Chính sách, sản phẩm chovay đối với kháchhàngdoanhnghiệp nhỏ và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 68)

nhỏ và vừa tại VCB

2.3.1. Chính sách, sản phẩm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại VCB vừa tại VCB

Tại VCB, các sản phẩm cho vay được xây dựng tập trung tại Trụ sở chính với đầu mối thực hiện là Phòng Chính sách sản phẩm bán lẻ với một số chức năng nhiệm vụ chủ yếu đối với sản phẩm tín dụng của nhóm khách hàng DNVVN như sau:

-Xây dựng chiến lược, kế hoạch cho vay nhóm khách hàng DNVVN

-Xây dựng quy trình, chính sách liên quan đến hoạt động cho vay khách

hàng DNVVN (Chính sách lãi suất, phí, chính sách khách hàng);

-Thiết kế các sản phẩm tín dụng bán lẻ;

-Hướng dẫn, quản lý việc triển khai sản phẩm/quy trình/chính sách tín dụng

khách hàng DNVVN trên toàn hệ thống;

-Khai thác và phân tích số liệu đánh giá xu hướng thị trường, tình hình kinh doanh bán lẻ phục vụ công tác quản trị của Ban điều hành và các chi nhánh trong toàn hệ thống.

2.3.1.1. Chính sách cho vay DNVVN

VCB hiện đã ban hành quy định về cho vay đối với khách hàng tổ chức bán lẻ, theo đó có các Quy định cụ thể các bước thực hiện trong quá trình xác định giới hạn tín dụng và cấp tín dụng áp dụng chung đối với tất cả các khách hàng Tổ chức bán lẻ của VCB.

Thẩm quyền cấp tín dụng

- Thẩm quyền cấp tín dụng của VCB

Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng được phân các cấp quản lý như sau

Chi nhánh Phòng PDTD Hội đồng Giám đốc chi nhánh Hội đồng tín dụng cơ sở Chuyên gia phê

duyệt Lãnh đạo PDTD Giám đốc phê duyệt Hội đồng tín dụng trung ương

Hình 2.4: Các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại VCB

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo quy trình quy định tại VCB

Theo quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với một khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 2453/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 30/12/2019 của Chủ tịch HĐQT VCB, gồm có 4 nhóm phê duyệt lớn như trong sơ đồ gồm: Chi nhánh, Phòng Phê duyệt tín dụng (PDTD), Ban điều hành (BĐH), Hội đồng.

Hội đồng quản trị

Giới hạn tín dụng (GHTD) là Tổng giá trị cấp tín dụng tối đa và giá trị bảo lãnh cho bên thứ ba quy đồng Việt Nam mà VCB xem xét cấp cho một khách hàng trong khoảng thời gian nhất định. Tại một thời điểm, một khách hàng chỉ có một mức GHTD tại VCB.

Tại VCB, Trụ sở chính phân chia thẩm quyền phê duyệt không theo từng chi nhánh với thẩm quyền khác nhau, mà thẩm quyền phê duyệt sẽ áp dụng theo xếp hạng tín dụng của Khách hàng tại VCB theo bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng PD của VCB.

Chi tiết về phân cấp thẩm quyền tại các chi nhánh, chia làm 4 nhóm chi nhánh với 4 mức thẩm quyền dựa vào Xếp hạng tín dụng PD (XHTD PD) của các khách hàng khác nhau:

Bảng 2.2: Thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với khách hàng Tổ chức bán lẻ tại VCB Cấp thẩm quyền Giá trị GHTD của khách hàng tại VCB Trường hợp được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính

thanh khoản cao (tỷ đồng) Trường hợp khác (tỷ đồng) Hội đồng HĐQT GHTD cao nhất Không áp dụng GHTD thấp nhất Không áp dụng > 4.000 HĐTD TƯ GHTD cao nhất ≤ 4.000 GHTD thấp nhất > 4.000 > 450 BĐH GĐ Phê duyệt GHTD cao nhất ≤ 4.000 ≤ 450 GHTD thấp nhất > 1.000 > 300 Phòng PDTD LĐP Phê duyệt tín dụng GHTD cao nhất ≤ 1.000 ≤ 300 GHTD thấp nhất > 600 > 100

