Thuật ngữ B2C đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử, bán lẻ trực tuyến. Ở thời điểm hiện tại, B2C là mô hình rất phổ biến và đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công.
Mô hình kinh doanh B2C (Business to Consumer) là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và thường được sử dụng trong lĩnh vực thương mại điện tử.
B2C trở nên vô cùng phổ biến trong khoảng thời gian cuối thập niên 90. Khi đó nó được dùng để chỉ quá trình các nhà bán lẻ trực tuyến bán các sản phẩm.Và dịch vụ của mình cho người tiêu dùng thông qua mạng internet.
Ví dụ, khi bạn lên mạng tìm mua một bộ quần áo từ shop thời trang online nào đó thì đấy chính là mô hình kinh doanh B2C.
Đặc điểm của mô hình B2C
Để triển khai mô hình này, doanh nghiệp cần phải thiết kế một kênh bán hàng trực tuyến như website. Hay fanpage, mạng xã hội. Hoặc cũng có thể bán qua nền tảng trung gian đó chính là các sàn thương mại điện tử. Do tính chất đơn giản, không yêu cầu cao về kỹ thuật.Cũng như hạn chế được chi phí đầu tư nên bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể chọn B2C là mô hình kinh doanh chính của mình.
Mô hình B2C có đặc điểm, khách hàng của mô hình chính là người dùng cá nhân. Chính vì thế sẽ không tốn thời gian đàm phán giữa hai bên quá nhiều.Bởi tất cả điều kiện mua hàng, chính sách, giá cả, đổi trả hàng đều được đưa ra rất chi tiết.Khách hàng chỉ cần đọc qua và đưa ra quyết định có mua hàng hay không. 3.1.2. Mô hình cổng thông tin
Giống như danh bạ điện thoại liệt kê thông tin liên lạc của các công ty theo ngành nghề, thì mô hình cổng thông tin liệt kê địa chỉ website theo phân loại ngành nghề, ví dụ: www.dir.yahoo.com, www.vietnamb2bdirectory.com
3.1.3. Mô hình nhà bán lẻđiện tử
Nhà bán lẻ điện tử trong tiếng Anh là electronic retailer, viết tắt là e-tailer. Nhà bán lẻ điện tử là cửa hàng ảo bán lẻ trực tuyến (virtual storefront, E-shop, E- tailer), bao gồm mọi hình thức và qui mô, từ những cửa hàng rất lớn như Amazon.com tới các cửa hàng nhỏbé mang tính chất địa phương.
Cách một nhà bán lẻđiện tử hoạt động
Với công ty có cửa hàng bán lẻ trực tuyến hàng hóa, dịch vụ hay thông tin, khách hàng có thể đọc và xem thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụvà thông tin về công ty một cách thuận tiện nhất, và việc tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán qua mạng khi mua lẻ sẽ là lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Đây là loại mô hình mà hầu hết các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam đều có thể áp dụng. Đơn giản nhất là đưa thông tin về công ty, sản phẩm hay dịch vụ lên mạng để tạo điều kiện cho khách hàng có thể thu thâp thông tin dễ dàng nhất. Chuyên nghiệp hơn một chút công ty nên tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán qua mạng để phục vụkhách hàng được tốt hơn.
Các mô hình bán lẻđiện tử
Tất cả các cửa hàng loại này đều kinh doanh thông qua một website trên Internet. Các cửa hàng bán lẻ trực tuyến về cơ bản rất giống các cửa hàng "gạch vữa" truyền thống (Brick and mortar), ngoại trừ một điều là khi mua hàng khách hàng chỉ cần quay số trực tiếp trên internet để kiểm tra hàng hóa và thực hiện đặt hàng.
Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều cửa hàng bán lẻ trực tuyến chỉ là các chi nhánh của các cửa hàng "gạch vữa" đã và đang tồn tại và cũng bán kinh doanh các hàng hóa tương tự. Loại hình này được nói đến như mô hình kinh doanh clicks- and-mortals hay clicks and bricks.
Các siêu thịđiện máy như Nguyễn Kim hoặc Chợ Lớn là các ví dụ điển hình về mô hình cửa hàng bán lẻ trực tuyến được xây dựng trên cơ sở các cửa hàng truyền thống sẵn có của công ty.
Bên cạnh mô hình phối hợp giữa cửa hàng truyền thống và trực tuyến, nhiều công ty khác chỉ hoạt động riêng trong thế giới ảo, không có bất cứ một cửa hàng "gạch vữa" truyền thống nào. Tại Việt Nam, Lazada.com, Sendo.vn và Hotdeal.vn là các ví dụ điển hình của mô hình này.
