Định hướng hoạtđộng kinh doanh của VCB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 52 - 55)

Năm 2020 và các năm tiếp theo nền kinh tế nói chung, các ngân hàng thương mại nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, định hướng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam là tiếp tục bám sát mục tiêu phát triển chung của đất nước và của ngành ngân hàng, tích cực nắm bắt tốt cơ hội, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường, giữ vai trò chủ lực chủ đạo trong việc thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước và chính phủ; tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại, nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh, đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức,quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, tập trung xử lý va kiểm soát nợ xấu... bảo đảm hoạt động kinh doanh tăng truởng an toàn, hiệu quả và bền vững, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội thể hiện trách nhiệm VCB với cộng đồng.

Các định hướng tại Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng 2030 có liên quan đếnVCB:

- Đến cuối 2025, ngành ngân hàng có ít nhất từ 2 đến 3 NHTM nằm trong tốp

100 ngân hàng lớn nhất (về TTS) trong khu vực châuÁ;

- Có 3 đến 5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên TTCK nước ngoài;

cổ phần chi phối và NHTM CP có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn;

- Tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động DV; thúc đẩy tín dụng xanh;

- Hướng tới đạt trình độ quản trị ngân hàng, áp dụng công nghệ số thuộc Top

4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA VCB ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH: Ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC ĐẾN NĂM 2025

Hình 2.3: Chiến lược phát triển VCB đến năm 2025

Nguồn: Báo cáo chiến lược phát triển VCB đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

-Về quy mô: Giai đoạn 2020 - 2025, VCB dự kiến phát hành tăng vốn bình quân 6,5% mỗi năm, giảm tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước xuống 51% vào năm 2025, do đó VCSH tăng bình quân 26%/năm. Tổng tài sản tăng trưởng bình quân 14%/năm; Tín dụng tăng bình quân 14%/năm; Huy động tăng bình quân 13%/năm. So với giai đoạn 2014 – 2018, chỉ tiêu quy mô tăng trưởng thấp hơn và ổn định hơn, phù hợp với những dự báo diễn biến của thị trường.

- Về an toàn hoạt động: Tỷ lệ nợ xấu hàng năm kiểm soát dưới mức 1%, hệ số an toàn vốn CAR hướng đến mức trên 12%.

- Về hiệu quả hoạt động: Giai đoạn 2020 - 2025, Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng trưởng bình quân 17%/năm, mức tăng trưởng cao hơn so với tốc độ quy mô Tổng tài sản nhờ chiến lược chuyển dịch cấu trúc tài sản - nguồn vốn và tăng thu phí từ dịch vụ. Dự kiến tỷ trọng thu phí dịch vụ tăng lên mức 33% vào năm 2025, so với mức ~20% năm 2018, tỷ trọng thu nhập phi tín dụng trên 40%. ROAA, ROAE tương ứng trên 1,6% và trên 14%.

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Trong giai đoạn tiếp theo, VCB phát triển với định hướng trở thành tập đoàn ngân hàng tài chính số 1 tại Việt Nam, khẳng định vị thế một trong 50 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, một trong 200 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 700 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu và đóng góp lớn vào sự thịnh vượngcủa ViệtNam.

Để hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh này, các mục tiêu chiến lược bao gồm:

- Khẳng định vị thế số 1 về quy mô lợi nhuận, quy mô và tỷ trọng thu nhập

phi tín dụng trong các ngân hàng tại Việt Nam với cơ cấu lợi nhuận tương đương các ngân hàng hàng đầu thế giới

- Số 1 về bán lẻ và ngân hàng đầu tư tại Việt Nam, cung cấp hệ sinh thái tài

chính toàn diện dành cho khách hàng cá nhân và SME

- Trở thành đối tác chuyên nghiệp hỗ trợ cho việc phát triển kinh doanh của

khách hàng tổ chức

- Nền tảng ngân hàng số tốt nhất tại Việt Nam, công nghệ ngang hàng với các ngân hàng lớn tại châu Á

- Đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực và môi trường làm việc tại Việt Nam

- Quản trị rủi ro theo các thông lệ quốc tế tốt nhất

- Đóng góp cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của nền kinh tế xã hội

Việt Nam.

2.2. Hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam và khối khách hàng DNVVN giai đoạn 2015-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 52 - 55)