Bài 2 3: Nuôi cá kết hợp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 52 - 55)

III. CÁC BIỆN PHÁP KĨ THUẬT LIÊN HOÀN NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Bài 2 3: Nuôi cá kết hợp.

- Hiểu đựơc nguyên lí của nuôi kết hợp là tận dụng chất thải của hệ canh tác này làm nguyên liệu cho hệ canh tác kia.

- Hiểu đựơc các hệ trong nuôi cá kết hợp bổ sung cho nhau, do vậy làm giảm được chi phí, hạ giá thành,bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm. I. Nguyên tắc của nuôi cá kết hợp.

- Nguyên tắc của nuôi cá kết hợp là cách nuôi cá tận dụng các sản phẩm phụ của một phần trong hệ canh tác để phục vụ cho nuôi cá. Có một câu nổi tiếng của tổ chức FAO: “Không có chất thải mà chỉ có tài nguyên để nhầm chỗ”. Đó cũng chính là nguyên tắc của nuôi kết hợp. Trong trường hợp này, cá được coi là sản phẩm thứ hai (mục đích sau). Mặc dù nhiều khi về giá trị kinh tế, cá cho thu nhập lớn hơn hoặc lợi nhuận cao hơn. Trong chất thải từ phân chuồng khá giàu các yếu tố N, P, K. Ngoài ra, một phần thức ăn còn lại mà chúng không tiêu hóa được hoặc thức ăn rơi vãi khi cho ăn – là những thức ăn tốt cho cá. Cho nên, khi nuôi kết hợp, các loài cá ăn phù du sinh vật (mè trắng, mè hoa) và cá ăn mùn bã (trôi, rô phi) được sừ dụng là những đối tượng chính. Đối với mô

hình nuôi kết hợp nhiều bậc, bao giờ loài trung gian cũng là trắm cỏ (vì phải qua bậc trồng cỏ, sản lượng canh tác mới có thể gia tăng được).

- Người ta đã theo dõi và tính được rằng chất thải của một con gà đẻ, 1 năm nuôi được 2 kg cá (mè hay trôi), phân của một con lợn trong suốt thời kì vỗ béo, có thể nuôi được 40kg cá, chất thải của một con bò sữa (450 – 500kg) trong một năm có thể nuôi được khối lượng cá bằng khối lượng của chính nó (với 10% là các loài cá ăn phù du và ăn mùn bã hữu cơ (mè, trôi)). Một ví dụ mô hình kết hợp trồng dâu nuôi tằm + cá: 1ha đất trồng dâu có thể thu (36 – 37) tấn lá tươi/ năm. Số lượng lá này nuôi tằm sẽ cho ra 18 tấn chất thải và phụ phẩm (1.950kg nhộng tằm), nếu dùng cho nuôi cá sẽ thu được 2.250kg cá/ ha, cứ 45.000kg nước thải từ sản xuất tơ đem nuôi cá sẽ được 225kg cá. Tóm lại, 1ha đất trồng dâu, ngoài tơ và nhộng tằm, còn sản xuất được 6 tấn cá.

- Nuôi kết hợp gà + cá đang được nhiều nước áp dụng như Thái Lan, Philippin, Indonexia. Nguyên tắc của phương pháp này là: Chất thải từ gà chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều thức ăn chưa tiêu hóa, thức ăn rơi vãi khi cho gà ăn, những chất này làm thức ăn cho cá, tránh lãng phí.

- Chuồng gà làm trên ao tạo không gian thoáng mát cho gà, phân gà bón trực tiếp xuống ao làm giảm công chăm sóc.

- Các loại cá nuôi kết hợp với gà là những loài có sức chịu đựng cao như rô phi, trôi, đặc biệt là cá trê (mô hình này phổ biến ở Thái Lan, năng suất cá trê có thể tới trên 200 tấn/ ha/ năm).

1. Nuôi cá kết hợp với trồng trọt.

Hình thức nuôi cá kết hợp với trồng trọt (VA) là hình thức kết hợp đơn giản, phổ biến nhất ở nước ta. Các mặt lợi ích của nuôi kết hợp cá với trồng trọt và mối quan hệ hữu cơ giữa 2 nghề này.

a. Ao với trồng trọt.

Ao cung cấp độ ẩm cho đất, bùn ao chứa rât nhiều chất màu dinh dưỡng ( về dinh dưỡng, bunf ao khô tương đương với phân chuồng loại II), rất phù hợp với nhiều loại cây trồng như : Rau, củ, lúa, cây ăn quả… Ao nuôi cá với năng xuất 7.5 tấnn/ha, với lớp bùn dày 10-20cm có thể nạo vét một lượng bùn tươi (1.500 – 2.800) tấn, có thể bón (4-5)ha ruộng. Nạo vét bùn bẩn còn có tác dụng làm sạch ao, cao bờ, nuôi thêm được nhiều cá.

Đối với gia súc khác, muốn đạt được 174,7kg/200m2/năm thì cần khoảng 8 con lợn hoặc 1 con bò sữa và 2 con trâu (Nguyễn Thiện, Viên chăn nuôi)

- Tuy vậy, khi nuôi kết hợp với Vịt + Cá cần phải phòng bệnh cho vịt để tránh bệnh sán vịt có thể thâm nhập vào người khi lội xuống ao.