Ngoài ra, cũng còn một số mô hình bán lẻ trực tuyến khác như các phiên bản trực tuyến của danh mục thư tín trực tiếp, các phố buôn bán trực tuyến (online mall) và các nhà sản xuất trực tiếp bán hàng trực tuyến.
Thuận lợi và hạn chế
Dù tồn tại dưới dạng này hay dạng khác, song các mô hình bán lẻ trực tuyến đều chủ yếu thu lợi nhuận từ các hợp đồng mua bán sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng. Với sự gia tăng nhanh chóng dân số trên Internet, mô hình cửa hàng bán lẻ trực tuyến là một trong những hình thức kinh doanh đầy hứa hẹn bởi theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, mọi người sử dụng trên Internet đều có thể là khách hàng tiềm năng của công ty.
Tuy nhiên, loại hình kinh doanh này cũng đang trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Vì các rào cản gia nhập thịtrường (tổng chi phí của việc gia nhập một thị trường mới) đối với thịtrường bán lẻ trực tuyến tương đối thấp nên mỗi năm có tới hàng trăm ngàn các cửa hàng bán lẻ trực tuyến lớn nhỏ xuất hiện trên web.
Nghiên cứu hoạt động của mô hình kinh doanh này cho thấy hầu hết các công ty đều muốn nhanh chóng tiếp cận mọi người tiêu dùng trực tuyến bằng cách phát triển các chiến lược phù hợp, xác định chính xác thị trường và nhu cầu của thị trường. Đó là những yếu tố cơ bản cần thiết đểcó thể tu được lợi nhuận. Song để có thể thành công ở mô hình này, các công ty cần tối thiểu hóa chi phí, mở rộng các lựa chọn và phải kiểm soát tốt hoạt động dự trữ của mình, trong đó dự trữ là vấn đề quan trọng và khó tính toán nhất.
3.1.4. Mô hình nhà cung cấp nội dung
Nhà cung cấp nội dung trong tiếng Anh là content provider. Nhà cung cấp nội dung là một công ty cung cấp các nội dung thông tin như tin tức, âm nhạc, tranh ảnh, băng hình và các tác phẩm nghệ thuật dưới dạng sốhóa thông qua web.
Việc mua bán các nội dung thông tin nói trên là nguồn thu lớn thứ hai đối với thương mại B2C (đứng đầu là bán lẻ trực tuyến). Nguồn thu từ việc cung cấp các nội dung thông tin được hình thành từ việc thu phí của những người đăng kí sử dụng thông tin gọi là phí đăng kí.
Ví dụ, MP3.com hàng tháng thu phí đăng kí của những người sử dụng có nhu cầu truy cập hàng ngàn bài hát được tập hợp trên website này. Các nhà cung cấp nội dung khác như WSJ.com (phiên bản trực tuyến của Nhật báo phố Wall) hay tạp chí kinh tế Harvard Business Review và nhiều website thu phí của khách hàng khi họ download các nội dung, các bài viết thay vì các khoản phí đăng kí như trường hợp của MP3.com.
Lợi thế của nhà cung cấp nội dung
Bên cạnh các khoản phí đăng kí và phí download, các nhà cung cấp nội dung thông tin còn có thể thu được những khoản tiền không nhỏ từ việc các không gian quảng cáo trên website của mình. Đối với một số công ty, các khoản tiền quảng cáo này đôi khi lớn hơn các khoản phí đăng kí mà họthu được.
Các website cung cấp thông tin trên web được thành lập chủ yếu với mục đích trực tiếp kinh doanh, tuy nhiên cũng có những website và phiên bản trực tuyến của nhiều tờ báo và tạp chí hoàn toàn không thu phí của khách hàng khi truy cập nội dung. Doanh thu của các website này có được từ nhiều nguồn khác như quảng cáo hay phí xúc tiến thương mại của các đối tác.
Theo kinh nghiệm của các nhà cung cấp thông tin, để có thểthành công trong lĩnh vực này điều cơ bản là phải làm chủ các nội dung mình cung cấp. Những người chủcác nội dung có bản quyền truyền thống như các nhà xuất bản sách, báo, tạp chí, các hãng phát thanh truyền hình, nhà xuất bản âm nhạc, các hãng phim ảnh, có lợi thế hơn hẳn những công ty mới tham gia lĩnh vực này trên web.
