Bài 24 Nuôi cá ruộng.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 55 - 59)

III. CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT LIÊN HOÀN NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Bài 24 Nuôi cá ruộng.

- Hiểu được lợi ích của nuôi cá ruộng, ngoài việc nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, nuôi cá ruộng còn là biện pháp canh tác an toàn lương thực, thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Biết cách chọn đối tượng cá nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của ruộng cấy lúa, không để cá và lúa ảnh hưởng xấu tới nhau.

- Biết cách kiến thiết ruộng nuôi cá hợp lí. I. Nguyên tắc.

1. Nguyên tắc của nuôi cá ruộng.

- Nguyên tắc thứ nhất : Thả đủ mật độ để cá có thể tận dụng được các loại thức ăn tự nhiên trên ruộng ( như động vật phù du, đậng vật đáy, cỏ dại ). Các loài cá được chọn là : chép ( ăn động vật đáy ), mè vinh ( ăn cỏ ): ở những ruộng sâu trên 70cm nước, có thể thả trắm cỏ ( ăn rong, cỏ), cá mè không phải là đối tượng thích hợp cho nuôi cá ruộng.

- Nguyên tắc thứ 2 là cần phải có chỗ cho cá trú ẩn khi trời nóng quá. hoặc khi bắt buộc phải dùng thuốc bảo vệ lúa, bằng cách đào các mương ruộng từ ( 40 – 50)c, sâu (50 – 60)cm đường kính 50cm làm chỗ trú cho cá, từ xung quanh chôm có các mương sâu chừng 30 - 40 cm, rộng 20 – 40 cm hình phóng xạ dẫn từ ruộng vào chôm.

2. Lợi ích của nuôi cá ruộng

- Nếu chỉ nuôi cá chép, mè vinh, năng xuất cá dao động từ 300 –

600kg/ha/vụ. Ở những ruộng sâu, khi thả thêm trắm cỏ, năng xuất có thể đạt tới 1.2 tấn/ha/năm.

- Khi uoi cá trên ruộng cấy lúa nước, năng xuất lúa thường tăng lên 10%, phần dư này để bù lại sản lượng lúa mất đi do phải dành đất đào mương, làm chuôm. Mặt lợi khác của nuôi kết hợp cá trên ruộng là cá có thể tiêu diệt một số thiên địch hại lúa như các loại sâu, rầy; nhờ đó không phải dùng thuốc bảo vệ lúa, vừa đỡ tốn tiền lại giữ được môi trường sạch sẽ. II - Ruộng nuôi cá

1. Chọn ruộng nuôi cá

Ruộng nuôi cá có những điều kiện :

- Ruộng cấy lúa cần có nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẩn, chủ động câấ và thoát nước, giữ được mức nước sâu tối thiểu trên 10cm

- Đất ruộng là đất thịt pha cát hoặc đất thịt nhẹ.

- Diện tích ruộng : tuỳ điều kiện, thường độ rộng từ 200 -3.000 m2. 2. Kiến thiết ruộng nuôi cá.

- Ruộng có bờ vững chắc, cao hơn mức nước cao nhất khoảng 20cm để khi mưa to cá không đi mất.

- Trên bờ có làm lải tràn, rộng 20 – 30cm, đáy rải làn cao bằng mực nước trong ruộng.

- Cống cấp và thoát nước: Tuỳ diện tích ruộng rộng hẹp để làm cống với khẩu độ và số lượng cống cho phù hợp. Cống được làm bằng ống bê tông, tre, vẩu hoặc thân cây gỗ.

- Chôm và mương : Chôm và mương là nơi tránh nóng cho cá, nơi cá bơi lên ruộng kiếm ăn và tập trung cá khi phun thuốc trừ sâu, khi thu hoạch cá. Tổng diện tích chôm + mương ít nhất bằng 6 – 10% diện tích ruộng. Chôm làm ở nơi trũng nhất ruộng, ở góc hoặc ở giữa ruộng. Mương làm ở xung quanh ruộng, hoặc chữ L hay chữ T ( để lại một mặt bờ cho người xuống ruộng canh tác), chữ thập tuỳ theo địa hình, diện tích ruộng. Chiều sâu của chôm (0.5 – 0.6)m so với mặt ruộng; chiều sâu của mương 0.3 – 0.4m, chiều rộng của mương 0.4 – 0.5m. Mương được nối liền với mương thành một hệ thống. Chôm và mương được ngăn với ruộng bằng những bờ nhỏ.

- Trên mặt chôm thường làm giàn tre, phủ bằng lá tre để chống nóng cho cá. Dưới chôm thả các vật như gốc cây, cành cây làm nơi trú ẩn cho cá. 3. Chăm sóc và quản lí.

- Hàng ngày phải kiểm tra bờ, đăng, cống, đường cấp và thoát nước, tình hình hoạt động của cá và sâu, bệnh hại lúa để có biện pháp xử lí kịp thời. - Điều tiết nước theo yêu cầu của lúa. Sau khi lúa đẻ nhánh, dâng nước lên

20 – 30cm để cá có nhiều cơ hội kiếm mồi. - Bón phân, cho ăn:

+ Cho lúa : Tuỳ theo tình hình phát triển của lúa để bón:

* Bón phân đợt 1 : 7-9 ngày sau khi cấy : Phân đạm 1kg + Kali0.8kg/100m2. * Bón phân đợt 2 : 18 - 20 ngày sau khi cấy : Phân Urê 0.5kg + Kali

0.5kg/100m2.

* Bón phân đòng : 40 - 45 ngày sau khi cấy : Phân Urê 0.2kg + Kali 0.3kg/100m2.