Bảng mối liên quan giữa sản lượng phân và hàm lượng nitrogen trong phân của một số loại gia súc, gia cầm ( Mueller,1980)

Loại gia súc, gia cầm Khối lượng sống Sản lượng phân khô N (%) Sản lượng N(g) Sản lượng N trong năm Trâu 460.0 5.8 0.80 46.40 16.90 Bò 250.0 4.4 0.73 32.10 11.70 Dê 20.0 0.3 1.32 4.00 1.50 Cừu 20.0 0.3 0.91 2.70 1.00 Gà 2.0 0.05 3.90 0.20 0.07 Vịt 3.0 0.06-0.08 3.00 0.18 0.07 II. Các hình thức nuôi kết hợp.

1. Mô hình chăn nuôi kết hợp Lợn + cá.

- Nuôi lợn kết hợp nuôi cá là hình thức nuôi kết hợp phổ biến nhất hiện nay, nếu quy mô nhỏ thì chuồng lợn có thể làm trên mặt ao, phân, nước tiểu của lợn thải trực tiếp xuống ao.

- Trong chăn nuôi quy mô lớ, chuồng lợn có thể làm trên bờ ao hoặc khu gần ao, nước rửa chuồng, nước tiểu củalợn cho chảy xuống ao, phân lợn đem ử hoặc dùng vào bể khí đốt, nước thải của bể biogas là phân bón rất tốt cho ao, lại không sợ dịch bệnh và làm ô nhiễm nguồn nước.

- Trong mô hình nuôi kết hợp này đối tượng cá nuôi phải là cá mè. Trôi, rôphi là chính.

2. Nuôi kết hợp vịt + cá.

- Nuôi kết hợp vịt với cá là cách nuôi có tác dụng tương hỗ giữa 2 loài : Ao cá lf nơi vịt bơi lội, tắm chải lông làm cho vịt mát, sạch, đồng thời ao còn cung cấp một phần thức ăn giàu đạm - gồm các loại sinh vật như ốc, tôm, cua, cá tạp, ấu trùng, côn trùng – là những loài cạnh tranh thức ăn của cá. Vịt mò thức ăn làm xáo trộn nước, điều hoà muối dinh dưỡng và sinh vật phù du trong các tầng nước ao. Phân vịt cung cấp muối dinh dưỡng cho sinh vật phù du phát triển. Trong cách nuôi này làm chuồng sàn trên mặt ao là tốt nhất vì thức ăn rơi vãi và phân vịt được đưa xuống ao ngay. Điều chú ý là vịt có thể ăn cá giống nên khi nuôi kết hợp phải thả cá giống lớn, nước ao sâu và đối tượng nuôi là các loài cá ăn thức ăn tự nhiên.

3. Trồng trọt với cá.

Trồng trọt các loại cỏ, rau, màu cung cấp thức ăn cho cá và gia cầm, gia súc cung cấp phân bón cho ao. Mặt khác thông qua trồng cây, cỏ làm thức ăn cho cá sẽ giảm được lượng phân chuồng cần thiết cho cá.

- Trồng cây cỏ trên cạn :

+ Trồng cỏ tự nhiên hoặc cỏ voi trên bờ : Hiện nay, cỏ voi cho năng xuất cao nhất, năng xuất có thể đạt (120-150)tấn/ha/năm. Với lượng cỏ này có thể nuôi được 4-5 tấn cá. Cỏ voi có thể trồng ven bờ ao, các vạt đất xung quanh ao.

+ Trồng cây sắn lấy lá bờ ao, bờ rào, đất đồi : Sắn trồng bằng hom để đứng, khoảng cách hốc 20-30cm/gốc. Sắn được tưới nước khi khô hạn: bón phân 1 năm (2-3)lần với lượng phân chuồng phân xanh ử 1kg/1m2. Có thể thu hoạch lá thường xuyên (7-15) ngày/1 lần.

+ Trồng các loại cây rau màu như : Rau cải, rau muống, su hào, bắp cải trên bờ làm rau cho người và thức ăn cho cá.

+ Trồng cây ăn quả thấp cây như : Cam, Chanh để lấy kết quả hoặc trồng chuối vừa lấy quả vừa lấy lá cho cá. Không được trồng cây cao che khuất ao.

- Trống các cây - Cỏ dưới nước :

Vè mùa đông, những ao cạn nước, trồng các cây rau, bèo là thức ăn cho cá như : Bèo dâu, rau lấp ở đáy ao, sản lượng có thể đạt 80 – 200 tấn/ha/vụ, lượng thức ăn trên có thể nuôi được 1.5 – 2.5 tấn cá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trồng các cây , cỏ , phân xanh trong lòng ao, sau đó thu hoạch hoặc dâng ngập dưới nước làm thức ăn cho cá như : Điền thanh, cỏ lồng vực, cỏ ne…

+ Cấy lúa ở những ao ruộng, ao có đáy lòng chảo có thể cấy lúa ngoi, dâng nước từ từ. Một phần lúa thu hoạch dành cho cá nhưng phần chủ yếu là rơm, rạ để tại chỗ làm thức ăn cho cá. Tổng khối lượng rơm rạ, thân lúa non có thể đạt 40 tấn/ha, có thể nuôi được (1- 1.2) tấn cá.

Các loại cá trong hình thức nuôi ghép cá - trồng trọt thường là ghép cá trắm cỏ, trôi Ấn.

Cần chú ý tính mùa vụ sao cho bố trí cây trông thực hợp lí để cung cấp thức ăn cho cá được đầy đủ, thường xuyên.

Một phần của tài liệu Bài giảng Dạy nghề cho TTHTCĐ Đáp Cầu (Trang 52 - 55)