II. KĨ THUẬT NUÔI CÁ LỒNG 1 Đặc điểm của kĩ thuật nuôi cá lồng
b. Cách đóng lồng
- Tre, gỗ phơi thật khô, bào, vót nhẵn để tránh gây sây sát cho cá. Các lồng lớn nên dung gỗ tốt làm vách lồng, tốt nhất là dung khung lồng bằng tre, gỗ, xung quanh quay lưới PE.
- Vách lồng : làm bằng cây hóp, thanh tre hay gỗ. Các nan lồng đóng song song với mặt nước. Khoảng cách giữa các nan tuỳ cỡ cá định thả, sao cho cá không thoát ra ngoài được. Nuôi cá Trắm cỏ (cỡ giống (100-150)g/con ), khe hở giữa các nan lồng rộng (2-3)cm. Để lồng được thông thoáng, ở cá góc lồng và thành lồng dung sắt Φ6mm, để gông các nan lồng lại.
- Đáy lồng, nơi đối diện với cửa (nắp) lồng cần đóng khít để tránh thất thoát thức ăn, các nơi khác, nên để cách như xung quanh để chất thải của các có thể trôi đi.
- Sàn lồng (nắp lồng) đóng bằng thanh gỗ hay tre cách nhau 1cm, sàn có từ 1-3 miệng (cửa) tuỳ cỡ lồng, đảm bảo cho cá ăn và thu hoạch dễ dàng. Lồng nhỏ, có cỡ miệng 0,6x0,6m; lồng lớn cỡ miệng 1x2m; miệng lồng có nắp đậy, có khoá để tránh trộm cắp, trên sàn có thể làm nhà ở hay lều bảo vệ. - Lồng gỗ, tre kết hợp lưới : khung lồng gỗ hay tre nhưng khoảng cách giữa các nan thưa hơn (3-4)cm. Lồng dung lưới quay, có kích cỡ măt lưới từ (13- 15)mm được buộc cố định ở trong lồng. Loại này dùng để ương cá giống. Khi chọn đúng vị trí đặt lồng, dùng dây cáp hay dây nilông (đường kính sợi (1,5-3)cm ) để treo lồng.
- Lồng lưới thường có quy cỡ 2x2x2m, sợi lưới, cỡ mắt a = (12-17)mm hoặc dùng lưới PA có mắt lưới (10-13)mm, độ thô chỉ lưới 210/16, đường viền dùng diềng có .