Thị trường C2C (thương mại giữa người tiêu dùng với nhau) tại Việt Nam sẽ biến thành vùng trời riêng của các ông lớn toàn cầu sau những thương vụ đầu tư hoàn hảo vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty cổ phần Công nghệ Sen Đỏ (quản lý Sendo.vn, sàn thương mại điện tử theo mô hình C2C tại Việt Nam) vừa công bố nhận được khoản đầu tư51 triệu USD từ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong đó, 3 nhà đầu tư mới là SoftBank Ventures Korea, Daiwa PI Partners và SKS Ventures và các tên tuổi cũ là SBI, Digital Garage, Beenos, Beenext.
Sự xuất hiện của các tên tuổi trong ngành công nghiệp Internet trên thế giới và các quỹ đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam và châu Á được coi là bảo chứng để Sen Đỏ đặt mục tiêu tổng giá trị giao dịch qua sàn hàng năm đạt 330 triệu USD và vượt mốc 1 tỷ USD vào năm 2020.
Sen Đỏ sẽ dùng số vốn này để mở rộng thêm mô hình C2C, ra mắt Senmall - nền tảng thương mại điện tử B2C (giữa doanh nghiệp với khách hàng) mới và đưa ví điện tử Senpay trở thành nền tảng công nghệ tài chính hàng đầu Việt Nam.
Vì sao Sen Đỏ lại lọt vào tầm ngắm của nhóm nhà đầu tư này? Thứ nhất, đây là một trong 4 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam tính theo tổng giá trị giao dịch. Hiện Sendo.vn đang cung cấp 10 triệu sản phẩm với hơn 300.000 người bán và hàng triệu người mua trên khắp 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam.
Thứ hai, Sen Đỏ được phôi thai và sinh trưởng trong môi trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng với sự hậu thuẫn của GDP tăng trưởng nhanh, dân số trẻ và sẵn sàng áp dụng công nghệ.
Thứ ba,Sen Đỏ không chỉ khai thác Hà Nội và TP.HCM, mà còn đánh mạnh vào tệp khách hàng ở các thành phố cấp 2, nơi còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và có đến 70 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống.
Thứ tư, đây là một công ty Việt Nam, do người Việt điều hành và phát triển, rất hiểu về thị trường, cũng như văn hóa Việt Nam. Sen Đỏ tập trung tận dụng thế mạnh của các đối tác trong hệ sinh thái như: các shop kinh doanh, nhà vận chuyển và các công ty quảng cáo. Công ty cũng cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử và
giải pháp fintech - ví điện tử Senpay khi mua và bán hàng tại Sen Đỏ cũng như đối với hoạt động mua bán truyền thống khác.
Ở Việt Nam, xét về mô hình thương mại điện tử B2C, C2C tại thời điểm này, khi Amazon chưa chính thức thâm nhập, có thể nói, top 3 thuộc về Facebook, Shopee, Lazada. 3 ông lớn này chiếm khoảng 60% tổng giá trị thị trường. Phần còn lại thuộc về Sendo.vn, Tiki, Vatgia, enbac, chotot.vn, Zalora, Adayroi, Food…
Giới chuyên môn cho rằng, về cơ bản, các sàn thương mại điện tử Việt Nam thuộc chiếu dưới cũng không còn là của doanh nghiệp Việt Nam nữa, mà thuộc về các tập đoàn toàn cầu, bởi đứng sau các sàn này đều có bóng dáng các tay chơi nước ngoài. Họ sẽ đầu tư cho người chơi nào giành nhanh và hết thị trường cho họ.
“Đây là cuộc chơi xây thị trường cho các đại gia mà thôi.Các công ty lớn sẽ đầu tư tiền cho các ông nhỏ, máu chiến, nhân sự tốt để phát triển đến một mức nào đó thì họ sẽ mua lại. Tầm nhìn của các ông lớn này tầm 10 - 20 năm nữa”, CEO một công ty trong lĩnh vực này cho biết.
Tuy nhiên, ông này cũng cho rằng, nếu cạnh tranh kiểu trên, thì người dùng được nhiều lợi ích nhất. Người tiêu dùng không những mua hàng thuận tiện hơn, mà hàng hoá đa dạng hơn, kèm theo chính sách giảm giá liên tục và vận chuyển hàng miễn phí.