Chuyên gia phê duyệt

GHTD cao nhất ≤ 600 ≤ 100

GHTD thấp nhất Vượt thẩm quyền của HĐTD CS

Chi nhánh Nhóm 1 HĐTD Cơ sở GHTD cao nhất ≤ 300 ≤ 70 GHTD thấp nhất > 200 > 50 GĐ Chi nhánh GHTD cao nhất ≤ 200 ≤ 50 GHTD thấp nhất 0 0 Nhóm 2 HĐTD Cơ sở GHTD cao nhất ≤ 300 ≤ 50 GHTD thấp nhất > 200 > 35 GĐ Chi nhánh GHTD cao nhất ≤ 200 ≤ 35 GHTD thấp nhất 0 0 Nhóm 3 HĐTD Cơ sở GHTD cao nhất ≤ 300 ≤ 20 GHTD thấp nhất > 200 > 15 GĐ Chi nhánh GHTD cao nhất ≤ 200 ≤ 15 GHTD thấp nhất 0 0 Nhóm 4 HĐTD Cơ sở GHTD cao nhất ≤ 300 ≤ 10 GHTD thấp nhất > 200 > 7 GĐ Chi nhánh GHTD cao nhất ≤ 200 ≤ 7 GHTD thấp nhất 0 0

Nguồn: Quy định về thẩm quyền cho vay DNVVN của VCB ban hành năm 2019 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khách hàng của chi nhánh có giá trị GHTD vượt thẩm quyền tại chi nhánh thì trình cấp cao hơn theo Bảng thẩm quyền chung của VCB như trên.

Bảng 2.3. Tổng hợp dư nợ DNVVN phân theo cấp thẩm quyền phê duyệt Chỉ tiêu Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thẩm quyền chi nhánh 50.250 75,2 Thẩm quyền TSC 16.580 24,8 Tổng cộng 66.830 100 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy, thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với DNVVN hiện tại chủ yếu tập trung tại cấp chi nhánh, chiếm trên 75%, dư nợ khách hàng thuộc thẩm quyền phê duyệt tại TSC chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong cơ cấu dư nợ DNVVN.

Đối tượng vay vốn

Chính sách cho vay của Ngân hàng VCB không giới hạn một loại đối tượng cụ thể và hạn chế việc đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn.

Nguyên tắc cho vay

Khách hàng vay vốn tại VCB phải đảm bảo:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Điều kiện cho vay

Ngân hàng VCB xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo quy định của pháp luật

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu

quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng VCB.

- Thực hiện tuân thủ các nhóm điều kiện tín dụng đối với từng nhóm ngành

hàng theo quy định của VCB, cụ thể:

 Tuân thủ các thủ tục pháp lý: Khách hàng cung cấp quyết định phê

duyệt phương án vay vốn/quyết định việc vay vốn/Thực hiện biện pháp bảo đảm/Ký kết các hợp đồng tín dụng/Hợp đồng bảo đảm của cấp có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định nội bộ của khách hàng/Bên thứ ba.

 Tuân thủ việc Cung cấp thông tin: Khách hàng cam kết và thực hiện

gửi cho VCB các báo cáo bằng văn bản bao gồm nhưng không giới hạn bởi: Báo cáo tài chính kèm sổ chi tiết hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả… định kỳ hàng tháng/quý/năm.

 Doanh thu và dịch vụ ngân hàng: Khách hàng cam kết chuyển doanh

thu về tài khoản mở tại VCB theo tỷ lệ tối thiểu bằng tỷ trọng dư nợ vay tại VCB/tổng dư nợ tại các TCTD.

 Khách hàng thực hiện việc cung cấp báo cáo tài chính thuế và hoặc

báo cáo tài chính kiểm toán định kỳ hàng năm.

 Tuân thủ pháp luật: Khách hàng cam kết hoạt động kinh doanh tuân

thủ các quy định của pháp luật trong suốt thời gian vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tuân thủ điều kiện thương mại: Khách hàng cam thực hiện sử dụng

dịch vụ tại VCB trong thời gian sử dụng hạn mức tín dụng, đảm bảo tuân thủ các điều kiện cụ thể về số dư tiền gửi bình quân; Doanh số giải ngân; Tỷ trọng dư nợ bình quân; Doanh số tài trợ thương mại/Mua bán ngoại tệ/Bảo lãnh/LC…

 Các điều kiện khác theo quy định VCB và của cấp phê duyệt tín dụng

từng thời kỳ.

