Vị trí đặt lồng, bè

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 63 - 64)

II. KĨ THUẬT NUÔI CÁ LỒNG 1 Đặc điểm của kĩ thuật nuôi cá lồng

3.Vị trí đặt lồng, bè

- Nơi nuôi có nguồn nước sạch.

- Nước sâu, đáy lồng cách đáy sông hồ ít nhất 0,5m, có dòng chảy nhẹ, lưu tốc (0,2-0,3)m/giây.

- Sẵn nguồn cá giống, thức ăn dồi dào.

- Gần nhà, chợ để tiện quản lí, chăm sóc và tiêu thụ. - Cần tránh đặt lồng ở những vị trí sau đây :

+ Nước chảy quá mạnh, tàu bè qua lại nhiều.

+ Khúc quanh của sông, có dòng chảy quẩn, bờ hay sạt lở.

+ Nằm gần, phía hạ lưu các nhà máy có chất thải hoá chất; cửa kênh rạch, mương có liên quan đến đồng ruộng, đề phòng thuốc trừ sâu chảy ra.

+ Gần bến phà, các bến gỗ, nứa lâm nghiệp vì nước thối bẩn, có chất độc do vỏ cây tiết ra.

+ Gần chân các thác nước chảy mạnh. - Cách đo vận tốc nước :

Dùng là cây (hạt vật nổi, phao) thả xuống nước, tính thời gian (t) lá cây trôi một đoạn L nào đó ( thường 7-10m), vận tốc nước S được tính như sau : S (m/s) = Lt((sm)) . Nếu L = 10, t = 15s, vận tốc dòng nước sẽ là : S = 0,66 15 10= (m/s) 4. Lồng và cách đóng lồng a. Vật liệu

- Lồng tre gỗ: thường đặt trong sông, ngòi có nước chảy mạnh, nhiều vật va đập. Vật liệu gồm : tre, luồng, hóp đá, gỗ sao, chò,… có tính chịu nước tốt.

- Lồng lưới : thường đặt trong hồ chứa, nước chảy yếu, ít vật va chạm, vật liệu làm lồng gồm lưới nilông, lưới cước…

- Phao để giữ nước cho lồng, bè nổi. Vật liệu làm phao gồm : thùng phi sắt 200lít ( nên quét hắc ín trống gỉ), thùng nhựa (thể tích 20lít), bương, luồng…

- Vật liệu khác : đinh, lưới, dây nilông, cọc neo.

Tùy theo khả năng từng hộ, nguồn cá giống, vật liệu sẵn có, mục đích nuôi (cá thịt hay ương cá giống) mà có cỡ lồng và kích thước mắt lưới khác nhau.

Nuôi cá Trắm cỏ, Chép, Trôi, Mrigan,… ở các sông, hồ chứa nhỏ, nên làm lồng cỡ : 3m x 2m x 1,5m(dài x rộng x chiều cao) hoặc 4m x 3m x 1,75m. Làm lồng hình trụ sẽ có nhiều ưu điểm hơn : chống được nước chảy mạnh, không bị lật lồng, trao đổi nước trong lồng với môi trường dễ dàng hơn. Lồng có đường kính (2-3)m, cao (1,75-2)m, ngập nước khoảng 1,5m

(khoảng9-10)m, hoặc đường kính(1,6-1,8)m, cao khoảng(1,3-1,7)m (thể tích khoảng (6-20)m3 ).

Các lồng ương cá giống thường nhỏ hơn, chỉ bằng ½ đến 1/3 lồng cá thịt.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 63 - 64)