Bài 25 Nuôi cá nước chảy Hiểu đựơc nguyên lí của nuôi cá nước chảy

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 59 - 61)

III. CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT LIÊN HOÀN NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Bài 25 Nuôi cá nước chảy Hiểu đựơc nguyên lí của nuôi cá nước chảy

- Hiểu đựơc nguyên lí của nuôi cá nước chảy - Biết kiến thiết ao, lồng nuôi cá nước chảy.

- Biết chọn đối tượng cá nuôi trong ao nước chảy, lồng, bè nuôi cá. - Biết cách quản lí, chăm sóc cá trong nuôi cá nước chảy.

I. Nuôi cá ao nước chảy

Nuôi cá ao nước chảy hiện nay, nói chung chưa phải là hình thức nuôi cá thâm canh bằng thức ăn tổng hợp mà vẫn là hình thức nuôi cá bán thâm canh, lợi dụng một phần thức ăn tự nhiên nhờ nước chảy luôn cung cấp oxi nên có thể thả cá với mật độ cao, chủ yếu dùng các loài cá ăn thức ăn trực tiếp. Hiện nay, nhân dân nuôi trắm cỏ là chính, phương pháp này được áp dụng phổ biến cho các tỉnh miền núi.

1. Ao nuôi.

Lợi dụng nguồn nước như sông suối, hồ chứa có sự chênh lệch để cấp nước cho ao nuôi.

2. Diện tích

Phụ thuộc vào địa hình, nguồn nước cấp và khả năng cung cấp thức ăn để xây dựng diện tích ao nuôi cho phù hợp. Thông thường, diện tích ao không quá 100m2, Ao có chiều dài gấp 2-5 lần chiều rộng để dễ thay nước.

3. Độ sâu.

Độ sâu từ 1.5 – 2m, bờ chắc chắn, nếu có điều kiện nên kè bờ bằng xây gạch, đá, xếp các bao “ Xác rắn” trong đó có đất hoặc cát, kè bằng tấm lợp Phibro xi măng.

4. Nguồn nước

Có máng dẫn nước vào ao, nên làm dạng phun mưa, cách bờ khoảng 1m để tăng oxi hoà tan trong ao, cao hơn mực nước ao khoảng 0.5m, cuối ao là nước sạch, có oxi hoà tan trên 3ml/l, độ pH từ 7 -8, nhiệt độ từ (1/4 – 1/5) lượng nước trong ao, lượng nước này thay càng nhiều mật độ càng dày.

5. Thả giống.

Nếu nuôi cá trắm cỏ là chính thì thả :

- Trắm cỏ 95%, rôphi 5% hoặc : trắm cỏ 85%, rôphi 10%, trôi 5%. - Cá giông tối thiểu 10- 15 cm, cá giống càng to càng đảm bảo và năng

xuất sẽ cao hơn.

- Mật độ thả 300 – 400 con/100m2. 6. Thời vụ nuôi.

Nếu nuôi quanh năm thì thả giống vào tháng 2 -3, nếu nuôi thời vị thì thả giống sau mùa mưa lũ. Thả cá tập trung trong thời gian ngắn, chừng 7 – 10 ngày.

7. Cho ăn

Chủ yếu dùng thức ăn xanh, nếu có thể, cho ăn thêm bột ngô, cám, bột sắn. Bảng lượng thức ăn dùng để nuôi đạt 300kg/100m2.

Tháng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 T.ăn xanh(kg) 25 0 350 450 650 900 125 0 135 0 150 0 120 0 1000 700 T.ăn tinh(kg) 5 7 8 14 18 24 24 24 18 10 6 8. Quản lí.

Thức ăn xanh cho ăn ngày 2-3 lần, thức ăn thừa phải vớt đi trước khi cho ăn lần sau, luôn đảm bảo đầy đủ thức ăn cho cá. Thức ăn tinh nên trộn hỗn hợp nhiều loại cùng cho ăn( Cám + bột ngô, bột sắn0, ngày cho ăn 1- 2 lần dạng bột nhão, cho vào giàn ăn để tránh lãng phí, lúc vỗ béo trước khi thu hoạch cho ăn nhiều thì hiệu quả sẽ cao hơn. Cứ nửa tháng, tháo cống xả đáy ao 1 lần để loại trừ chất bẩn trong ao. Thức ăn xanh phải cho vào giàn cho cá ăn, quanh giàn có treo túi vôi ( bột) để phong bệnh, Hằng tháng kiểm tra tốc độ lớn của cá, từ tháng thứ 7 trở đi có thể thu tỉa cá lớn, cuối năm thu hoạch toàn bộ.

Bảng các chỉ tiêu nuôi cá cần đạt.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Nuôi quanh năm Nuôi thời vụ

Năng suất Kg/100m2 300 230

Thời gian nuôi Tháng 11 7

Khối lượng cá thể

khi thu Kg 1.4 1

Tỉ lệ sống % 9.5 95

Tiêu tốn T.ăn xanh Kg t.ăn/kg tăngtrọng cá 33 33 Tiêu tốn T.ăn tinh Kg t.ăn/kg tăngtrọng cá 0.5 0.5

Năng xuất nuôi cá phụ thuộc rất nhiều vào kích thước cá giống thả, chất lượng thức ăn. Nhiều ao nuôi cá nước chảy đã đạt 6 – 8Kg/1m2 ao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 59 - 61)