Thị trường thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt tại Đông Nam Á, với hơn 600 triệu dân. Dự báo, tới năm 2025, quy mô thị trường sẽ vào khoảng 88 tỷ USD, tương đương 6% tổng doanh số ngành bán lẻ. Tầng lớp trung lưu ngày càng đông và tiếp cận Internet dễ dàng là 2 nhân tố chính thúc đẩy thương mại điện tử tại Đông Nam Á phát triển.
Riêng tại thị trường Việt Nam, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, khoảng 30% dân số sẽ tham gia mua sắm trực tuyến, với mức chi tiêu trung bình đạt 350 USD/người. Theo dự kiến, doanh số mô hình B2C sẽ tăng 20%/năm và đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 5% tổng mức bán lẻ cả nước.
Nhiều con mắt nhìn thấy tiềm năng lớn mạnh của thị trường. Amazon đang tạo “cửa sổ” cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để hàng hóa Việt Nam có
mặt trên Amazon dễ dàng hơn.Đặc biệt, ông lớn này mới thông qua kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD mua cổ phần các công ty trên toàn cầu.Ngoài ra, Amazon còn tham gia các vòng huy động vốn của start-up. Lý do chính khiến Amazon đầu tư mạnh tay là để bắt kịp xu hướng công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhất.
Mặc dù vậy, thị trường Việt Nam với hơn 93 triệu dân vẫn là “chiến trường” rất cam go. Vậy nên, khoản đầu tư 51 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan chưa chắc giúp Sen Đỏ chen chân vào top 3, nơi Lazada, Shopee, Facebook ngự trị.
Các cổ đông của Sen Đỏ xác định đây là cuộc chơi dài hạn và cần đầu tư lớn, cũng như không xem ai là đối thủ vì thị trường còn rất rộng lớn.Song giới chuyên môn cho rằng, các số liệu về tình hình kinh doanh của các đơn vị đưa ra là ảo (tỷ lệ đơn hàng ảo qua sàn chiếm 30 - 35%) và khó có thể đánh giá được độ khả thi của nó.
Với số vốn mới được bơm, Sen Đỏ sẽ khó chen chân vào top 3, nhưng sẽ đảm bảo họ duy trì trong cuộc chơi, vì nếu so về tiền, thì Sen Đỏ không chạy đua kịp với Lazada, Shopee, Tiki. Bởi tỷ phú Jack Ma đã đầu tư tổng cộng 4 tỷ USD vào Lazada và công ty chủ quản của Shopee là Garena, nay là Sea (Singapore), cũng không tiếc tiền chi cho Shopee tung hoành ở các thị trường trọng điểm gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Trong khi đó, Tiki cũng chạy đua “đốt tiền” với các ông lớn.Sau 2 năm tiêu gần hết số tiền từ VNG, đầu năm 2018, tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ hai ở Trung Quốc JD đã tiếp tục rót tiền vào Tiki.Trước đó, JD tuyên bố bơm 44 triệu USD cho Tiki.JD đã trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của Tiki. Hiện tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài trong cơ cấu của Tiki đã đạt hơn 40%, trong đó JD và Sumitomo sở hữu lần lượt 22,1% và 7,32%.
Tiki có tổng giá trị hàng hóa bán ra hàng năm - một chỉ số mà các trang web thương mại điện tử đo lường doanh thu, vào khoảng 240 triệu USD và phân phối hàng hóa trên khắp Việt Nam. Tuy nhiên, Tiki lỗ hơn 40,8 tỷđồng trong năm 2016 và lỗ 282 tỷ đồng năm 2017.
Điều này cho thấy, muốn thắng trong cuộc chơi thương mại điện tử, thì phải có nhiều tiền.Song những người trong ngành cho hay, tiền chỉ là điều kiện cần.“Lotte đầy tiền cũng thua ở Việt Nam. Ngoài tiền, cần phải có đội ngũ mạnh. Thị trường này thiếu nhân sự chất lượng, bỏ nhiều tiền chưa hẳn có nhân sự chất lượng”, đại diện một sàn thương mại điện tử Việt Nam nói.
Chƣơng 4: MARKETING ĐIỆN TỬ (E-MARKETING) 4.1. Tổng quan về Marketing điện tử
4.1.1. Các khái niệm cơ bản về E-marketing
Trước khi chúng ta tìm hiểu về khái niệm E-marketing, chúng ta tìm hiểu kháiniệm về marketing.