Mức cho vay

Trong chính sách cho vay, Ngân hàng VCB không quy định cố định mức thẩm quyền cho vay của giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh hay các cấp phê duyệt vượt thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh áp dụng chung đối với tất cả khách hàng, mà mức cho vay phụ thuộc vào từng khách hàng có xếp hạng tín dụng theo bộ chỉ tiêu của VCB sẽ có mức thẩm quyền phê duyệt của các cấp là

khác nhau, chi tiết tại mục thẩm quyền phê duyệt nêu trên. Căn cứ nhu cầu vốn của khách hàng, căn cứ việc đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng mà bộ phận thẩm định trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt mức cho vay áp dụng đối với từng khách hàng.

Thời hạn cho vay

Ngân hàng VCB không quy định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng; khả năng nguồn vốn của ngân hàng và thời hạn được phép kinh doanh, hoạt động của khách hàng (đối với các trường hợp hoạt động có thời hạn).

Thời hạn cho vay các DNVVN tại VCB được phân loại theo kỳ hạn gồm: Ngắn hạn (≤ 12 tháng); Trung hạn (trên 12 đến 36 tháng) và Dài hạn ( > 36 tháng). Tại 31/12/2019, dư nợ ngắn hạn DNVVN đạt 52.2 tỷ đồng, chiếm 78,4% tổng dư nợ DNVVN, còn lại là dư nợ cho vay trung dài hạn.

Lãi suất cho vay

Ngân hàng VCB thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Trụ sở chính VCB không áp dụng biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với các chi nhánh mà thông qua công cụ lãi suất vay vốn và các hướng dẫn cho vay, trong đó những khách hàng thông thường phải đảm bảo cho vay tối thiểu bằng sàn, những khách hàng cho vay dưới sàn sẽ thực hiện trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Trụ sở chính cũng ban hành thẩm quyền các mức phê duyệt lãi suất cho vay đối với các nhóm khách hàng. Tuy nhiên, các hướng dẫn cho vay này cũng thay đổi theo từng thời kỳ và nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình lãi suất trong toàn hệ thống cũng như trên thị trường, qua đó giúp chi nhánh chủ động đưa ra một mức lãi suất đảm bảo cho chi nhánh kinh doanh hiệu quả.

Việc áp dụng các mức lãi suất cho từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận.

Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt. Chi nhánh có quyền tự chủ quyết định phương thức lãi suất cố định hay có điều chỉnh (định kỳ, hoặc theo thông

báo trên thị trường quốc tế hoặc của ngân hàng VCB).

Bảo đảm tiền vay

Ngân hàng VCB tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất.

Ngân hàng VCB cũng đưa ra các quy định bắt buộc về việc nhận biện pháp bảo đảm tiền vay, hướng dẫn thực hiện nhận từng loại biện pháp bảo đảm tiền vay, và quan trọng nhất là tỷ lệ bảo đảm tối thiểu áp dụng đối với từng doanh nghiệp vay vốn dựa theo xếp hạng tín dụng theo bộ chỉ tiêu chấm điểm của VCB. Trường hợp không đạt tỷ lệ bảo đảm tiền vay tối thiểu thì chi nhánh phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Tại 31/12/2019, giá trị tài sản bảo đối với các DNVVN có quan hệ tín dụng tại VCB ở mức 47.449 tỷ đồng, tương ứng với 71% giá trị dư nợ cấp tín dụng DNVVN

71.00% 29.00%

Tổng dư nợ

Dư nợ có bảo đảm bằng tài sản Dư nợ không bảo đảm bằng tài sản

Biểu đồ 2.15. Tỷ trọng dư nợ có và không có tài sản bảo đảm trong cho vay DNVVN tại VCB thời điểm 31/12/2019

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

a. Những kết quả đạt được.

soát và điều chỉnh kịp thời, phù hợp với đặc thù hoạt động của từng chi nhánh cũng như phù hợp với tình hình thực tế các DNVVN trên thị trường; hạn chế các rủi ro đạo đức trong quá trình phê duyệt tín dụng;

b. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Mặt còn tồn tại

- Phân cấp thẩm quyền làm tăng thời gian xử lý hồ sơ, một số trường hợp

thời gian xử lý kéo dài dẫn tới chậm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mất cơ hội cạnh tranh; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân: Nằm trong chiến lược dài hạn của VCB nhằm hiện mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam, nối tiếp thành công bước đầu của Dự án Chuyển đổi mô hình tín dụng khối bán buôn (CTOM), trong năm 2018, VCB đã bắt đầu triển khai dự án Chuyển đổi mô hình ngân hàng bán lẻ (RTOM). Tuy nhiên, do đặc thù của khối bán lẻ bao gồm khách hàng DNVVN và các khách hàng thể nhân, khối lượng và phạm vi các nội dung công việc cần thực hiện chuyển đổi là tương đối rộng, hiện nay dự án mới hoàn thiện giai đoạn 1 – giai đoạn thiết kế, chuẩn bị bước vào giai đoạn 2 – giai đoạn triển khai thí điểm.

