Chất lượng tín dụng toàn hệ thống
Biểu đồ 2.10: Biến động nợ xấu nội, ngoại bảng tại VCB giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VCB giai đoạn 2015 - 2019
Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm qua từng năm. Tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát đáp ứng chỉ tiêu ĐHĐCĐ giao và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu thời điểm 31/12/2019 là 1,02%, giảm 0,86% so với thời điểm 31/12/2015
• Nợ xấu ngoại bảng (bao gồm nợ đã XLRR và nợ bánVAMC):
Dư nợ xấu ngoại bảng có xu hướng tăng do VCB tăng cường xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR. Trong năm 2016, VCB đã mua lại nợ VAMC để đưa nợ xấu về cùng một bảng. Đến thời điểm 31/12/2019, dư nợ xấu ngoại bảng là 24.587 tỷ đồng, tăng 7.180 tỷ đồng (38,7%) so với thời điểm 31/12/2015.
Dư nợ xấu nội ngoại bảng có xu hướng tăng: thời điểm 31/12/2019, dư nợ xấu nội ngoại bảng là 31.721 tỷ đồng, tăng 6.098 tỷ đồng so với thờiđiểm31/12/2015.Tuynhiên,tỷlệnợxấunộingoạibảngcóxu hướng giảm: từ mức 6,62% thời điểm 31/12/2015 xuống còn 4,56% thời điểm 31/12/2019 (giảm 2,06%).
Chất lượng tín dụng DNVVN
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
560 767 465 301 253 2,823 1,065 528 139 254 Nợ nhóm 2 Nợ xấu
Biểu đồ 2.11: Nợ nhóm 2 DNVVN giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VCB giai đoạn 2015 – 2019
Với việc áp dụng quyết liệt các biện pháp xử lý thu hồi nợ, dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm qua từng năm. Tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát đáp ứng chỉ tiêu ĐHĐCĐ giao và thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu thời điểm 31/12/2019 là 0,77%, giảm 0,86% so với thời điểm cuối năm 2015. Đặc biệt đối với nhóm khách hàng SMEs, nợ nhóm 2 và nợ xấu giai đoạn 2015 – 2019 giảm từ mức 3.383 tỷ đồng xuống 507 tỷ đồng, trong đó nợ nhóm 2 tại 31/12/2019 ở mức 253 tỷ đồng, giảm 54,8% so với cuối năm 2015. Nợ xấu giảm hơn 10 lần về mức 254 tỷ đồng tại cuối năm 2019 với mức giảm tuyệt đối 2.569 tỷ đồng.
2.2.5. Hiệu quả hoạt động
Hiệu quả hoạt động toàn hệ thống
(Đơn vị: Tỷ đồng) 2015 2016 2017 2018 2019 21,202 24,886 29,406 39,278 40,132 6,827 8,578 11,341 18,269 22,720
Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận trước thuế
Biểu đồ 2.12: Hiệu quả hoạt động VCB giai đoạn 2015 - 2019
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VCB giai đoạn 2015 - 2019
Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2015 – 2019 có sự bứt phá mạnh mẽ và tăng trưởng không ngừng qua các năm. Từ năm 2016, VCB vươn lên trở thành ngân hàng có lợi nhuận cao nhất ngành từ vị trí thứ 3 năm 2015 và duy trì vị thế dẫn đầu đến nay. Trong đó, năm 2019 đánh dấu cột mốc lợi nhuận đỉnh cao với 22.720 tỷ đồng (tăng trưởng 24,3%), cao hơn tổng lợi nhuận của 2 ngân hàng liềnkề.
Tốc độ tăng trưởng LNTT bình quân giai đoạn 2015 – 2019 đạt 38,3%, vượt xa tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 (11,4%). Tuy nhiên, một số NHTMCP tư nhân có mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2018 cao vượt trội và có sự bứt phá lớn về lợi nhuận như TCB với 73,6%/năm và ACB với 69,4%/năm.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1,930 2,4 13 3,163 3,550 8,237 11,34 1 18,016 22,717
Lợi nhuận DNVVN Lợi nhuận toàn hệ thống
Biểu đồ 2.13: Biến động Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh DNVVN và tổng lợi nhuận VCB giai đoạn 2016 – 2019
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VCB giai đoạn 2016 - 2019
Cùng với sự mở rộng kinh doanh đối với khối khách hàng DNVVN, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng ghi nhận xu hướng tăng trưởng rõ rệt qua từng năm. Trong năm 2016, lợi nhuận thu được từ DNVVN đạt 1.930 tỷ đồng, chiếm 23% trong tổng lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống. (8.237 tỷ đồng). Sang đến năm 2019, lợi nhuận DNVVN tăng trưởng ấn tượng lên đến mức 3.550 tỷ đồng, tăng 12% so với năm liền kề trước và 83,9% so với năm 2016 với mức tăng tuyệt đối 1.620 tỷ đồng, chiếm 15,6% tổng lợi nhuận toàn hệ thống (22.717 tỷ đồng).