Theo Philip Koler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoảmãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua các hình thức trao đổi.” Địnhnghĩa này bao trùm cả marketing xã hội và marketing trong sản xuất.
Nhu cầu (Needs): là cảm giác về sự thiếu hụt về một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu đi lại, ăn uống, học hành, giải trí… Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra mà chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người.
Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn nhữngnhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được địnhhình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùachiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệpthông qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng đểthực hiện mục tiêu của mình.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về E-marketing:
Giáo sư Joel Reedy và và Kenneth Zimmerman đã đưa ra khái niệm marketingđiện tử như sau: “Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhucầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử”. Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động trực tuyến hay dựa trên hìnhthức trực tuyến giúp nhà sản xuất có thể đơn giản hóa quá trình sản xuất các sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của ngườitiêu dùng. Marketing điện tử sử dụng công nghệ mạng máy tính vào việc thực hiện phối hợp nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, các chiến lược và chiếnthuật phát triển nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua hàng, cung cấp các hìnhthức phân phối trực tuyến, tạo lập và duy trì các bản báo cáo về
khách hàng, kiểmsoát các dịch vụ khách hàng, thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng.
Giáo sư Jody Strauss và các tác giả nghiên cứu của ông đã đưa ra khái niệm:
“Marketing điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi chiến lược marketing nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng (thông qua những chiến lược phân đoạn, mục tiêu, khác biệt hóa và định vị), hoạch định và thực thi hiệu quả chiến lược marketing – mix, tạo lập những sự trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng”.
Từ khái niệm này có thể thấy rằng, marketing điện tử là kết quả của marketingtruyền thống dựa trên việc ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT tác động đếnmarketing truyền thống theo hai cách: Thứ nhất là tăng tính hiệu quả trong cácchức năng của marketing truyền thống. Thứ hai, CNTT làm thay đổi về chất cấu trúcchiến lược marketing. Sự thay đổi này dẫn đến những mô hình kinh doanh mới chophép gia tăng giá trị cho khách hàng và/hoặc doanh nghiệp. Qua đóchúng ta có cáinhìn tổng quan về E-marketing:
E-marketing (Internet marketing hay online marketing), hay tiếp thị trực tuyến, là việc thực hiện các hoạt động marketing sử dụng các ứng dụng công nghệ số, thông qua mạng kết nối toàn cầu Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử, dựa trên dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng để kết nối, tương tác, thấu hiểu và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng nhằm mang đáp ứng và lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.Sự xuất hiện của Internet đã đem lại nhiều lợi ích như chi phí thấp để truyềntải thông tin và truyền thông (media) đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thong điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âmthanh, phim và trò chơi. Với bản chất tương tác của E-marketing, đối tượng nhậnthông điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thong điệp. Đây là lợi thế lớn của tiếp thị trực tuyến so với các loại hình khác.
Tiếp thị trực tuyến kết hợp tính sáng tạo và kỹ thuật của Internet, bao gồm thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng. Tiếp thị trực tuyến bao gồm các hình thức như tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (search engine marketing - SEM), tiếp thị
hiển thị (display marketing), tiếp thị qua mạng xã hội (social media marketing), tiếp thị nội dung (content marketing), tiếp thị qua thư điện tử (e-mail marketing), tiếp thị liên kết (affiliate marketing), v.v... Hình thức tiếp thị di động (mobile marketing) đang phát triển mạnh mẽ.
Hình 4.1: Một số hoạt động chính trong Marketing điện tử
4.1.2. Các hình thức phát triển cơ bản của marketing điện tử
Ngày nay, khi sự phổ biến của các thiết bị có khả năng truy cập phương tiện kỹ thuật số dẫn đến sự tăng trưởng đột ngột. Số liệu thống kê vào năm 2012 và 2019 cho thấy tiếp thị kỹ thuật số nói riêng và marketing điện tử nói chung vẫn đang phát triển nhanh chóng và chiếm lĩnh khắp các hoạt động kinh doanh doanh nghiệp trong tất cả các ngành nghề. Với sự phát triển của phương tiện truyền thông xã hội trong những năm 2000, như LinkedIn, Facebook, YouTube và Twitter, ngườitiêu dùng trở nên phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị điện tử kỹ thuật số trong cuộcsống hàng ngày. Do đó, họ mong đợi trải nghiệm người dùng liền mạch trên các kênh khác nhau để tìm kiếm thông tin của sản phẩm. Sự thay đổi hành vi của kháchhàng đã cải thiện sự đa dạng hóa của công nghệ tiếp thị.
