Tạo lập môi trường kinh tế xã hội cho thựchiện thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử (Trang 34 - 39)

Môi trường kinh tế - xã hội cho thương mại điện tử có thể hiểu đó là một hệ thống tổng thể các nhân tố kinh tế - xã hội mang tính khách quan và chủ quan, vận động và tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự ra đời, phát triển của hoạt động thương mại điện tử, sự tác động này có thể thuận lợi, hoặc khó khăn, trở ngại cho hoạt động thương mại điện tử.

Các nhân tố kinh tế - xã hội cấu thành môi trường cho thương mại điện tử vừa vận động, lại vừa tác động qua lại với nhau và trở thành ngoại lực chính cho sự vận động biến đổi của thương mại điện tử. Các nhân tố kinh tế - xã hội tạo lập môi trường cho thương mại điện tử cũng rất phong phú và đa dạng, do đó việc nghiên cứu và ứng dụng chúng đòi hỏi phải sử dụng nhiều cách tiếp cận và phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, bản thân trong quá trình hoạt động, thương mại điện tử

không chỉ thụ động chịu các tác động từ môi trường kinh tế - xã hội mà chính nó lại sản sinh ra các tác nhân làm thay đổi môi trường kinh tế - xã hội. Tạo lập được môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử, do đó cần phải có những phương pháp phân tích khoa học môi trường kinh tế - xã hội. Trình tự phân tích được thực hiện qua các bước sau:

- Khai thác và thu thập các thông tin liên quan từ môi trường kinh tế - xã hội. Hệ thống thông tin đó phải phản ánh được khá đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng tới thương mại điện tử. Mặt khác, phải được định lượng càng cụ thể càng tốt

- Sắp xếp các nhân tố theo những tiêu chí nhất định, chỉ rõ những nhân tố tác động trực tiếp, những nhân tố tác động gián tiếp, tác động trước mặt và lâu dài,…

- Sử dụng các phương pháp phân tích khoa học hữu hiệu nhất để phân tích, tính toán tìm ra những nhân tố tích cực tác động đến thương mại điện tử. Trên cơ sở đó có các biện pháp thiết thực tác động vào những nhân tố này nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng vững chắc về kinh tế - xã hội cho thương mại điện tử. Cùng với việc tìm kiếm những nhân tố này nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng vững chắc về kinh tế - xã hội cho thương mại điện tử. Cùng với việc tìm kiếm những nhân tố tích cực còn phải tìm ra những rủi ro, những bất cập và hạn chế nảy sinh từ những nhân tố tiêu cực của nền kinh tế - xã hội đã kìm hãm và gây ra những tác hại không đáng có trong quá trình sử dụng thương mại điện tử.

- Để tạo lập môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho thương mại điện tử, thì cả nhà nước và các tổ chức, các doanh nghiệp đều đóng một vai trò rất quan trọng

Về phía Nhà nƣớc: Sự tác động của Nhà nước luôn là những tiền đề quyết

định đến việc tạo lập môi trường cho thương mại điện tử. Để cho thương mại điện tử trở thành hiện thực và phát triển Nhà nước cần có các phương hướng và giải pháp sau đây:

- Xây dựng và thực thi chiến lược phát triển ngành điện tử tin học, một định hướng tổng thể cho các nhà hoạch định chính sách và các chương trình cụ thể phát triển tin học, phát triển thương mại điện tử. Có kế hoạch đầu tư trước mắt và lâu dài một cách đầy đủ và cân đối cho sự phát triển của thương mại điện tử

- Cùng với việc hình thành nên những quy tắc hoạt động kinh tế, ban hành các chính sách kinh tế, các nguyên tắc tổ chức, các chuẩn mực, các cơ chế điều hành và phương thức quan hệ của các đơn vị kinh tế, Nhà nước cần ban hành một hệ thống chính sách cụ thể, hợp lý nhằm tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp thông tin, ngành thương mại điện tử

- Để cho thương mại điện tử trở thành hiện thực, Nhà nước cần xây dựng và không ngừng hoàn thiện các đạo luật, các văn bản dưới luật có liên quan đến hoạt động thương mại điện tử. Đó là các vấn đề như: thừa nhận tính pháp lý của giao dịch thương mại điện tử, của chữ ký điện tử và có các thiết chế pháp lý, cơ quan pháp lý thích hợp cho việc xác thực chữ ký điện tử; bảo vệ pháp lý các hợp đồng điện tử, các thanh toán điện tử, các cơ sở dữ liệu có xuất xứ từ Nhà nước, các sở hữu trí tuệ và bảo vệ pháp lý đối với mạng lưới thông tin nhằm chống mọi sự xâm nhập với các mục đích bất hợp pháp

- Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và có các biện pháp để giữ vững sự ổn định tiền tệ, phát triển thị trường tài chính, tiền tệ từng bước tạo lập và thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán cũng như các hình thức thanh toán điện tử.

