Tăng cường công tác kiểmsoát hoạtđộngchovay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 99 - 101)

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ

chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp một vài DNNVV vay phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, thu mua nông lâm sản, phế liệu, trả lương công nhân…

Những rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền này vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này, ngân hàng cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay. Ngoài việc theo dõi qua các bản báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng cũng cần phải trực tiếp bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì các DNNVV tại chi nhánh chủ yếu vay ngắn hạn nên thời gian hoàn vốn nhanh, do đó công tác thăm địa điểm sản xuất, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết và thường xuyên. Để tăng cường hoạt động này thì cán bộ tín dụng cần tiến hành các hoạt động:

Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên phân công việc thẩm định hồ sơ cho vay và kiểm tra tình hình sử dụng vốn cho hai nhân viên khác nhau. Vì có không ít trường hợp nhân viên thẩm định cho vay làm luôn phương án sử dụng vốn vay cho khách hàng, trong khi khách hàng thì không sử dụng đúng như trong phương án trình bày. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra liên tục thường xuyên bám sát khách hàng để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định, phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

Cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra về tài sản bảo đảm của khách hàng. Nếu tài sản đó bị giảm giá trị thì ngân hàng cần tiến hành buộc doanh nghiệp phải bổ sung thêm tài sản đảm bảo, hoặc cắt giảm bớt lượng vốn vay, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính

đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật…, dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng để nắm bắt khả năng xử lý chủ động, kịp thời các rủi ro tín dụng có nguy cơ xảy ra.

Tăng cường tần suất hoạt động kiểm tra giám sát của Ban KTrNB và Bộ phận KTrNB tại chi nhánh, các nội dung kiểm tra cần được thiết kế phù hợp để đưa ra được toàn bộ các tồn tại trong công tác tín dụng.

Hoạt động tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát cần được thực hành thường xuyên liên tục, tạo thói quen kỹ năng cho cán bộ, từ đó phát huy được hiệu quả của các chốt kiểm soát. Bên cạnh đó cũng cần thực hiện nghiêm túc quy định về nghỉ phép bắt buộc 5 ngày liên tục, có chế độ phân công cán bộ khác thực hiện thay công việc của cán bộ nghỉ phép, từ đó phát hiện kịp thời các lỗ hổng trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 99 - 101)