Có thể nhận thấy giai đoạn 2016 – 2019, thu nhập từ khối DNVVN tại VCB có sự tăng trưởng, tuy nhiên mức độ tăng trưởng thấp hơn với mức độ tăng trưởng của lợi nhuận toàn hệ thống.
Thị phần cho vay đối với DNVVN
Biểu đồ 2.14: Thị phần tín dụng DNVVN trên cả nước
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh VCB giai đoạn 2015 – 2019
Khối khách hàng DNVVN này luôn là nguồn khách hàng tiềm năng của tất cả sản phẩm tín dụng cũng như huy động vốn của VCB. Tính riêng khu vực Hà Nội, VCB có đến 82 chi nhánh và phòng giao dịch, tuy nhiên mới đáp ứng được 9% nhu cầu của các DNVVN trên địa bàn.
Xét theo tỉ lệ trung bình trên cả nước, với 550 chi nhánh và phòng giao dịch của VCB hiện tiếp cận được ~11% khối DNVVN. Điều này chứng tỏ, thị trường tín dụng SMEs trong tại các khu vực còn rất nhiều tiềm năng khai thác. Ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác bán hàng đối với khối khách hàng này.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệpnhỏ và vừa tại VCB nhỏ và vừa tại VCB
2.3.1. Chính sách, sản phẩm cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ vàvừa tại VCB vừa tại VCB
Tại VCB, các sản phẩm cho vay được xây dựng tập trung tại Trụ sở chính với đầu mối thực hiện là Phòng Chính sách sản phẩm bán lẻ với một số chức năng nhiệm vụ chủ yếu đối với sản phẩm tín dụng của nhóm khách hàng DNVVN như sau:
-Xây dựng chiến lược, kế hoạch cho vay nhóm khách hàng DNVVN
-Xây dựng quy trình, chính sách liên quan đến hoạt động cho vay khách
hàng DNVVN (Chính sách lãi suất, phí, chính sách khách hàng);
-Thiết kế các sản phẩm tín dụng bán lẻ;
-Hướng dẫn, quản lý việc triển khai sản phẩm/quy trình/chính sách tín dụng
khách hàng DNVVN trên toàn hệ thống;
-Khai thác và phân tích số liệu đánh giá xu hướng thị trường, tình hình kinh doanh bán lẻ phục vụ công tác quản trị của Ban điều hành và các chi nhánh trong toàn hệ thống.
2.3.1.1. Chính sách cho vay DNVVN
VCB hiện đã ban hành quy định về cho vay đối với khách hàng tổ chức bán lẻ, theo đó có các Quy định cụ thể các bước thực hiện trong quá trình xác định giới hạn tín dụng và cấp tín dụng áp dụng chung đối với tất cả các khách hàng Tổ chức bán lẻ của VCB.
Thẩm quyền cấp tín dụng
- Thẩm quyền cấp tín dụng của VCB
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB), thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng được phân các cấp quản lý như sau
Chi nhánh Phòng PDTD Hội đồng Giám đốc chi nhánh Hội đồng tín dụng cơ sở Chuyên gia phê
duyệt Lãnh đạo PDTD Giám đốc phê duyệt Hội đồng tín dụng trung ương
Hình 2.4: Các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng tại VCB
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo quy trình quy định tại VCB
Theo quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với một khách hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 2453/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 30/12/2019 của Chủ tịch HĐQT VCB, gồm có 4 nhóm phê duyệt lớn như trong sơ đồ gồm: Chi nhánh, Phòng Phê duyệt tín dụng (PDTD), Ban điều hành (BĐH), Hội đồng.
Hội đồng quản trị
Giới hạn tín dụng (GHTD) là Tổng giá trị cấp tín dụng tối đa và giá trị bảo lãnh cho bên thứ ba quy đồng Việt Nam mà VCB xem xét cấp cho một khách hàng trong khoảng thời gian nhất định. Tại một thời điểm, một khách hàng chỉ có một mức GHTD tại VCB.
Tại VCB, Trụ sở chính phân chia thẩm quyền phê duyệt không theo từng chi nhánh với thẩm quyền khác nhau, mà thẩm quyền phê duyệt sẽ áp dụng theo xếp hạng tín dụng của Khách hàng tại VCB theo bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng PD của VCB.