Những nhà cung cấp khác, không có điều kiện làm chủ thông tin, có thể tập hợp và phân phối các nội dung được tạo ra bởi những người khác. Mô hình tập hợp và phân phối nội dung khác cơ bản so với các mô hình cung cấp nội dung thông thường, tiêu biểu như trường hợp của Intonetworks.com và Intertainment.com.
Được phép của chủ sở hữu trong việc phân phối nội dung thông tin, các hãng này đã cung cấp các sản phẩm như chương trình trò chơi, phim ảnh, các chương trình phần mềm đào tạo qua các đường truyền Internet tốc độ cao tới mọi đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty nhỏvà các gia đình.
Song những trường hợp như Intonetworks.com và Intertainment.com trên web chỉ là số ít và thị phần của mô hình cung cấp nội dung chủ yếu vẫn thuộc về các nhà cung cấp thông tin truyền thống, có kinh nghiệm và thâm niên hoạt động trong lĩnh vực này.
3.1.5. Mô hình nhà tạo thịtrường
Nhà tạo thị trường trong tiếng Anh là market creator. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các nhà tạo thị trường là những người xây dựng nên môi trường số hóa để người mua và người bán gặp nhau, là nơi trưng bày sản phẩm, thực hiện các hoạt động nghiên cứu sản phẩm và nơi giá cả của mỗi sản phẩm được thiết lập.
Trước thời kì internet và web, các nhà tạo thị trường chủ yếu dựa vào những địa điểm vật lí để thiết lập nên thị trường hay gọi nôm na là chợ. Trong khoảng thời gian từ khi xuất hiện lần đầu tiên vào thời Trung cổ cho tới khi Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ra đời, thuật ngữ "chợ" hay "thị trường" được hiểu là một không gian vật lí nơi diễn ra các giao dịch mua bán.
Trước khi web ra đời, một số công ty cũng đã từng xây dựng thị trường mạng số hóa, nhưng tại thời điểm đó, các thị trường này chưa có điều kiện phát triển. Chỉ từ khi web ra đời, các thị trường số hóa mới thực sự được công nhận là nơi người mua và người bán gặp nhau để thực hiện giao dịch trên mạng.
Ví dụ về nhà tạo thị trƣờng
Một ví dụ tiêu biểu của mô hình này là priceline.com, một website cho phép khách hàng thiết lập mức giá mà họ chấp nhận trả đối với một sản phẩm hay một dịch vụ (hình thức này được gọi là đấu giá ngược). Khác với priceline.com, eBay.com cho phép cả các công ty và khách hàng của họ sử dụng.
Mô hình kinh doanh đấu giá của eBay được thực hiện trên cơ sở tạo dựng một môi trường điện tử số hóa nơi người mua và người bán có thể gặp nhau, thỏa thuận
giá cả và thực hiện giao dịch. Mô hình kinh doanh này khác các trung gian giao dịch ở chỗ họ không thực hiện các giao dịch thay khách hàng.
Tại eBay, người mua và người bán tự mình thực hiện các công đoạn của quá trình mua bán. Mỗi khi diễn ra một giao dịch mua bán, eBay sẽ thu được một khoản phí. Ngoài ra, công ty còn có thể thu được những khoản phí liệt kê do các công ty trả trước.
Đây cũng chính là một trong số ít các website có được lợi nhuận thực sự ngay từ khi bắt đầu kinh doanh. Tại sao như vậy? Câu trả lời rất đơn giản. Đó là vì eBay hoàn toàn không dự trữ hàng hóa, vì vậy công ty không phải trả chi phí sản xuất hay chi phí dự trữ hàng hóa. Nó chỉ đơn thuần là một người môi giới.
Tiềm năng của nhà tạo thị trƣờng
Cùng với các mô hình kinh doanh khác, cơ hội thị trường của các nhà tạo thị trường có tiềm năng rất lớn, tất nhiên sự thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào nguồn lực tài chính và chiến lược marketing của các công ty có đủ để thu hút người mua và người bán hay không.
Những website lớn như eBay, mỗi tháng có khoảng 74 triệu người sử dụng được coi là những thị trường hiệu quả, vì sẽ có nhiều người mua và người bán đối với cùng một loại hàng hóa, thậm chí cùng một mặt hàng.
Các hãng mới muốn tạo thị trường cần phải có một thương hiệu thật lôi cuốn và phải xây dựng một kế hoạch cụ thể để quảng bá và thu hút khách hàng đến với thị trường của mình. Ngoài ra, các công ty nhỏ cũng có thể tập trung vào các đoạn thị trường chuyên biệt như thị trường đồ trang sức hay thị trường ô tô.
