Các kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 101 - 107)

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ quản, trực tiếp hướng dẫn hoạt động cũng như kiểm soát đối với các NHTM. Vì vậy, quyết định của Ngân hàng Nhà nước sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đối tượng tham gia thị trường tài chính. Để cho hoạt động tín dụng của các NHTM được an toàn và hiệu quả, xin được đưa ra một số kiến nghị như sau:

a) Ban hành, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và định hướng hoạt động cho các tổ chức tín dụng về cho vay DNVVN

Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào chiến lược phát triển đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính tiền tệ trên thế giới để đưa ra định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, ban hành các văn bản, quy định về hoạt động tín dụng để từ đó có thể quản lý hoạt động của các ngân hàng đảm bảo phát triển an toàn và bền vững.

Hiện nay, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay đối với khách hàng đặc biệt là các DNVVN của tổ chức tín dụng là chưa thật sự hợp lý, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thành phần kinh tế này. Ngân hàng Nhà nước cần có những bổ sung sửa đổi nhằm quy định rõ ràng hơn và đơn giản hoá các điều kiện cho vay đối với các DNVVN, quy định cụ thể về các ưu đãi về mặt thủ tục, lãi suất, thời hạn cho vay đối với các doanh nghiệp này tại các ngân hàng thương mại.

Hơn nữa, mặc dù đã có quy định ngân hàng được lựa chọn khách hàng cho vay không có tài sản đảm bảo, nhưng chưa có một chuẩn mực nào đánh giá khả năng tài chính hoặc mức độ tín nhiệm của khách hàng. Vì thế, hầu hết các khoản vay của các DNVVN phải có tài sản đảm bảo, trong khi giá trị tài sản của doanh nghiệp thường bị đánh giá thấp, các bất động sản thì không đủ giấy tờ hợp lệ. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải có quy định cụ thể, rõ ràng hơn để tạo điều kiện cho DNVVN được vay vốn ngân hàng, đồng thời các ngân hàng cũng dễ dàng hơn trong việc cấp tín dụng cho loại hình doanh nghiệp này.

Hiện nay nhiều doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại nhiều tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng cạnh tranh trong việc lôi kéo khách hàng dễ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng. cho vay vượt quá khả năng của khách hàng dễ dẫn đến ảnh hưởng an toàn hệ thống ngân hàng vì vậy NHNN cần thường xuyên kiểm tra và có chế tài đủ mạnh nghiêm minh để xử lý các vi phạm trong hoạt động cho vay và quy định tổng giới hạn tín dụng của một khách hàng tại các tổ chức tín dụng không quá 10 lần vốn chủ sở hữu ( theo ý kiến của tác giả).

Việc xử lý tài sản thế chấp đặc biệt là nhà đất ở gặp rất nhiều khó khăn khi bên thế chấp không hợp tác, chây ỳ dẫn đến phải khởi kiện ra toà mất rất nhiều thời gian và chi phí vì vậy NHNN, các cơ quan có thẩm quyền cần có quy định rõ ràng về việc xử lý tài sản bảo đảm để giúp các ngân hàng rút ngắn thời gian xử lý nợ xấu.

b) Nâng cao chất lượng và vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng được thành lập theo Nghị định số 88/NĐ-CP và Quyết định số 68/1999/QĐ-NH thuộc Ngân hàng Nhà nước, có chi nhánh tại các

Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, thực hiện thu thập thông tin về các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, từ khi ra đời đến nay, vai trò và chất lượng hoạt động của trung tâm này vẫn còn nhiều bất cập. Thông tin mà Trung tâm này cung cấp chưa thật sự đầy đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngân hàng cả về số lượng và chất lượng. Hơn nữa, Trung tâm này cũng còn nhiều vướng mắc về cơ sở pháp lý và sự phối hợp giữa các thành phần tham gia. Do vậy, để nâng cao vai trò cũng như chất lượng hoạt động của trung tâm, xin đưa ra một số giải pháp sau:

Từng bước hoàn thiện môi trường tổ chức hoạt động, cải tiến cơ chế làm việc. Một mặt cần sắp xếp Trung tâm này trở thành một trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những thông tin liên quan đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Mặt khác Trung tâm cần phối hợp với các Cơ quan, Bộ ngành của Chính phủ để thu thập đa dạng, phong phú hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực khác nhau.

Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của Trung tâm, các văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, quy định cụ thể các nội dung như nguồn cung cấp thông tin, các chỉ tiêu thu thập, người sử dụng thông tin.

