YÊU CẦU KĨ THUẬT NUÔI CÁ THƯƠNG PHẨM TRONG AO NƯỚC TĨNH

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 37 - 41)

NƯỚC TĨNH

1.Điều kiện ao nuôi

Điều kiện ao nuôi là cơ sở đầu tiên để quyết định thực hiện các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất nuôi. Khi điều kiện ao chưa phù hợp, cần phải cải tạo trước khi nuôi. Cụ thể cần chú ý các nội dung sau:

a)Diện tích

Diện tích ao lớn, nhỏ đều ảnh hưởng đến kết quả nuôi cá. Thực tế nuôi cá ở nước ta cho thấy: Ao có diện tích (100 – 200)m2 đến (1 – 20)ha nuôi tích cực đều đạt năng suất (4 – 5) tấn/ha trở lên (không kể những ao nhỏ, nuôi đơn một số loài như cá trê). Ao lớn điều kiện lí, hoá học của môi trường biến động lớn, không có lợi cho sinh trưởng của cá. Mặt khác khi mặt nước lớn, không có lợi cho sinh trưởng của cá. Mặt khác khi mặt nước lớn, nhờ sóng gió làm nước xáo trộn trong ao, oxi tầng mặt được chuyển xuống tần sâu, muối dinh dưỡng ở tầng đáy được đưa lên trên cung cấp cho tảo phù du, làm giảm sự sai khác giữa nước tầng mặt và tầng đáy.

Ngược lại ao lớn quá, lượng cá giống thả nhiều, thức ăn cần nhiều, thu hoạch phức tạp hơn ao nhỏ. Vì vậy, khi xác định diện tích ao nuôi, cần căn cứ vào các điều kiện cụ thể mà quyết định cho phù hợp. Để đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho cá sống và dễ quản lí môi trường, ao nên có diện tích từ (0,6 – 0,7)ha ; ao nhỏ cũng nên có diện tích trên 200m2, các ao có diện tích nhỏ hơn chỉ nên nuôi cá rô phi hoặc cá trê là những loài ít chịu ảnh hưởng của diện tích. Ao nên hình chữ nhật để tiết kiệm lưới kéo, dễ xây dựng.

b) Độ sâu

- Ao nuôi cá, ngoài diện tích còn cần phải chú ý đến độ sâu của ao và độ bùn đáy cao. Tiêu chuẩn độ sâu và bùn đáy đòi hỏi nghiêm ngặt hơn diện tích. Tiêu chuẩn độ sâu và bùn đáy đòi hỏi nghiêm ngặt hơn diện tích. Nhiều nghiên cứu chỉ ra: Độ sâu của ao không nên quá 3m (khoảng 2,5m) vì ở độ sâu đó oxi thường bị thiếu, sinh vật đáy không phát triển, cá cũng không phân bố đến đó ; ngược lại, ao nông, lượng nước ít, không có nhiều sinh vật thức ăn, trong phạm vi độ sâu của ao khoảng từ 0,8m đến 2,5m thì năng suất tỉ lệ thuận với độ sâu.

- Ao sâu trong phạm vi thích hợp, sinh vật làm thức ăn nhiều, khối nước lớn, số cá thả nhiều hơn (vì tính mật độ theo m3), điều kiện lí hoá của nứoc ổn định hơn (chú ý: độ sâu còn quan hệ với diện tích, nếu ao nhỏ thì độ sâu cũng giảm, ao lớn độ sâu tăng hơn vì sự xáo trộn của nước dễ dàng hơn).

- Độ sâu của ao còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của địa hình nơi xây dựng, vào chất đáy,… vì nhiều khi xuống sâu đất chua phèn, nhất là vùng ven biển khó làm được ao sâu, tuy vậy cũng không được làm ao quá nông.

Bảng 22.3. Quan hệ độ sâu, nhiệt độ và lượng oxi hoà tan

Độ sâu (m) Nhiệt độ nước

(0C)

Oxi hoà tan (mg/l) 1 18 4,06 2 17,7 2,56 3 17,3 1,06 4 16,8 0,83 c) Độ bùn của đáy ao

Đáy ao cần có độ bùn ( 15 – 30)cm để giữ cho nước không bị ngấm đi và ngăn không cho tầng đáy chưa tác động vào nước trong ao và với độ bùn đó sinh vật đáy cũng phát triển tốt. Ao lâu năm, lớp bùn đáy nhiều, cần phải nạo vét giảm bớt độ bùn, tăng độ sâu cho ao: khi bùn nhiều, muối dinh dưỡng tích tụ ở tầng sâu trong bùn không hoà tan được vào nước ao vì bị ngăn cách, mặt khác chất hữu cơ ở đáy ao do ở sâu bị phân huỷ yếm khí tạo nên các khí độc như CH4, H2S,…thải vào nước, gây độc cho cá. Ngược lại, nếu đáy ao trơ hoặc đáy cát thì cần bón thêm nhiều phân hữu cơ tạo lớp bùn đáy thích hợp để ngăn cách, chống thấm nước, vi khuẩn phát triển điều hoà muối dinh dưỡng cho ao.

d)Bờ ao

Bờ phải cao hơn mực nước ao cao nhất từ 0,5m nhằm đảm bảo mưa to không bị ngập, cá sẽ đi mất. Tuỳ theo chất đất mà quyết định độ dốc của bờ. Trong vùng đất chua, bờ cũng phải được cải tạo như đáy ao hoặc phủ đất thịt lên trên lớp đất chua, nếu không chú ý điểm này cá có thể bị chết sau mỗi

trận mưa, nhất là mưa đầu mùa, khi nước mưa chảy xuống ao mang theo lượng axit hoà tan từ đất.

