Những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng tới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử (Trang 30)

2.1.2.1. Các yếu tố kinh tế

Trong môi trường hoạt động thương mại, các yếu tố kinh tế dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu. Bởi lẽ, sự hình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thể chế của hệ thống đó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng và cường độ của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng. Những yếu tố kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thương mại điện tử cần phải nghiên cứu bao gồm:

Tiềm năng của nền kinh tế: Đây là yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực có thể huy động được vào phát triển nền kinh tế. Yếu tố này liên quan đến các định hướng lớn và phát triển thương mại, do đó đến phát triển thương mại điện tử và các cơ hội kinh doanh

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân: Yếu tố này liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng hoặc thu hẹp quy mô phát triển cũng như cơ cấu phát triển của ngành thương mại, thể hiện ở tổng mức lưu chuyển và cơ cấu hàng hóa lưu chuyển trên thị trường…. Chính sự gia tăng quy mô và cơ cấu hàng hóa kinh doanh sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi phương thức giao dịch kinh doanh trong đó có thương mại điện tử

Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế quốc dân: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng, đến thu nhập, tích lũy và khả năng cân đối tiền – hàng trong thương mại

Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền: Yếu tố này chứng tỏ sự ổn định của đồng tiền nội địa cũng như việc lựa chọn ngoại tệ trong giao dịch thương mại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực thi của chiến lược phát triển thương mại và thương mại điện tử

Thu nhập và phân bổ thu nhập của dân cư: Thu nhập là lượng tiền mà người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ trong một khoảng thời gian nhất

định. Lượng tiền thu được của dân cư sẽ được trang trải cho những nhu cầu khác nhau với những tỉ lệ khác nhau, mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thanh toán trong tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cho thực hiện thương mại điện tử

2.1.2.2. Các yếu tố văn hóa –xã hội

Trong quá trình xây dựng và thực hiện thương mại điện tử cần phải xem xét đến yếu tố văn hóa – xã hội theo một phạm vi rất rộng nhằm tìm ra những cơ hội, cũng như những đe dọa tiềm tàng cho sự phát triển của thương mại điện tử. Mỗi sự thay đổi các yếu tố văn hóa – xã hội đều có thể ảnh hưởng đến môi trường cho thực hiện thương mại điện tử. Những yếu tố văn hóa –xã hội thường thay đổi hoặc tiến triển chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra, song ảnh hưởng không kém phần sâu sắc đến môi trường kinh doanh. Sự xung đột về văn hóa, xã hội, lợi ích trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế đã làm cho các yếu tố văn hóa – xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xúc tiến thương mại điện tử trong giai đoạn hiện nay. Thực tế, các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu nhu cầu thị trường. Sự khác biệt về quan điểm kinh doanh, về trình độ, về dân tộc,… có thể tạo ra những cản trở hoặc thuận lợi khi thực hiện sự dung hòa về lợi ích kinh tế giữa các bên, trong hoạt động kinh tế. Vì vậy, trong quá trình xây dựng và thực hiện thương mại điện tử đòi hỏi phải khéo léo giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bên, cũng như cần phải nghiên cứu thấu đáo, đầy đủ những nội dung chủ yếu của môi trường văn hóa –xã hội sau đây:

- Dân số và sự biến động dân số: Dân số thể hiện số lượng người hiện có trên thị trường, điều đó sẽ ảnh hưởng đến dung lượng của thị trường. Thông thường dân số càng lớn, thì nhu cầu về nhóm sản phẩm càng nhiều, khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng tăng, mối quan hệ giao dịch qua thương mại điện tử càng lớn. Cùng với số lượng dân số, cơ cấu dân số và xu hướng vận động của nó cũng ảnh hưởng tới cơ cấu tiêu dùng, thói quen tiêu dùng, phương thức tiêu dùng, phương tiện giao dịch, thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Mặt khác, sự dịch chuyển dân cư theo khu vực địa lý cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và mức độ

tập trung dân cư trên từng vùng. Điều này ảnh hưởng tới sự xuất hiện cơ hội mới, hoặc làm mất đi cơ hội hiện tại trong hoạt động thương mại điện tử

- Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội: Nghề nghiệp và vị trí xã hội của dân cư sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và phương thức ứng xử của họ đối với thương mại điện tử. Do đó, cần phải thỏa mãn nhu cầu theo nhóm xã hội một cách tương xứng và phải được xem xét khi xây dựng, phát triển thương mại điện tử

- Dân tộc, chùng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hóa cũng như vị trí nghề nghiệp và tầng lớp xã hội, bản sắc văn hóa của các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo có sự khác nhau. Điều này dẫn tới quan điểm và cách ứng xử đối với thương mại điện tử mang tính đa dạng và phong phú