KẾT LUẬN

Khuyến khích sự phát triển năng động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được coi là vấn đề ưu tiên trong số các mục tiêu phát triển kinh tế của các nền kinh tế phát triển và nền kinh tế mới nổi. DNVVN là động cơ chính để tạo công ăn việc làm và tăng trưởng GDP. DNVVN cũng đóng góp to lớn cho sự đa dạng của nền kinh tế và ổn định xã hội cũng như có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, sự phát triển của DNVVN cũng hàm chứa nhiều thách thức lớn. Thiếu khả năng tiếp cận tài chính thường được coi là một trong những trở ngại chính cho việc tăng trưởng của DNVVN.

Từ trước đến nay, các ngân hàng thương mại vẫn coi DNVVN như là một thách thức vì thiếu hụt thông tin, không có tài sản thế chấp và chi phí dịch vụ cao hơn do cần phải thực hiện các giao dịch có qui mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, vì thị phần giao dịch ngân hàng doanh nghiệp tiếp tục co hẹp và thị phần DNVVN lại đầy tiềm năng nên các ngân hàng bắt đầu tiếp cận và khai thác thị phần này. Ở thị trường các nước phát triển, các ngân hàng đã có bước tiến đáng kể trong việc phục vụ thị trường DNVVN trong vài thập kỷ gần đây. Song, ở thị trường các nước đang phát triển, nhiều ngân hàng mới đang bắt đầu mở rộng các hoạt động sang lĩnh vực này.

VCBđã và đang hợp tác với DNVVN và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và của nền kinh tế xã hội. Số lượng DNVVN cùng với dư nợ tín dụng của DNVVN tại ngân hàng ngày càng tăng, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu nhập choVCB. Trong những năm qua, nhờ đa dạng hoá các loại hình cho vay, sử dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt, hợp lý, cởi mở hơn khi tiếp cận với DNVVN, nên hoạt động cho vay DNVVN tại ngân hàng đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hoạt động cho vay đối với DNVVN tại VCBvẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và vẫn là thách thức lớn cho ngân hàng khi khai thác thị trường này với tiềm ẩn rủi ro cao.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hoạt động cho vay các DNVVN… Qua đó đã phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý cho vay các DNVVN tại VCBtrong thời gian qua và đã đi sâu vào việc tìm ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý cho vay đối với các DNVVN tại ngân hàng. Cũng từ lý luận và thực tiễn nghiên cứu, luận văn cũng đã nêu lên được một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan và với cơ quan chủ quản trong việc thúc đẩy sự phát triển của các DNVVN.

Trong quá trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn cũng như thu thập tài liệu, phân tích hoạt động thực tiễn song vẫn còn nhiều vấn đề thiếu xót, hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung rất mong nhận được ý kiến góp ý của các cán bộ trong và ngoài ngành để nâng cao tính khả thi của các giải pháp.

1. Lê Xuân Bá, Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội -2007.

2. Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008),

Báo cáo thường niên doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

3. Nguyễn Cúc, Đổi mới cơ chế và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ

và vừa ở Việt Nam đến năm 2005, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội -2000.

4. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Quản trị Ngân hàng Thương Mại, NXB Giao

thông vận tải – 2009.

5. Học viện Ngân hàng, Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà

Nội– 2001.

6. Học viện Tài chính, Giáo trình khoa học quản lý, Nxb thống kê Hà Nội -2012. 7. Nguyễn Ngọc Hùng, Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội -2004.

8. Nguyễn Đình Hương, Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2002.

9. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê Hà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội - 2009.

10. Luật tổ chức tín dụng Việt Nam - 2010.

11. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội - 2001. 12. Ruth Hillary, Small and Medium-Sized Enterprises and the Environment:

Business Imperatives - 2017

13. Abdulaziz M. Abdulsaleh1 & Andrew C. Worthington,Small and Medium-Sized Enterprises Financing: A Review of Literature - 2013

hang. 446.aspxhó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ…

17. http.www.diendannganhang.com

18.http://www.dichvuthanhlapcongty.com/news/Nghe-thuat-Kinhdoanh/Ngan-

hang-cho-vay-sang-toi-lan-lon-1043/

19. Báo cáo kết quả kinh doanh VCB giai đoạn 2015 – 2019

20. Báo cáo thường niên VCB các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. 21. Tài liệu Tự rà soát rủi ro và các chốt kiểm soát VCB

22. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.

23. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.

24. Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Quân Đội các năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 101 - 107)