Trên bờ không trồng cây che cớm ao, ao phải quang đãng, được chiếu sáng nhiều nhất, tạo điều kiện cho tảo phù du phát triển. Người ta đã tính: 1 cây cổ thụ to trên bờ, che bóng một góc ao, làm giảm sản lượng cá trong ao đến 10kg/năm.

e)Nguồn nước và chất nước

Ao nuôi cá nước tĩnh phải có nguồn nước chủ động để bổ sung, thay nước kịp thời khi cần thiết, điều chỉnh mức nước ao theo yêu cầu kĩ thuật, đảm bảo nước trong ao không bị cạn, nguồn nước cấp cho ao phải sạch, không nhiễm bẩn, độ pH không thấp quá (thường phải trên 6,5 đến 7,5).

2. Chuẩn bị ao nuôi

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng cá theo giai đoạn, thời gian, tập quán nuôi, đặc điểm khí hậu thời tiết; ở miền Bắc thường thu hoạch cá vào cuối năm âm lịch (khoảng tháng 12 -1) bằng cách tát cạn ao, thu hoạch cá lớn. Sau khi thu hoạch, ao cần được khẩn trương tẩy dọn chuẩn bị cho chu kì nuôi mới, thời gian có thể xê dịch ( 1- 2) tháng. Thời gian tẩy dọn ao nên làm gọn trong (20 – 30) ngày, mục đích là chuẩn bị tốt cho nuôi trường cá, các nội dung cần làm gồm:

- Tu sửa lại bờ, chống rò rỉ mất nước, lấp các hang hốc để các sinh vật hại cá (rắn, ếch, rái cá,…) không có nơi trú ẩn.

- Vét bớt bùn đáy ao (nếu ao có nhiều bùn), nếu ao không vét được bùn thì nhất thiết phải phơi ao cho khô đáy để thoát hết khí độc ở tầng bùn ao, làm cho đáy ao thông thoáng, thuận lợi cho sinh vật đáy phát triển, cá có nhiều thức ăn và không bị ảnh hưởng xấu của môi trường.

- Tẩy vôi (rắc vôi xuống đáy ao) từ (8 – 10)kg/100m2, ao chua có thể lên 15kg, bón lót phân chuồng ủ, có điều kiện nên cày bừa kĩ đáy ao để làm thông thoáng đáy, tăng oxi, loại thải khí độc như CH4, H2S, diệt cá tạp, các sinh vật hại cá, loại trừ các mầm bệnh.

- Phơi ao cho se mặt đáy ao. Ao ở vùng chua phèn thì không được phưoi lâu vì chua phèn từ đáy bị đẩy lên (nhất là các ao vùng ven biển).

- Thả cá thử nước (lấy một cái xô, chậu cho một ít nước rồi thả vào vài con cá mè, theo dõi phản ứng của cá với nước trước khi thả toàn bộ cá giống để tránh rủi ro).

3.Chọn giống nuôi phù hợp với tập quán và khả năng của địa phương

a) Lựa chọn giống cá nuôi

Lựa chọn giống nuôi trong ao cần phải dựa vào các điều kiện và tập quán của địa phương, cụ thể cần căn cứ vào: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Điều kiện tự nhiên của từng vùng như khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước.

Nếu ao nghèo dinh dưỡng, có nước chảy nên nuôi cá trắm cỏ là chính; ao giàu dinh dưỡng, diện tích nhỏ, không có nước lưu thông thì nuôi cá trê, rô phi; ao nhỏ nhưng có nguồn thức ăn động vật (gần khi giết mổ gia súc) nên nuôi cá trê; ao rộng, có nhiều màu nuôi các loài cá mè trôi, nơi có nhiều cỏ nên nuôi trắm cỏ.

-Điều kiện kinh tế, kĩ thuật: Cần xem xét có đủ vốn để đầu tư nuôi cao sản hay không (vốn để mua cá giống, thức ăn). Nuôi thâm canh có đủ trình độ quản lí, chăm sóc không? Nguồn cá giống có gặp khó khăn gì? (giống loài, kích thước). Địa phương có tập quán nuôi và ưa thích loài cá nào? Nguồn thức ăn của địa phương phù hợp cho nuôi giống gì? Thị trường tiêu thụ ra sao?

b)Thời vụ thả cá giống

Cá giống thường được thả vào vụ chính: Vụ Xuân thả vào tháng 2 – 3, là cá giống lưu từ năm trước. Vụ Thu thả vào tháng 7 – 8, sau khi đã thu hoạch tỉa cá lớn, cá giống lúc này thường là cá đẻ trong năm, gọi là thả bù.

Cá thả vào vụ xuân được nuôi trong mùa hè, nhiệt độ cao, thức ăn phát triển mạnh, cá lớn nhanh nên thường cho sản lượng chính, vì vậy cần thả sớm và đủ số lượng. Cá thả vào vụ Thu nếu là giống lớn thì cuối năm có thể thu hoạch; nếu cá giống nhỏ thuờng phải lưu lại nuôi năm sau mới đạt cá thương phẩm. Cá giống thả bù vụ Thu không nên thả rô phi (nếu là ao nuôi ghép). Tháng 5 là thời kì cá lớn nhanh, có khi chỉ 1 tháng cá lớn gấp đôi, bởi vậy cần tận dụng thời điểm này. Mùa vụ thả cá thường được quy định vào tháng 3 – 4. Cá có khả năng “sinh trưởng bù”, nghĩa là nếu vì lí do thiếu thức ăn,

cá bị còi; sau khi cung cấp đủ thức ăn, chúng lớn rất nhanh, bù lại quãng thời gian không lớn do thiếu ăn. Bởi vậy, nếu dùng cá giống “lưu” (tức là cá giống của năm trước), cá sẽ có cơ hội lớn nhanh hơn cá giống trong năm.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 37 - 41)