- Cần xây dựng và ban hành các quy chế, biện pháp kiểm tra giám sát trong sử dụng công nghệ thông tin nhằm tránh những ảnh hưởng của việc truyền bá văn hóa không lành mạnh thông qua mạng điện tử đã tác động không nhỏ vào nhiều tầng lớp xã hội

- Xây dựng nếp sống, cách làm việc và giao dịch công nghiệp phù hợp với yêu cầu của công nghệ thông tin, xóa bỏ dần những hình thức giao dịch không phù hợp, giao dịch trực tiếp dựa trên các văn bản giấy tờ truyền thống và buôn bán trao tay, thanh toán bằng tiền mặt ít khi sử dụng hình thức chuyển khoản.

- Phát huy những tinh hoa văn hóa xã hội Việt Nam trên cơ sở có sự hòa đồng, mềm dẻo linh hoạt trong quan hệ với nền văn hóa xã hội trên thế giới cũng như các thành tựu văn minh kỹ thuật để thích ứng với hoàn cảnh, nhằm tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa khoa học từ bên ngoài

- Phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa xã hội Việt Nam và là một yếu tố thuận lợi cho ứng dụng thương mại điện tử vào xã hội Việt Nam

- Nhà nước cũng cần phải có kế hoạch và chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thông tin cho sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu để xúc tiến thương mại điện tử đó là tổ chức tốt công tác thông tin về hàng hóa dịch vụ về các hoạt động thương mại trong và ngoài nước. Những thông tin thương mại nói chung và hàng hóa, dịch vụ nói riêng là những cơ sở dữ liệu ban đầu cho các giao dịch điện tử. Có thể nói đây là một trong những khâu yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại ở nước ta. Ở các nước có thương mại điện tử phát triển, hệ thống thông tin kinh tế - kỹ thuật khá hoàn chỉnh, mọi thông tin về kinh tế trong và ngoài nước thường xuyên được cập nhật và chuẩn bị một cách khá kỹ lưỡng. Để tổ chức một cách thường xuyên và có khoa học hệ thống thu thập và xử lý thông tin, cần thiết lập các mạng lưới thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý. Nhà nước về thương mại, cũng như công tác tổ chức các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại. Trong thực tế, do sự phát triển của nhu cầu thông tin về quản lý và kinh doanh nên hiện ít nhiều đã ra đời các tổ chức chuyên trách thu thập xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin kinh tế - thương mại phục vụ cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cũng như cho nghiên cứu, giảng dạy và cho các hoạt động khác đó là: Trung tâm thông tin thương mại (thuộc Bộ thương mại), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,…. Tuy nhiên, các tổ chức thông tin nói trên cần kết nối thành một mạng lưới hoàn chỉnh thông qua mạng Internet. Các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại, các đơn vị sản xuất kinh doanh cần nối mạng để khai thác sử dụng kênh thông tin này phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh. Cùng với việc thành lập bộ máy chuyên trách thu thập xử lý thông tin, cần xác định rõ những nội dung chủ yếu của quá trình quản lý thông tin như: xác định nhu cầu thông tin. Lượng thông tin có quá nhiều hoặc ngược lại không đủ thông tin đều gây ra những khó khăn cho thực hiện thương mại điện tử có hiệu quả, do đó cần xác định rõ số lượng và loại thông tin cần thu thập, thời gian và giới