+ Cho cá :

Bón phân chuồng ủ 2-3kg/100m2/1tuần 1 lần, phân rải đều khắp ruộng. Thức ăn tinh : Cám Ngô, cám gạo, sắn tươi ngâm mềm nhuyễn (0.1 - 0.2kg/100m2/1ngày, cho thức ăn vào mương, chôm nuôi cá.

4. Thu hoạch.

Khi lúa chín, trước khi gặt, tháo cạn nước, dồn cá vào mương, chôm để thu cá trước, số cá này có thể dùng làm cá thịt, hoặc lưu giữ trong chôm hoặc chuyển về ao. Sau khi gặt, ruộng được bày bừa, chuẩn bị để nuôi tiếp vụ sau, trình tự như trên, năng xuất cá có thể đạt từ 500 – 700kg/ha sau 6 tháng nếu được chăm sóc cho ăn đầy đủ.

III. Kĩ thuật nuôi cá ruộng trũng. 1. Ruộng nuôi cá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ruộng trũng là những ruộng có thể giữ được mức nước sâu trên 30cm thường bị nhập úng về mùa thu nên thường cấy lúa vụ xuân, nuôi cá vào hè thu. Ở miền núi, những ruộng khe vàn, ruộng bậc thang giữa 2 dãy đồi núi; có nguồn nước sạch, nếu tạo bờ ao cao cũng có thể tạo thành ruộng có tính chất như ruộng trũng, cấy lúa vụ xuân nuôi cá vụ mùa.

Điểm khác biệt giữa nuôi cá ruộng trũng với cá ruộng nông bậc thang là: - Diện tích rộng trũng thường lớn ( từ vài nghìn m2 đến vài ha/1thửa), nước

sâu, thời gian nuôi lâu hơn, thường từ 8 – 10 tháng/1 vụ.

- Các biên pháp kĩ thuật gần giống với kĩ thuật nuôi cá ao như thả cá, chăm sóc thu hoạch.

- Các loại cá thả thường bao gồm các loại cá ăn thực vật nước bậc cao như trắm cỏ, mè vinh, trôi Mrigan. Nuôi ghép lấy cá chép và mè vinh là chính.

- Có nguồn nước sạch, chủ động cấp và tiêu nước. - Diện tích thích hợp từ 1.000 – 5.000 m2.

- Bờ vùng : Vững chắc, mặt bờ 1.5 – 2.0m chiều cao bờ hơn mức nước cao nhất 0.4 – 0.5m.

- Chôm và mương : Cũng tương tự như ruộng nông, nhưng diện tích chôm và mương lớn hơn, thường đạt từ 15 – 20% tổng diện tích. Chôm có thể đào ở phía cuối như 1 ao nhỏ, hoặc 1 mương có chiều sâu 0.8 – 1m so với mặt ruộng. - Cống cấp và thoát nước bằng ống xi măng hoặc thân cây đục rỗng, đường kính 0.3 – 0.4m., phía trước đều có đăng chắn cá. Lải tràn làm ở phía bờ vững chắc, chiều rộng của lải tràn tuỳ theo diện tích ruộng, có thể dài 2 -3m; chiều sâu bằng với chiều cao mức nước cao nhất định giữ. Trên mặt lải tràn được cắm đăng về mùa lũ.

3. Chuẩn bị ruộng cá

Công việc tu bổ, cày bừa, bón lót như đối với ruộng nông. 4. Cấy lúa.

Cấy các loại lúa có năng suất, giá trị cao, cứng cây, cao cây như DT10, lúa lai, lúa nếp địa phương. Ở những ruộng lầy nhiều bùn, nên tiến hành gieo vãi với lượng lớn lúa giống (1.2 – 1.5)kg/100m2, sau đó tỉa dặm, giữ khoảng cách 20 x 25cm

5. Thả cá.

- Thời vụ : Giống như thả cá ruộng nông, từ tháng 2-3. Thả cá vào các mương, chôm được chăm sóc cho ăn cho đến khi đứng cây. Không cho trắm cỏ lên ruộng.

- Loại cá, quy cỡ, mật độ. Thả cá giống lớn như bảng sau :

Loại cá thả Quy cỡ (cm) Tỉ lệ thả (%) (con/100mMật độ thả2)

Chép 6 – 8 50 20 – 25 Trắm cỏ >15 20 8 – 10 Trôi, Rôhu 8 – 12 20 8 – 10 Mè 8 – 12 10 4 – 5 Tổng cộng 10 40 – 50 6. Cho cá ăn.

- Thời gian lúa xuân : Cách chăm sóc như ruộng nông.

- Khi thu hoạch lúa xuân : Chỉ căt lúa ngắn, để lại toàn bộ rơm rạ trong ruộng. Dâng nước từ từ để lúa chét, rong, cỏ trong ruộng phát triển làm thức ăn cho cá. Khi cá ăn hết các loại rong, cỏ, rơm ra trong ruộng khoảng 2 – 3 tháng mới phải cho cá ăn.

- Bón phân, thức ăn cho cá: phân chuồng ủ : 7- 10kg/100m2/1tuần/1lần. - Thức ăn xanh : Theo mức ăn hết của cá : 1.0 – 3.0 kg/100m2/1ngày. - Thức ăn tinh : 0.1 – 0.2kg/100m2/ngày.

- Bón vôi : 2kg/100m2/15 ngày/1lần. 7. Chăm sóc và quản lý.

Giống như nuôi cá ruộng nông, cần đặc biệt kiểm tra đăng cống, đăng tràn trong mùa mưa lũ.

8. Thu hoạch.

Cách thu hoạch như trong cá nuôi ao, ruông nông. Những ruộng nuôi cá 1 vụ thương không phải cày bừa lại ruộng mà có thể cấy ngay được, Năng suất cá thể đạt 1 – 1.2 tấn cá/ha.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 55 - 59)