2.1.3. Những yêu cầu cơ bản về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đối với thương mại điện tử

Thương mại điện tử ra đời và phát triển là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội trong đó trước hết phải kể đến sự phát triển của kỹ thuật số, của công nghệ thông tin, của kỹ thuật máy tính điện tử. Chính hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội phải tạo ra những điều kiện cần thiết và đáp ứng được những yêu cầu nhất định thì thương mại điện tử mới có điều kiện hình thành và phát triển. Mặc dù thương mại điện tử là một phương thức hoạt động mang tính toàn cầu, song tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia mà thương mại điện tử phải thỏa mãn được những yêu cầu mang tính kinh tế - văn hóa xã hội trong quá trình phát triển của mình. Những yêu cầu về hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội cho thương mại điện tử bao gồm:

- Hoạt động kinh tế nói chung và thương mại nói riêng cần phải dựa trên những chuẩn mực quốc tế và quốc gia. Những chuẩn mực chủ yếu có liên quan trực tiếp đến thương mại điện tử như: Chuẩn mực về thanh toán, về vận chuyển, về hải quan, về tài chính,…

- Phải tổ chức tốt các hoạt động thông tin kinh tế, thông tin thương mại. Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu để xúc tiến thương mại điện tử đó là phải tổ chức tốt công tác thông tin về hàng hóa, dịch vụ về các hoạt động thương

mại trong và ngoài nước. Những thông tin thương mại nói chung và hàng hóa, dịch vụ nói riêng là những cơ sở dữ liệu ban đầu cho các giao dịch điện tử.

- Phải xây dựng và phát triển được một hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin bao gồm nhánh tính toán điện tử và truyền thông điện tử vững chắc. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin một mặt phải ổn định nhưng mặt khác phải mang tính kinh tế sử dụng. Nghĩa là chi phí trang bị các phương tiện công nghệ thông tin và chi phí dịch vụ truyền thông phải đủ rẻ để đông đảo người sử dụng có thể tiếp cận được. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển khi mà mức sống nói chung còn thấp. Tuy nhiên, có được hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin vững chắc mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin đó phải dựa trên nền tảng đầy đủ, ổn định và với mức giá hợp lý. Điều này đòi hỏi phải có thời gian và có sự đầu tư lớn của nền kinh tế

- Nền kinh tế cần phải tạo ra một đội ngũ đông đảo những người có khả năng sử dụng được các phương tiện của thương mại điện tử trong hoạt động giao dịch điện tử cho các hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng. Phần lớn dân chúng và đông đảo người tiêu dùng phải có khả năng sử dụng thành thạo và quen thuộc với những hoạt động trên mạng. Mặt khác, nền kinh tế cũng phải xây dựng và đào tạo được đội ngũ những chuyên gia về tin học có kiến thức sâu rộng và giỏi về nghiệp vụ tin học, thường xuyên nắm bắt các công nghệ thông tin mới để phục vụ cho kinh tế số hóa nói chung và thương mại điện tử nói riêng, cũng như khả năng thiết kế các chương trình phần mềm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, tránh bị động lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài.

- Phải xây dựng được hệ thống thanh toán tài chính tự động. Thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện được trên thực tế khi có được một hệ thống thanh toán tài chính phát triển cho phép thực hiện thanh toán tự động. Khi chưa có hệ thống này thì thương mại điện tử mới chỉ ứng dụng được phần trao đổi thông tin, buôn bán vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc phương thức thanh toán truyền thống và như vậy hiệu quả thương mại điện tử bị giảm thấp rất nhiều, thậm chí không đủ để bù đắp các chi phí trang bị công nghệ bỏ ra.

- Thương mại điện tử đòi hỏi người lao động phải có tinh thần làm việc và lối sống theo pháp luật chặt chẽ, kỷ luật lao động công nghiệp tiêu chuẩn hóa và phong cách làm việc mang tính đồng đội. Yêu cầu này ở nước ta còn có những hạn chế nhất định do cách sống theo kiểu làng xã đã tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử.

- Cần phải xây dựng và thực thi được hệ thống các biện pháp bảo về người tiêu dung, người sản xuất. Hoạt động thương mại điện tử cho thấy các thông tin về hàng hóa đều được mã hóa, số hóa, khi đó người bán không có điều kiện thuyết phục người mua, người mua không có điều kiện cảm nhận hàng hóa thông qua các hành vi kiểm tra thường thấy khi mua bán thông thường như nếm thử, dùng thử…..Điều này đã làm tăng khả năng rủi ro cho cả người bán và người mua, đặc biệt là người tiêu dùng, đó là chưa kể đến khả năng bị nhầm lẫn bởi các cơ sở dữ liệu, bị lừa gạt bởi các thông tin và các tổ chức phi pháp có mặt trên mạng. Chính vì vậy cần phải tạo ra một hệ thống các biện pháp nhằm bảo vệ được quyền lợi của những người tham gia vào hoạt động thương mại điện tử. Cần phải có một cơ chế bảo đảm chất lượng hàng hóa cho người tiêu dùng có thói quen tiếp xúc với hàng hóa để kiểm tra (nhìn, sờ, nếm, ngửi,…) để thử (mặc thử, đội thử, đi thử,…) trước khi mua bán hàng hóa.