Chi tiết về phân cấp thẩm quyền tại các chi nhánh, chia làm 4 nhóm chi nhánh với 4 mức thẩm quyền dựa vào Xếp hạng tín dụng PD (XHTD PD) của các khách hàng khác nhau:
Bảng 2.2: Thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với khách hàng Tổ chức bán lẻ tại VCB Cấp thẩm quyền Giá trị GHTD của khách hàng tại VCB Trường hợp được bảo đảm đầy đủ bằng tài sản có tính
thanh khoản cao (tỷ đồng) Trường hợp khác (tỷ đồng) Hội đồng HĐQT GHTD cao nhất Không áp dụng GHTD thấp nhất Không áp dụng > 4.000 HĐTD TƯ GHTD cao nhất ≤ 4.000 GHTD thấp nhất > 4.000 > 450 BĐH GĐ Phê duyệt GHTD cao nhất ≤ 4.000 ≤ 450 GHTD thấp nhất > 1.000 > 300 Phòng PDTD LĐP Phê duyệt tín dụng GHTD cao nhất ≤ 1.000 ≤ 300 GHTD thấp nhất > 600 > 100
Chuyên gia phê duyệt
GHTD cao nhất ≤ 600 ≤ 100
GHTD thấp nhất Vượt thẩm quyền của HĐTD CS
Chi nhánh Nhóm 1 HĐTD Cơ sở GHTD cao nhất ≤ 300 ≤ 70 GHTD thấp nhất > 200 > 50 GĐ Chi nhánh GHTD cao nhất ≤ 200 ≤ 50 GHTD thấp nhất 0 0 Nhóm 2 HĐTD Cơ sở GHTD cao nhất ≤ 300 ≤ 50 GHTD thấp nhất > 200 > 35 GĐ Chi nhánh GHTD cao nhất ≤ 200 ≤ 35 GHTD thấp nhất 0 0 Nhóm 3 HĐTD Cơ sở GHTD cao nhất ≤ 300 ≤ 20 GHTD thấp nhất > 200 > 15 GĐ Chi nhánh GHTD cao nhất ≤ 200 ≤ 15 GHTD thấp nhất 0 0 Nhóm 4 HĐTD Cơ sở GHTD cao nhất ≤ 300 ≤ 10 GHTD thấp nhất > 200 > 7 GĐ Chi nhánh GHTD cao nhất ≤ 200 ≤ 7 GHTD thấp nhất 0 0
Nguồn: Quy định về thẩm quyền cho vay DNVVN của VCB ban hành năm 2019
Các khách hàng của chi nhánh có giá trị GHTD vượt thẩm quyền tại chi nhánh thì trình cấp cao hơn theo Bảng thẩm quyền chung của VCB như trên.
Bảng 2.3. Tổng hợp dư nợ DNVVN phân theo cấp thẩm quyền phê duyệt Chỉ tiêu Dư nợ (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Thẩm quyền chi nhánh 50.250 75,2 Thẩm quyền TSC 16.580 24,8 Tổng cộng 66.830 100 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy, thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng đối với DNVVN hiện tại chủ yếu tập trung tại cấp chi nhánh, chiếm trên 75%, dư nợ khách hàng thuộc thẩm quyền phê duyệt tại TSC chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong cơ cấu dư nợ DNVVN.
Đối tượng vay vốn
Chính sách cho vay của Ngân hàng VCB không giới hạn một loại đối tượng cụ thể và hạn chế việc đưa ra nhiều loại chính sách khác nhau cho các đối tượng khác nhau. Để đảm bảo tính bình đẳng, chính sách cho vay được áp dụng cho tất cả các đối tượng vay vốn.
Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn tại VCB phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Điều kiện cho vay
Ngân hàng VCB xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu
quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng VCB.
- Thực hiện tuân thủ các nhóm điều kiện tín dụng đối với từng nhóm ngành
hàng theo quy định của VCB, cụ thể:
Tuân thủ các thủ tục pháp lý: Khách hàng cung cấp quyết định phê
duyệt phương án vay vốn/quyết định việc vay vốn/Thực hiện biện pháp bảo đảm/Ký kết các hợp đồng tín dụng/Hợp đồng bảo đảm của cấp có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định nội bộ của khách hàng/Bên thứ ba.
Tuân thủ việc Cung cấp thông tin: Khách hàng cam kết và thực hiện
gửi cho VCB các báo cáo bằng văn bản bao gồm nhưng không giới hạn bởi: Báo cáo tài chính kèm sổ chi tiết hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả… định kỳ hàng tháng/quý/năm.
