Chăm sóc và quản lí a Thức ăn và cách cho ăn

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 66 - 69)

II. KĨ THUẬT NUÔI CÁ LỒNG 1 Đặc điểm của kĩ thuật nuôi cá lồng

7. Chăm sóc và quản lí a Thức ăn và cách cho ăn

a. Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn gồm rong, bèo, cây ngô, rau muống, cám bã, ngô, khoai, thức ăn tự chế hay thức ăn công nghiệp.

- Khi cá còn nhỏ cho thức ăn tinh : Cám, bột. Lượng cho cá trắm cỏ giống ăn khoảng (5-10)% tổng khối lượng cá/ngày.

- Đối với cá trắm cỏ lớn, cho cá ăn bằng thức ăn xanh như lá sắn, cỏ non, thân cây ngô, lá dướng,… Lượng thức ăn cho bằng (30-40)% khối lượng cá nuôi/ngày. Nếu dùng rong nước, lượng cho ăn tăng đến (50-60)%. - Ngày cho ăn 2 lần để tránh cá cạnh tranh thức ăn, cho cá ăn vào lúc mát

trời, nước lưu thông.

- Khi cá thay đổi khẩu phần thức ăn, phải thay từ từ, tránh đột ngột. - Cá thường giảm ăn đến bỏ ăn khi bị bệnh hay chất lượng nước thay đổi.

b. Chăm sóc

- Trước khi thả cá và sau mỗi đợt thu hoạch, phải kích lồng lên cạn, dùng vôi quét trong và ngoài lồng, phơi khô (1-2)ngày để diệt trừ mầm bệnh .

- Trước khi cho cá ăn cần vớt hết rong, cỏ, cọng lá còn thừa trong lồng. - Một tuần 2 lần cọ rửa các khe lồng cho thông thoáng, tránh làm thất

thoát cá do lồng bị hỏng.

- Hàng ngày quan sát nước lên xuống, mùa mưa bão phải di chuyển lồng vào nơi an toàn, san bớt cá nuôi trong lồng.

- Định kì từ 1 đến 2 tháng di chuyển lồng để tránh môi trường cũ bị ô nhiễm.

- Tránh khấy động nhiều làm cá sợ hãi, vượt nhảy bị sây sát, tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể cá.

- Khi cá nổi đầu do thiếu oxi phải quấy sục khi kịp thời ( thường bị trong trường hợp nước không chảy, nuôi dầy, nan lồng dầy).

- Dùng một số cây cỏ chất sát trùng để cho cá ăn như : lá cây chó đẻ (cỏ lào), lá cúc dại, sài đất, cho cá ăn trong mừa cá hay phát bệnh vào tháng 4-5 và tháng 7-8; nếu có thể, cho ăn them vitamin C trộn vào thức ăn tinh với lượng (1-2)% để tăng cường khả năng chịu đựng cho cá.

- Nuôi cá lồng có thể coi như hình thức nuôi cá công nghiệp, hiệu quả kinh tế lớn nhưng do nuôi tập trung với mật độ cao nên hay xảy ra dịch bệnh, nếu không chú ý biện pháp phòng chống kịp thời thì thiệt hại không nhỏ. Nhiều nơi phong trào nuôi cá trắm cỏ lồng giảm hẳn sau khi có dịch xảy ra. Nuôi cá lồng cũng cần chú ý phát triển theo cộng động để dễ bề quản lí, bảo vệ.

- Trong nuôi cá, phòng bệnh là chủ yếu – cũng là biện pháp tích cực nhất, trị bệnh là biện pháp cuối cùng thực hiện, nhưng chi phí lớn, kết quả lại không cao, làm giảm hiệu quả kinh tế. Cho đến nay, các bệnh do kí sinh gây ra, có thể diệt được, nhưng bệnh do virus (đốm đỏ lở

loét, xuất huyết) chưa có thể trị được. Khi quyết định nuôi cá lồng cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau :

1) Nguồn nước sạch cá sạch

2) Cá đưa vào nuôi phải khoẻ mạnh, không bị sây sát, không nuôi với mật độ quá dày.

3) Trong quá trình nuôi không gây xáo trộn làm ảnh hưởng đến cá. 4) Sau mỗi chu kì nuôi phải làm vệ sinh, sửa chữa lại lồng (bè). 5) Cá trong lồng (bè) phải cho ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng.

6) Không đưa cá giống vào nuôi khi đã nghi nhiễm bệnh.

7) Đầu mùa dịch, nên treo giỏ (túi) thuốc phòng bệnh (là vôi bột – CaO.nH2O ) và tăng cường thức ăn chất lượng cao để cho cá có sức đề kháng.

- Trị bệnh :

+ Khi cá mắc bệnh, phải chuẩn đoán chính xác bệnh trước khi chữa, (nên nhờ các cơ quan chuyên môn tư vấn), tính toán xem chi phí cho chữa bệnh có hiệu quả không. Có thể trị bệnh theo các hình thức :

 Tắm cho cá : Đối với các bệnh kí sinh ngoài da, mang, trong khi tắm phải chú ý theo dõi sức chịu đựng của cá trong lồng (bè), có thể dùng tấm nilông chắn trước nguồn nước chảy để giảm sự hoà loãng thuốc trong lồng (bè) trong thời gian (10-15)phút, sau đó lột nilông ra.

 Trộn thuốc vào thức ăn : Phương pháp dễ làm, dùng để chữa các bệnh kí sinh đường ruột, khi trộn thuốc nên dùng thức ăn ngon, có mùi vị hấp dẫn để kích thích cá ăn mạnh, giảm lượng thức ăn để cá ăn được hết.

 Treo giỏ (túi) thuốc : Treo giỏ thuốc ở đầu nguồi nước để dòng chảy đưa thuốc voà đều trong lồng.

+ Hiện nay, người ta đã có thể tiêm phòng cho cá giống trước khi thả bằng vacxin rất hiệu quả.

8. Thu hoạch

- Trước khi thu hoạch, ngừng cho ăn 2-3 ngày.

- Nâng bè lên từ từ, tăng phao nổi để lồng lên mặt nước khoảng 1m, hay kéo lồng tới nơi nước nông, chờ cạn nước sẽ bắt cá. - Với tư cách nuôi trên, trong thời gian 8-9tháng, cá trắm cỏ

giống cỡ 200g/con, có thể tăng trọng đến 2kg/con. Tỉ lệ sống 90%, sản lượng đạt 27-30kg/m3 lồng.

- Lồng sau khi thu hoạch, cần được tu sửa và gia cố cho chắc chắn. Sau đó dùng nước vôi quét lên thanh lồng để tẩy trùng và

phơi khô trong vòng 1-2 ngày. Khi đưa lồng xuống nước, lồng cần được cọ rửa sạch sẽ trước khi thả cá 3-5 ngày.

Nuôi cá trắm cỏ ở lồng, sau 6-8 tháng, lãi ròng có thể được từ 1,5 đến 2 triệu đồng mỗi chiếc, với lồng cỡ 10-12m3.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w