Thực trạng B2C

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử (Trang 87 - 89)

Thương mại điện tử B2C ở Việt Namlà một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á, với chỉ số CAGR (tốc độ tăng trưởng hàng năm kép) từ năm 2013 đến 2017 là 32.3%, với khối lượng khoảng 5.5 tỉ EUR vào năm 2017. Thị trường Việt Nam dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh với CARG khoảng 14% vào giai đoạn 2017 đến 2020, chiếm khoảng 5.2% tổng doanh số bán lẻ.

Hình 3.1: Kích thước thị trường E-Commerce B2C ở Việt Nam và tỉ lệ tương ứng trong giá trị tổng doanh số bán lẻ từ 2013 đến năm 2020.

Sự chuyển đổi từ hình thức bán lẻ truyền thống sang việc kinh doanh trực tuyến dường như là một xu hướng không thể tránh khỏi mặc dù thị phần thương mại điện tử ở Việt Nam còn tương đối nhỏ so với các nước ở khu vực và trên thế giới. Hai điểm lợi thế nổi bật của thương mại điện tử Việt Nam là có tỉ lệ thâm nhập smartphone cao và lượng dân số trẻ am hiểu kỹ thuật số, gồm thế hệ Millennial (sinh giữa năm 1981 và 1996) và thế hệ Z (sinh giữa năm 1997 và 2010). Nhận thức được nhiều cơ hội tiềm năng ở Việt Nam, nhiều công ty trong và ngoài nước đã nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử để tối đa hóa lợi ích tiếp cận sớm. Do đó, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được chúng tôi đánh giálà năng động, mang tính cạnh tranh cao và không có bất cứ doanh nghiệp có thể hoàn toàn chiếm lĩnh được thị trường.

Hình 3.2 Danh sách 10 website B2C dẫn đầu thị trƣờng thƣơng mại điện tử Việt Nam

Dựa theo số liệu ở bảng trên, có đến 8 website thương mại điện tử là các công ty trong nước. Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu lại thuộc về Lazada, một tập đoàn quốc tế khổng lồ có trụ sở làm ăn ở nhiều quốc gia trong vùng Đông Nam Á. Theo iPrice, Lazada chỉ chiếm 19% tổng lượng visit đến các trang thương mại điện tử ở Việt Nam, so với 40% ở các quốc gia khác. Rõ ràng chưa có bất cứ doanh nghiệp nào có thể chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường, vì vậy cuộc tranh cạnh giành thị phần thương mại điện tử Việt Nam theo chúng tôi là sẽ rất khốc liệt trong tương lai. Chẳng hạn, vào tháng 06/2017, Alibaba đầu tư hơn 1.62 tỉ EUR vào Lazada Group ở Đông Nam Á. Ngay lập tức, Tiki.vn cũng nhận sự đầu tư khoảng 57.51 triệu từ tập đoàn VNG (Việt Nam), Tencent (Trung Quốc) và STIC (Hàn Quốc). Mặc dù chen chân muộn, Shopee lại nhanh chóng thiết lập vị trí khá vững chắc trên bảng tổng sắp do có sự chống lưng của Forrest Li, một nhà sáng lập và cổ đông lớn của tập đoàn SEA (trước là Garena) với lợi nhuận kiếm được năm 2018 từ 780 đến 820 triệu USD.

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)