Doanh thu và dịch vụ ngân hàng: Khách hàng cam kết chuyển doanh
thu về tài khoản mở tại VCB theo tỷ lệ tối thiểu bằng tỷ trọng dư nợ vay tại VCB/tổng dư nợ tại các TCTD.
Khách hàng thực hiện việc cung cấp báo cáo tài chính thuế và hoặc
báo cáo tài chính kiểm toán định kỳ hàng năm.
Tuân thủ pháp luật: Khách hàng cam kết hoạt động kinh doanh tuân
thủ các quy định của pháp luật trong suốt thời gian vay vốn.
Tuân thủ điều kiện thương mại: Khách hàng cam thực hiện sử dụng
dịch vụ tại VCB trong thời gian sử dụng hạn mức tín dụng, đảm bảo tuân thủ các điều kiện cụ thể về số dư tiền gửi bình quân; Doanh số giải ngân; Tỷ trọng dư nợ bình quân; Doanh số tài trợ thương mại/Mua bán ngoại tệ/Bảo lãnh/LC…
Các điều kiện khác theo quy định VCB và của cấp phê duyệt tín dụng
từng thời kỳ.
Mức cho vay
Trong chính sách cho vay, Ngân hàng VCB không quy định cố định mức thẩm quyền cho vay của giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở chi nhánh hay các cấp phê duyệt vượt thẩm quyền phê duyệt tại Chi nhánh áp dụng chung đối với tất cả khách hàng, mà mức cho vay phụ thuộc vào từng khách hàng có xếp hạng tín dụng theo bộ chỉ tiêu của VCB sẽ có mức thẩm quyền phê duyệt của các cấp là
khác nhau, chi tiết tại mục thẩm quyền phê duyệt nêu trên. Căn cứ nhu cầu vốn của khách hàng, căn cứ việc đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng mà bộ phận thẩm định trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt mức cho vay áp dụng đối với từng khách hàng.
Thời hạn cho vay
Ngân hàng VCB không quy định giới hạn tối đa về thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng; khả năng nguồn vốn của ngân hàng và thời hạn được phép kinh doanh, hoạt động của khách hàng (đối với các trường hợp hoạt động có thời hạn).
Thời hạn cho vay các DNVVN tại VCB được phân loại theo kỳ hạn gồm: Ngắn hạn (≤ 12 tháng); Trung hạn (trên 12 đến 36 tháng) và Dài hạn ( > 36 tháng). Tại 31/12/2019, dư nợ ngắn hạn DNVVN đạt 52.2 tỷ đồng, chiếm 78,4% tổng dư nợ DNVVN, còn lại là dư nợ cho vay trung dài hạn.
Lãi suất cho vay
Ngân hàng VCB thực hiện chính sách lãi suất cho vay linh hoạt. Trụ sở chính VCB không áp dụng biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với các chi nhánh mà thông qua công cụ lãi suất vay vốn và các hướng dẫn cho vay, trong đó những khách hàng thông thường phải đảm bảo cho vay tối thiểu bằng sàn, những khách hàng cho vay dưới sàn sẽ thực hiện trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Trụ sở chính cũng ban hành thẩm quyền các mức phê duyệt lãi suất cho vay đối với các nhóm khách hàng. Tuy nhiên, các hướng dẫn cho vay này cũng thay đổi theo từng thời kỳ và nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình lãi suất trong toàn hệ thống cũng như trên thị trường, qua đó giúp chi nhánh chủ động đưa ra một mức lãi suất đảm bảo cho chi nhánh kinh doanh hiệu quả.
Việc áp dụng các mức lãi suất cho từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận.
Phương thức áp dụng lãi suất cũng linh hoạt. Chi nhánh có quyền tự chủ quyết định phương thức lãi suất cố định hay có điều chỉnh (định kỳ, hoặc theo thông
báo trên thị trường quốc tế hoặc của ngân hàng VCB).
Bảo đảm tiền vay
Ngân hàng VCB tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất.
Ngân hàng VCB cũng đưa ra các quy định bắt buộc về việc nhận biện pháp bảo đảm tiền vay, hướng dẫn thực hiện nhận từng loại biện pháp bảo đảm tiền vay, và quan trọng nhất là tỷ lệ bảo đảm tối thiểu áp dụng đối với từng doanh nghiệp vay vốn dựa theo xếp hạng tín dụng theo bộ chỉ tiêu chấm điểm của VCB. Trường hợp không đạt tỷ lệ bảo đảm tiền vay tối thiểu thì chi nhánh phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Tại 31/12/2019, giá trị tài sản bảo đối với các DNVVN có quan hệ tín dụng