3.1.6. Mô hình trung gian giao dịch
Trong kênh phân phối truyền thống, trung gian xuất hiện giữa người bán và người tiêu dùng, chẳng hạn như nhà bán buôn, nhà phân phối, nhà bán lẻ theo mô hình dướiđây. Càng nhiều khâu trung gian thì càng làm cho giá thành sản xuất cao hơn.
Trung gian truyền thống cung cấp một hạ tầng giao thương (giống như một mạng lưới buôn bán), họ điều phối và làm cầu nối giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, trong TMĐT liệu các bên trung gian như các đại lý du lịch, các môi giới chứng khoán,đại lý bảo hiểm ... có còn tồn tại ?
Nhà sản xuất có thể sử dụng Internet để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng và cung cấp cho họ các dịch vụ trực tuyến. Trong trường hợp này thì bên trung gian không tồn tại, chúng ta gọi là Disintermediated (hình b và c).
Nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà không phải qua các nhà bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, khách hàng sẽ gặp phải một số khó khăn khi mua hàng trực tuyến và ngược lại các cửa hàng trực tuyến có thể sẽ gặp khó khăn khi giao hàng cho khách hàng. Do đó, để khắc phục vấn đề này, cần phải có một bên hỗ trợ trực tuyến.
Và trong trường hợp này, các bên trung gian trong truyền thống sẽ đóng một vai trò mới trong thương mại điện tử, sẽ cung cấp giá trị gia tăng và sự trợ giúp.
Như vậy, Internet tạo ra một phương cách mới tiếp cận khách hàng, một phương pháp mới đem lại giá trị cho khách hàng, và đem lại nhiều doanh thu. Ví dụ về các vai trò mới của bên trung gian, Kelly Blue Book (kbb.com) cung cấp thông tin về giá cả cho khách hàng; Edmunds thì cung cấp cho khác hàng thông tin
về các chi phí khi giao dịch; CARFAX (carfax.com) có thể nghiên cứu một loại xe hơi đã sử dụng nào đó và thông báo cho khách hàng nếu xe này có bất kỳ vấn đề nào xảy ra còn iMotors (imotors.com) cung cấp cho khách hàng chiết khấu về bảo hiểm, gas vàdịch vụ sửa chữa.
3.1.7. Mô hình nhà cung cấp cộng đồng
Nhà cung cấp cộng đồng trong tiếng Anh là community provider. Thuật ngữ nhà cung cấp cộng đồng tuy không phải là một thuật ngữ mới mẻ, nhưng trong môi trường internet, đối tượng này có nhiều đặc điểm khác biệt so với trước đây. Thực chất đây là những website, nơi các cá nhân có cùng khuynh hướng, chung mục đích, có những mối quan tâm giống nhau, gặp nhau để cùng thảo luận về các vấn đề quan tâm và hoàn toàn không bị giới hạn về mặt địa lí.
Đặc điểm của nhà cung cấp cộng đồng
Nhà cung cấp cộng đồng trên internet tạo ra một môi trường số hóa trực tuyến để những người có mối quan tâm giống nhau có thể giao dịch (mua/bán hàng hóa) với nhau hay giao tiếp với những người có cùng mục đích khác hoặc để trao đổi các thông tin liên quan đến vấn đề quan tâm.
Mục tiêu giá trị cơ bản của các nhà cung cấp cộng đồng là tạo nên sự nhanh chóng, thuận tiện, cho phép thảo luận mọi khía cạnh của vấn đề mà những người sử dụng quan tâm trên cùng một website.
Các nhà cung cấp cộng đồng thường áp dụng mô hình doanh thu hỗn hợp bao gồm các khoản thu phí đăng kí, doanh thu bán hàng, phí giao dịch, phí tham khảo và các khoản phí quảng cáo từ các công ty muốn thu hút khách hàng đến với công ty mình.
Một số website cộng đồng khác như ParentSoup.com, Oxygen.com và About.com có thể thu tiền từ các quan hệ liên kết, tham khảo hoặc thu từ tiền quảng cáo cho những công ty khác.
Ví dụ về nhà cung cấp cộng đồng
Chẳng hạn như một ông bố khi ghé thăm website ParentSoup.com có thể nhận được những lời khuyên về cách quấn tã lót cho trẻ sơ sinh, đồng thời cũng được gợi ý liên kết với website Huggies.com. Nếu người này đồng ý liên kết, truy