hạn kinh phí. Sau khi xác định được nhu cầu thông tin cần xác định nguồn thu thập thông tin và xây dựng hệ thống thu thập thông tin. Nguồn thông tin có thể thu thập từ 2 nguồn chính là nguồn thông tin từ các hoạt động thương mại trong nước và nguồn thông tin từ nước ngoài. Nguồn thông tin từ trong nước là nguồn thông tin rất phong phú và dễ xử lý hơn so với thông tin từ nước ngoài. Còn nguồn thông tin từ thị trường thế giới là nguồn thông tin rất đa dạng cần phải có sự chọn lọc cẩn thận. Nguồn này có thể lấy từ sách báo, tạp chí, tài liệu thống kê, thông tin thị trường. Điều chủ yếu trong việc xây dựng hệ thống thu thập thông tin là xác định các bộ phận và cơ chế thu thập, xử lý thông tin cho các loại hình thông tin khác nhau. Hệ thống thu thập xử lý thông tin sẽ cung cấp các thông tin đa dạng và phức tạp về hoạt động sản xuất kinh doanh khi có yêu cầu. Xây dựng hệ thống thu thập thông tin là quan trọng nhưng nếu không thực hiện tốt việc thu thập và xử lý những thông tin đã thu được thì hiệu quả hoạt động của hệ thống thu thập thông tin bị coi là vô hiệu. Điều cần thiết trong quá trình thực hiện là phải có lượng thông tin liên tục để bảo đảm theo dõi động thái của môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, thu thập thông tin mới chỉ là bước đầu, điều quan trọng hơn là phải phân loại thông tin, xử lý thông tin để tránh tình trạng quá nhiều thông tin nhưng lại không có hiệu quả thông tin

- Phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa xã hội Việt Nam và là một yếu tố thuận lợi cho ứng dụng thương mại điện tử vào xã hội Việt Nam

- Về phía các tổ chức, các doanh nghiệp: Các tổ chức, doanh nghiệp trong nền kinh tế không chỉ thụ động trước các tác nhân kinh tế mà còn có vai trò rất lớn trong việc tạo lập và phát triển cơ sở kinh tế cho thương mại điện tử. Để tham gia tích cực trong việc tạo ra hạ tầng cơ sở kinh tế cho sự phát triển của thương mại điện tử, từng tổ chức doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của mình theo hướng:

- Tuyệt đối tôn trọng và tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các chế định pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử.

- Có kế hoạch và chiến lược bồi dưỡng nâng cao kiến thức để tham gia vào các hoạt động thương mại điện tử một cách có hiệu quả. Cần đưa kiến thức về thương mại điện tử trong đào tạo ở các tổ chức, các doanh nghiệp và trong các trường đào tạo của của hệ thống giáo dục quốc gia. Trước mắt cần tập trung bồi dưỡng kiến thức cho 3 đối tượng: giới quản lý, giới doanh nghiệp và giới tiêu dùng

- Tích cực tăng cường các mối liên kết kinh tế, các hợp tác kinh tế - kỹ thuật trong và ngoài nước trên cơ sở lợi ích doanh nghiệp, lợi ích quốc gia và sự phát triển của thương mại điện tử

- Các doanh nghiệp, các ngành, các tổ chức phải có kế hoạch tự xây dựng cho mình nguồn số liệu cần thiết, một mạng lưới thông tin vi mô đủ sức cung cấp những thông tin số liệu có liên quan đến hoạt động thương mại.

- Cần phải xây dựng và đào tạo ra được đội ngũ người lao động có tinh thần làm việc và lối sống theo pháp luật chặt chẽ, tôn trọng kỷ luật lao động công nghiệp và phong cách làm việc mang tính tập thể.

- Các doanh nghiệp cần tạo ra thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa có uy tín, và biết đăng ký tên miền trên mạng sao cho tên miền ấy gần với nhãn hiệu hàng hóa của mình và phù hợp với các chuẩn mực thông tin toàn cầu nhằm tạo điều kiện cho khách hàng biết đến doanh nghiệp và sản phẩm của mình

- Để có thể chủ động hội nhập với thương trường điện tử quốc tế, các tổ chức, doanh nghiệp cần phải nắm vững ngôn ngữ lập trình, sáng tạo các phần mềm ứng dụng, các phương pháp tổ chức dữ liệu hợp với tiêu chuẩn thế giới

- Các doanh nghiệp cần tạo ra những phương thức, công cụ diễn đạt ngoài tiếng nói và chữ viết trong thương mại điện tử như biểu trưng về nhà sản xuất và sản phẩm. Điều này giúp cho khách hàng và người tiêu dùng nhận biết ra hàng hóa của doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác và trực tiếp

2.2. Nền tảng công nghệ của thƣơng mại điện tử

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử (Trang 34 - 39)