản lý vốn, quản lý rủi ro, tác nghiệp, tài chính kế toán và các bộ phận hỗ trợ. Trong 5 năm qua, VCB không ngừng rà soát, kiện toàn và chuẩn hóa bộ máy hoạt động, cụ thể:

 Thành lập mới và sắp xếp lại các phòng ban thuộc Khối bán buôn theo mô

hình CTOM

 Sắp xếp lại các phòng ban thuộc Khối vốn

 Thành lập mới và sắp xếp lại các phòng, ban, trung tâm thuộc khối bán lẻ,

sớm hoàn thiện và áp dụng mô hình RTOM

phòng/ trung tâm thuộc Khối Tác nghiệp

 Kiện toàn và sắp xếp lại một số phòng ban thuộc Khối TCKT, Khối hỗ trợ

 Thành lập Khối Nhân sự, thành lập trường Đào tạo và phát triểnnguồn

nhân lực VCB thuộc khối Nhân sự nhằm củng cố hoạt động đào tạo và nghiên cứu, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực một cách bài bản và bền vững.

Với nỗ lực rà soát và cải tổ, cho tới nay hầu hết các khối nghiệp vụcủa VCB đã được xây dựng và kiện toàn. Trong thời gian tới, cầntiếp tục củng cố và hoàn thiện khối CNTT và khối Kiểm tra, kiểmtoán, giám sát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 49 - 52)