Học sinh: Xem lại Bi 14 về vận chuyển cá và xem trước Bài 20.
b) chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
Giáo viên phân công và cùng học sinh chuẩn bị:
- Cá hướng, cá giống đã được luyện ép kĩ.
- Túi nilông cỡ rộng (0,5 – 0,6)m; dài 1,2m, bao tải dứa, dây cao su nhỏ để buộc túi.
- Bình oxi, van, vòi.
- Cân đồng hồ hoặc cân treo, xô, chậu, vợt, nhiệt kế.
2.Quy trình thực hành
2.1.Bước 1.Chuẩn bị cá vận chuyển
Cá đã được luyện ép, khoẻ mạnh không bệnh tật, không bị sây sát.
2.2.Bước 2. Chuẩn bị túi vận chuyển
Cho khoảng (20-30) lít nước sạch, mát (nhiệt độ không quá 300C) vào túi nilông có 2 lớp đã được buộc chặt một đầu, cho túi vào trong bao dứa.
2.3.Bước 3. Xác định số lượng cá vận chuyển cho mỗi túi
- Đánh mẫu (cân và đếm cá).
-Xác định khối lượng (hoặc số lượng) cá cho mỗi túi.
2.4.Bước 4.Đóng cá vào túi
-Cho cá vào túi đã chuẩn bị ở trên, vuốt túi cho ra hết không khí, bơm oxi từ từ vào sát đáy túi, xoáy nhẹ vài vòng túi và nắm chặt miệng túi, bơm oxi cho đến khi căng túi, sau đó rút nhanh vòi ra khỏi túi, dùng dây chun buộc chặt túi lại, bao dứa buộc sau khi đã buộc chặt túi nilông. (Nếu xục oxi mạnh vào túi có thể làm cá chết ngạt - trường hợp chết do nồng độ oxi quá cao).
-Số lượng cá cho mỗi túi phụ thuộc vào lượng nước trong túi, thời gian vận chuyển, đặc biệt là chất lượng cá.
2.5.Bước 5. Vận chuyển cá
- Xếp túi cá lên phương tiện vận chuyển và chuyển cá đi. - Khi chưa vận chuyển ngay thì thỉnh thoảng phải lắc túi.
Khâu quan trọng nhất trong vận c huyển là cá khoẻ, phỉa được luyện ép kĩ, thao tác đóng túi nhanh.
3.Tổng kết bài thực hành
-Học sinh (hoặc nhóm học sinh) đánh giá kết quả thực hành theo mẫu bảng:
Tiêu chí đánh giá Tự đánh giá Kết quả đánh giá
chéo của học sinh (nhóm học sinh) Tố t Khá Đạt Chuẩn bị thực hành Thực hiện quy trình thực hành Kết quả thực hành(Túi cá đảm
bảo mật độ, lượng oxi, nút buộc, không rò nước, khí,…)
Bài 21. Ôn tập học kì I
Hệ thống và khắc sâu một số kiến thức cơ bản nhất về môi trường sống, thức ăn, kĩ thuật ương nuôi cá giống, thu hoạch và vận chuyển cá giống, lựa chọn và quản lí ao nuôi.
I.NHỮNG KIẾN THỨC CẦN KHẮC SÂU1.Môi trường cá sống 1.Môi trường cá sống
- Nguồn nước: Sạch, không nhiễm độc, nếu nước chua có thể cải tạo được bằng vôi
- Nhiệt độ thích hợp với loài cá nuôi (20-30)0C. Có thể điều khiển một phần nhiệt độ bằng độ sau nước ao.
- Màu nước ao xanh lá chuối, độ trong (10- 20)cm đối với ao nuôi cá nước tĩnh, dùng thứuc ăn tự nhiên (nếu là ao nuôi cá trắm cỏ), ao nuôi hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp thì nước trong tốt hơn, khi đó cần thay nước ao. Để duy trì màu nước ao, tạo sinh vật thức ăn tự nhên cho cá cần dùng phân bón (phân vô cơ và hữu cơ), phân hữu cơ cần được ủ với vôi để loại trừ mầm bệnh, giảm quá trình phân huỷ, tiêu tốn oxi khi bón xuống ao.
Đối với nguồn nước thải sinh hoạt (không có chất độc hoá học, kim loại nặng) thì coi như phân bón, khi pha loãng sẽ làm các sinh vật thức ăn phát triển.
2.Khi lựa chọn các đối tượng cá nuôi cần chú ý
-Tuỳ theo nguồn thức ăn, phân bón là loại nào để chọn đối tượng nuôi phù hợp với cơ sở thức ăn.
-Tuỳ theo diện tích ao và độ sau ao để bố trí cơ cấu đàn cá nuôi ghép (ao nhỏ có thể nuôi cá trê lai, rô phi; ao lớn, sâu nuôi các loài cá ăn sinh vật phù du và sinh vật đáy).