2.1.4. Tạo lập môi trường kinh tế - xã hội cho thực hiện thương mại điện tử

Môi trường kinh tế - xã hội cho thương mại điện tử có thể hiểu đó là một hệ thống tổng thể các nhân tố kinh tế - xã hội mang tính khách quan và chủ quan, vận động và tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự ra đời, phát triển của hoạt động thương mại điện tử, sự tác động này có thể thuận lợi, hoặc khó khăn, trở ngại cho hoạt động thương mại điện tử.

Các nhân tố kinh tế - xã hội cấu thành môi trường cho thương mại điện tử vừa vận động, lại vừa tác động qua lại với nhau và trở thành ngoại lực chính cho sự vận động biến đổi của thương mại điện tử. Các nhân tố kinh tế - xã hội tạo lập môi trường cho thương mại điện tử cũng rất phong phú và đa dạng, do đó việc nghiên cứu và ứng dụng chúng đòi hỏi phải sử dụng nhiều cách tiếp cận và phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, bản thân trong quá trình hoạt động, thương mại điện tử

không chỉ thụ động chịu các tác động từ môi trường kinh tế - xã hội mà chính nó lại sản sinh ra các tác nhân làm thay đổi môi trường kinh tế - xã hội. Tạo lập được môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử, do đó cần phải có những phương pháp phân tích khoa học môi trường kinh tế - xã hội. Trình tự phân tích được thực hiện qua các bước sau:

- Khai thác và thu thập các thông tin liên quan từ môi trường kinh tế - xã hội. Hệ thống thông tin đó phải phản ánh được khá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng tới thương mại điện tử. Mặt khác, phải được định lượng càng cụ thể càng tốt

- Sắp xếp các nhân tố theo những tiêu chí nhất định, chỉ rõ những nhân tố tác động trực tiếp, những nhân tố tác động gián tiếp, tác động trước mặt và lâu dài,…

- Sử dụng các phương pháp phân tích khoa học hữu hiệu nhất để phân tích, tính toán tìm ra những nhân tố tích cực tác động đến thương mại điện tử. Trên cơ sở đó có các biện pháp thiết thực tác động vào những nhân tố này nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng vững chắc về kinh tế - xã hội cho thương mại điện tử. Cùng với việc tìm kiếm những nhân tố này nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng vững chắc về kinh tế - xã hội cho thương mại điện tử. Cùng với việc tìm kiếm những nhân tố tích cực còn phải tìm ra những rủi ro, những bất cập và hạn chế nảy sinh từ những nhân tố tiêu cực của nền kinh tế - xã hội đã kìm hãm và gây ra những tác hại không đáng có trong quá trình sử dụng thương mại điện tử.

- Để tạo lập môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho thương mại điện tử, thì cả nhà nước và các tổ chức, các doanh nghiệp đều đóng một vai trò rất quan trọng

Về phía Nhà nƣớc: Sự tác động của Nhà nước luôn là những tiền đề quyết

định đến việc tạo lập môi trường cho thương mại điện tử. Để cho thương mại điện tử trở thành hiện thực và phát triển Nhà nước cần có các phương hướng và giải pháp sau đây:

- Xây dựng và thực thi chiến lược phát triển ngành điện tử tin học, một định hướng tổng thể cho các nhà hoạch định chính sách và các chương trình cụ thể phát triển tin học, phát triển thương mại điện tử. Có kế hoạch đầu tư trước mắt và lâu dài một cách đầy đủ và cân đối cho sự phát triển của thương mại điện tử

- Cùng với việc hình thành nên những quy tắc hoạt động kinh tế, ban hành các chính sách kinh tế, các nguyên tắc tổ chức, các chuẩn mực, các cơ chế điều hành và phương thức quan hệ của các đơn vị kinh tế, Nhà nước cần ban hành một hệ thống chính sách cụ thể, hợp lý nhằm tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp thông tin, ngành thương mại điện tử

- Để cho thương mại điện tử trở thành hiện thực, Nhà nước cần xây dựng và không ngừng hoàn thiện các đạo luật, các văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Đó là các vấn đề như: thừa nhận tính pháp lý của giao dịch thương mại điện tử, của chữ ký điện tử và có các thiết chế pháp lý, cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực chữ ký điện tử; bảo vệ pháp lý các hợp đồng điện tử, các thanh toán điện tử, các cơ sở dữ liệu có xuất xứ từ Nhà nước, các sở

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử (Trang 30)