2.3.1.2. Sản phẩm cho vay DNVVN

Tại VCB, ngoài các sản phẩm cho vay truyền thống, một số sản phẩm đặc thù được xây dựng để tăng sự linh hoạt và hấp dẫn cho các sản phẩm. Hiện nay, hệ thống VCB đang có khoảng 17 sản phẩm đặc thù cho các DNVVN, các sản phẩm chủ yếu cho các ngành ô tô, thương mại – dich vụ, lưu trú nghỉ dưỡng, tài trợ nhà phân phối…một số văn bản quy định về sản phẩm cho vay đối với nhóm khách hàng DNVVN do VCB xây dựng như sau:

Bảng 2.4: Một số sản phẩm cho vay DNVVN tại VCB

STT Nội dung văn bản Ngày ban hành

1 Sản phẩm cho vay mua ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ 31/07/2014 2 Triển khai sản phẩm cho vay mua ô tô dành cho KHDN siêu nhỏ 15/08/2014 3 Ban hành gói sản phẩm cho vay đầu tư cơ sở lưu trú du lịch dành cho SME 22/10/2014 4 Điều chỉnh gói sản phẩm Cho vay cơ sở lưu trú du lịch dành cho

KHDNNVV ban hành tại QĐ 939/QĐ-VCB.CSSPBL của TGĐ 05/10/2015

5 Sản phẩm cho vay mua ô tô Trường Hải 30/12/2015

6 Ban hành gói sản phẩm tín dụng Hỗ trợ kinh doanh trung hạn dành cho Khách

hàng doanh nghiệp siêu nhỏ 06/01/2016

7 Khung chương trình tài trợ chuỗi cung ứng theo đối tác 06/04/2016 8 Thông báo ban hành quy định về Khung Chương trình tài trợ chuỗi cung

ứng theo đối tác 06/04/2016

9 Gói sản phẩm tài trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là Đại lý vé máy bay của

NH TMCP NT VN 30/06/2016

10 Quy định về sản phẩm Cho vay đối với Đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi

cho Masan Nutri-Science 23/06/2017

11 triển khai thí điểm sản phẩm Cho vay Đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi

cho Masan Nutri-Science 27/09/2017

12 Sản phẩm cho vay Đại lý phân phối xe ô tô Isuzu Việt Nam 11/07/2017 13 Triển khai sản phẩm cho vay đại lý phân phối xe ô tô Isuzu Việt Nam cho

Cho vay người mua xe ô tô thương hiệu Isuzu 12/07/2017

14 Sản phẩm cho vay Người mua xe ô tô thương hiệu Isuzu 11/07/2017

15 Khung sản phẩm tài trợ ngành ô tô, xe máy 03/08/2018

16 Quy định về sản phẩm tài trợ nhà phân phối bia Sabeco 18/02/2019 17

Hướng dẫn triển khai sản phẩm tài trợ NPP bia Sabeco 18/02/2019

Nguồn: Quy định về sản phẩm cho vay DNVVN của VCB ban hành năm 2019 2.3.1.3. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

Những kết quả đạt được.

- Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với DNVVN đã được rà

soát và điều chỉnh kịp thời, phù hợp với đặc thù hoạt động của từng chi nhánh cũng như phù hợp với tình hình thực tế các DNVVN trên thị trường; hạn chế các rủi ro đạo đức trong quá trình phê duyệt tín dụng;

- Trong những năm vừa qua TSC VCB đã ban hành hệ thống các sản phẩm

tương đối đa dạng và đầy đủ, có thể áp dụng cho hầu hết các đối tượng khách hàng DNVVN tại các ngành nghề lĩnh vực khác nhau, đây cũng là điều kiện thuận lợi để các điểm bán trong toàn hệ thống triển khai công tác bán hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cách linh hoạt với nhiều gói cho vay/chương trình ưu đãi hấp dẫn, giao cho các chi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 68)