Dưới đây là một số xu hướng quan trọng và thú vị nhất mà các doanh nghiệp cần quan tâm trong hoạt động marketing điện:
Chatbots sẽ chi phối dịch vụ khách hang
Chatbots là phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) hoạt động như một "người hướng dẫn" ảo, giao tiếp với người dùng và hỗ trợ họ hoàn thành mục tiêu. Chatbots tươngtác với con người một cách tự nhiên, chủ yếu thông qua việc sử dụng các cửa sổChatbots văn bản, nhưng cũng có thể tương tác bằng lời nói. Theo thời gian, khi hệthống thu thập nhiều thông tin chuyên sâu về dữ liệu, AI sẽ tìm hiểu thêm về kháchhàng, giúp cung cấp dịch vụ cải tiến liên tục.
Quảng cáo video đang là xu thế
Nội dung dựa trên văn bản đơn giản là không thể cạnh tranh với sức mạnh củavideo, đặc biệt là khi bán sản phẩm và dịch vụ. Trong một thế giới trên thiết bị di động, mọi người đang xem nhiều video hơn bao giờ hết, sử dụng điện thoại thông minh để xem và chia sẻ video về mọi thứ, tìm hiểu thêm về các thương hiệu và những gì họ cung cấp. Tiếp thị video rất hấp dẫn, đặc biệt nếu đó là video trực tiếp. Live stream là một phương pháp mạnh mẽ của tiếp thị kỹ thuật số khi kết hợp với tiếp thị cóảnh hưởng.
Tương tác bằng giọng nói tiếp tục phát triển nhờ Siri (Apple), Google (GG A..), Alexa (Amazon) và một loạt các thiết bị 'thông minh' khác, tương tác bằng lời nói với các thiết bị đang tiếp tục tăng. Bài học thực sự cho chúng ta là mọi người thích nói chuyện và đó là một cách tương tác ưa thích. Và bây giờ, máy móc cuối cùng đã bắt kịp cách mọi người muốn tìm kiếm, mua sắm và khám phá những điều mới.
Tiếp thị đa kênh hiện giữ vai trò rất quan trọng
Tiếp thị đa kênh (hay tiếp thị Omni channel) là thực hành tiếp thị trên nhiềunền tảng, bao gồm email, ứng dụng, social media và blog trang web của bạn. Cáchtiếp cận này cho phép các doanh nghiệp kết nối với khách hàng trên nhiều điểmtiếp xúc kỹ thuật số hơn, mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Artificial Intelligence (trí tuệ nhân tạo)
Artificial Intelligence sẽ trở thành chuẩn mực trong chiến lược tiếp thị vì khả năng ngày càng chính xác để phân tích hành vi của người tiêu dùng và đưa vào trải nghiệm mua hàng tốt hơn, tương tác hơn và được cá nhân hóa.
Công nghệ Blockchain
Trong bối cảnh kinh doanh, loại công nghệ này có thể là một cách cực kỳ hiệu quả để ngăn chặn gian lận và đảm bảo an ninh với các loại hình mà digital marketing hướng tới của khách hàng trên hầu hết mọi ngành công nghiệp. Trong trường hợp này, nó có thể được sử dụng để xây dựng thương hiệu và các chương trình khách hàng thân thiết, đặc biệt là trong B2B khi các giao dịch lớn và thường xuyên có thể là chuẩn mực.
Influencer Marketing (Tiếp thị ảnh hƣởng)
Influencer Marketing là khái niệm sử dụng những người có tầm ảnh tiếp thị ngầm các sản phẩm và dịch vụ, và đã thấy thành công lớn đặc biệt trong các kênhtruyền thông xã hội. Điều này sẽ tiếp tục phát triển và phát triển trong năm 2018 ở cả B2B và B2C. Cho đến nay, nó chủ yếu được sử dụng trong các chiến dịch cụ thể với 1 dòng sản phẩm cụ thể.
Các nhà tiếp thị, đặc biệt là những người trong nhân khẩu học Gen Y và Gen Z, sẽ muốn xem xét việc xây dựng mối quan hệ với những người có ảnh hưởng, cả ở cấp độ vi mô và vĩ mô. Điều này có thể dễ dàng diễn ra trên các kênh truyền