CÁ THƯƠNG PHẨM VÀ CÁC HÌNH THỨC NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 34 - 37)

A- NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH Bài 22

Kĩ thuật nuôi cá ao nước tĩnh

- Biết được các hình thức nuôi cá thương phẩm, kĩ thuật nuôi cá nước tĩnh.

- Biết cách chọn loài cá nuôi kinh tế phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương.

I. CÁ THƯƠNG PHẨM VÀ CÁC HÌNH THỨC NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM PHẨM

1.Khái niệm về cá thương phẩm

Cá thương phẩm (hay còn gọi là cá thịt) là loại cá được thị trường chấp nhận là thực phẩm. Với các vật nuôi khác (như lợn, gà, ngan, vịt) khi bán ra thị trường phải đạt được khối lượng nhất định mới có giá trị hàng hoá (thực phẩm), nếu chưa đạt được khối lượng tối thiểu của kích thước trưởng thành nó vẫn bị coi là con giống. Đối với cá, khi xuất khẩu, đòi hỏi phải đạt được một khối lượng nhất định (như cá rô phi xuất khẩu phải trên 0,5 kg) ; khi bán trong thị trường nội địa, khối lượng cá thể tuỳ theo tập quá từng vùng; tuỳ từng loại mà có đòi hỏi khác nhau. Người nuôi cá cần biết nhu cầu của thị trường để khai thác bán vào lúc có lợi nhất (mỗi loài cá người ta quy định cá loại 1, loại 2, loại 3 tuỳ theo khối lượng và được bán với giá khác nhau tuỳ theo từng vùng, khai thác cá kích thước nhỏ thì năng suất cao hơn cá có kích thước lớn, nói cách khác là để tăng một đơn vị khối lượng cá lớn chi phí thức ăn nhiều hơn cho một đơn vị khối lượng cá nhỏ). Thông thường đối với vùng đô thị, cá có kích thước lớn giá bán cao hơn nhiều so với cá có kích thước nhỏ; ngược lại ở vùng nông thôn, sự chênh lệch giá không nhiều, đôi khi cá có kích thước trung bình lại dễ bán hơn cá có kích thước lớn, giá bán cũng không chênh lệch nhau nhiều. Thường thì cá rô phi trên 0,1kg, các cá khác trên 0,5kg, cá trắm cỏ trên 0,8kg đã được gọi là cá thịt.

- Có rất nhiều hình thức nuôi cá thịt mà nhân dân vẫn quen dùng như: Nuôi cá ao nước tĩnh, nuôi cá ao nước chảy, nuôi cá lồng, nuôi cá ruộng. Trong mỗi hình thức nuôi đòi hỏi mức độ đầu tư khác nhau, yêu cầu kĩ thuật khác nhau, yêu cầu kích thước cá giống và giống loài cũng khác nhau. Sau mỗi chu kì nuôi (thường từ 3 tháng đến 7 tháng, tuỳ theo loài và kích thước cá giống khi thả) người nuôi cá thu hoạch bán ra thị trường và bắt đầu một chu kì nuôi mới sau khi chuẩn bị lalị nơi nuôi.

- Nếu lấy đối tượng nuôi làm căn cứ thì có hình thức nuôi đơn và nuôi ghép. Nuôi đơn là chỉ nuôi 1 loài; nuôi ghép là nuôi từ 2 loài trở lên, trong đó có loài chính, loài phụ.

Nuôi đơn và nuôi ghép đều có cơ sở khoa học và ứng dụng nhất định:

- Nuôi đơn thường áp dụng cho các loài cá ăn thức ăn trực tiếp, nuôi với mật độ cao và cá có sực chịu đựng hàm lượng oxi thấp như cá trê, cá tra, cá quả,… mà các loại cá khác khi sống chung với các loài này không chịu được. Khi nuôi như vậy không lợi dụng được hết nguồn thức ăn tự nhiên. - Nuôi ghép:

+ Bảng 22.1 giới thiệu một số công thức nuôi ghép cá.

Bảng 22.1. Tỉ lệ ghép các loài cá (Theo Đỗ Đoàn Hiệp và cộng sự, 2002)

Loài cá ghép CT1 (Tỉ lệ %) CT2 (Tỉ lệ %) CT3 (Tỉ lệ %) CT4 (Tỉ lệ %) Rô phi 60 40 20 0 Mè trắng 20 20 20 20 Mè hoa 10 10 10 10 Rôhu 0 10 20 30 Mrigan 0 10 20 30 Chép 10 10 10 10

- Sau 7 tháng nuôi, kết quả thu hoạch thể hiện ở bảng 22.2

Loại phân bón Công thức cá thả Năng suất trung bình (kg/ha/năm) Phân lợn CT1 2.471 CT2 3.610,9 CT3 4.101,6 Phân bò CT1 1.928,9 CT2 3.161,7 CT3 3.102,6 CT4 2.996,6 Không bón phân CT1 439,7 CT2 509,2 CT3 551,8 CT4 411,7

-Nuôi ghép có nhiều ưu thế hơn: Tận dụng được các chất hữu cơ là thức ăn tự nhiên trong nước như sinh vật phù du, sinh vật đáy, thực vật thuỷ sinh bậc cao, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước; sản lượng trong ao nuôi ghép tăng (20- 30)% so với nuôi đơn vì nguồn thức ăn được tận dụng triệt để, từ tảo phù du, động vật phù du, động vật đáy, mùn hữu cơ,… Các loài cá phân bố từ tầng nước mặt đến tầng đáy. Nuôi ghép còn thực hiện tốt quan hệ tích cực giữa các loài, sản lượng mỗi loài trong ao cũng được tăng lên. Ví dụ như chất thải của cá chép, trôi, trắm sau phân huỷ tạo nên muối dinh dưỡng làm cho tảo phát triển là thức ăn của mè trắng, cá mè trắng lọc tảo làm cho môi trường nước trong sạch thuận lợi cho cá khác sinh sống.

-Công thức nuôi ghép được lựa chọn tuỳ theo môi trường nước, cơ sở thức ăn, đặc điểm sinh học của loài cá, nguồn cá giống và thị trường tiêu thụ. Vùng đồng bằng có nhiều phân hữu cơ, chất nước màu mỡ nên nuôi cá rô phi, trôi Ấn, Mrigan là chính ghép với mè trắng, mè hoa, cá chép…; vùng trung du miền núi

có nhiều thức ăn xanh và chất bột, nước nghèo dinh dưỡng nên nuôi trăms cỏ là chính, nếu có nhiều cây phân xanh thì nuôi rô phi, cá mè, trôi.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w