Ví dụ thực tiễn: Quảnlý 01 khoản vay DNVVNtại NgânhàngTMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 89 - 93)

Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân

Khách hàng DNVVN A đề xuất VCB Thanh Xuân cấp tín dụng theo hạn mức với một số nội dung chủ yếu như sau:

- Giá trị đề xuất: 30.000.000.000 VNĐ (Ba mươi tỷ đồng).

- Lĩnh vực hoạt động: Đại lý kinh doanh xe ô tô thương hiệu Isuzu;

- Tài sản bảo đảm: Là các xe ô tô hình thành từ vốn vay VCB.

2.3.4.1 Chính sách cho vay

Sau khi tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, VCB Thanh Xuân dự định chào bán khách hàng vay vốn lưu động theo hạn mức áp dụng theo sản phẩm “Triển khai sản phẩm cho vay đại lý phân phối xe ô tô Isuzu Việt Nam cho Cho vay người mua

xe ô tô thương hiệu Isuzu” ban hành kèm theo quyết định số 1855/VCB-CSSPBL

ngày 12/07/2017 của Tổng giám đốc VCB.

Theo đó, tài sản bảo đảm là của hạn mức tín dụng là các lô xe ô tô thương hiệu isuzu hình thành từ vốn vay VCB, tỷ lệ cho vay theo sản phẩm bằng 70% giá trị theo hóa đơn của lô xe. Giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng đảm bảo 100% dư nợ cấp tín dụng tại mọi thời điểm, do đó phù hợp với quy định về chính sách bảo đảm tín dụng tại VCB.

2.3.4.2 Tổ chức triển khai hoạt động cho vay

Các khoản cấp tín dụng khách hàng DNVVN tại VCB Thanh Xuân đều tuân thủ chặt chẽ các quy trình, quy định do trụ sở chính ban hành.

Tham chiếu theo quyết định số 2453/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 30/12/2019 của Chủ tịch HĐQT VCB, Khoản cấp tín dụng kể trên thuộc thẩm quyền chuyên gia phê duyệt (Chi nhánh VCB Thanh Xuân thuộc nhóm 3).

- Tiếp nhận nhu cầu tín dụng: Gặp gỡ khách hàng, trao đổi tiếp nhận đề nghị cấp tín dụng từ phía khách hàng.

- Thẩm định tín dụng: Sau khi nắm bắt nhu cầu của khách hàng, cán bộ khách hàng tiến hành thu thập hồ sơ và thẩm định tín dụng khách hàng, cụ thể:

 Yêu cầu khách hàng bổ sung thông tin, hồ sơ, thực hiện thẩm định tín

dụng, định giá tài sản bảo đảm;

 Cán bộ khách hàng trình lãnh đạo phòng Khách hàng bán lẻ xem xét ký

rà soát tại báo cáo thẩm định tín dụng;

khoản cấp tín dụng;

 Cán bộ khách hàng chuyển bộ hồ sơ đề xuất khoản cấp tín dụng cho cán

bộ Phê duyệt tín dụng – Phòng phê duyệt tín dụng;

 Cán bộ Phê duyệt tín dụng – Phòng phê duyệt tín dụng thực hiện rà soát,

yêu cầu Chi nhánh bổ sung hồ sơ nếu cần thiết, trình Chuyên gia phê duyệt phê duyệt khoản cấp tín dụng.

 Chuyên gia phê duyệt xem xét, phê duyệt và gửi thông báo phê duyệt cho

chi nhánh.

- Hoàn thiện hợp đồng: Sau khi nhận được thông báo phê duyệt của cấp có thẩm quyền, cán bộ khách hàng thực hiện soạn thảo các hợp đồng/văn bản theo như các nội dung được phê duyệt, chuyển lãnh đạo Phòng Khách hàng bán lẻ ký rà soát và chuyển khách hàng &lãnh đạo chi nhánh ký.

- Tác nghiệp và giải ngân: Cán bộ khách hàng chuyển toàn bộ bộ hợp đồng & thông báo phê duyệt cho phòng Quản lý nợ thực hiện mở hợp đồng & giải ngân cho khách hàng.

- Lưu trữ hồ sơ: Sau khi đã được cập nhật trên hệ thống, Phòng Quản lý nợ thực hiện lưu trữ toàn bộ hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm tại phòng theo đúng quy định.

2.3.4.3 Kiểm soát cho vay

- Tự kiểm tra tại chi nhánh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Bộ phận kiểm tra nội bộ - phòng Kế toán định kỳ hàng năm lên kế hoạch

kiểm và thực hiện hoạt động kiểm tra nghiệp vụ tín dụng trong đó có tín dụng DNVVN tại chi nhánh sau khi đã được giám đốc phê duyệt.

 Bộ phận kiểm tra nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm tra chéo giữa các phòng

giao dịch, Phòng khách hàng bán lẻ. Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra đã được thông qua, các Phòng giao dịch, khách hàng bán lẻ thực hiện kiểm tra hồ sơ lẫn nhau.

Kết quả kiểm tra tại chi nhánh được Bộ phận Kiểm tra nội bộ - Phòng Kế toán tổng hợp, báo cáo ban giám đốc. Trên cơ sở kết quả đó đã được rà soát, Ban giám đốc có các hình thức xử lý kỷ luật với các vi phạm, đồng thời yêu cầu các phòng/ban/cá nhân có liên quan thực hiện khắc phục, chỉnh sửa phù hợp với quy định của pháp luật và quy định nội bộ của VCB.

Định kỳ hàng năm, Ban Kiểm tra nội bộ – TSC thành lập các đoàn công tác nhằm thực hiện kiểm tra toàn diện tất cả các mảng hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là công tác tín dụng, từ đó phát hiện những vi phạm, rủi ro có thể xảy đến, báo cáo Ban lãnh đạo VCB và khuyến nghị chi nhánh để có các biện pháp khắc phục phù hợp, đảm bảo an toàn trong hoạt động của VCB.

- Thanh tra/giám sát của các cơ quan ngoài VCB:

Bên cạnh hoạt động tự kiểm tra rà soát trong nội bộ hệ thống VCB, hàng năm, VCB Thanh Xuân thường xuyên tiếp các đoàn thanh tra kiểm tra từ các cơ quan bên ngoài đến thực hiện kiểm tra tổng thể các hoạt động tại chi nhánh, trong đó nội dung tín dụng DNVVN là một trong những nội dung trọng tâm được các đoàn thanh kiểm tra chú trọng. Một số đoàn thanh kiểm tra tại VCB Thanh Xuân trong các năm vừa qua có thể kể đến như: Thanh tra chính phủ, Thanh tra Ngân hàng nhà nước, Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán độc lập.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝCHO VAY KHÁCH HÀNGDOANH NGHIỆP NHỎ VÀ

VỪA TẠI VCB

Đối với ngành ngân hàng, DNVVN hiện nay được xác địnnh là động lực phát triển của nền kinh tế quốc dân, là một trong năm lĩnh vực ưu tiên cần đầu tư vốn đề phát triển

Với mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về bán lẻ tại Việt Nam trong có có hoạt động tín dụng, nằm trong định hướng chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, VCB đã và đang dành sự quan tâm và tập trung nguồn lực để phát triển kinh doanh đối với phân khúc DNVVN. Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay DNVVN, VCB cần xây dựng các cơ chế quản lý một cách phù hợp, tại nghiên cứu lần này, tác giả đề xuất một số các giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 89 - 93)