Các kháiniệm cơ bản về E-marketing

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử (Trang 106 - 108)

Trước khi chúng ta tìm hiểu về khái niệm E-marketing, chúng ta tìm hiểu kháiniệm về marketing.

Theo Philip Koler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoảmãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua các hình thức trao đổi.” Địnhnghĩa này bao trùm cả marketing xã hội và marketing trong sản xuất.

Nhu cầu (Needs): là cảm giác về sự thiếu hụt về một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu đi lại, ăn uống, học hành, giải trí… Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra mà chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người.

Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn nhữngnhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được địnhhình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùachiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệpthông qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng đểthực hiện mục tiêu của mình.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về E-marketing:

Giáo sư Joel Reedy và và Kenneth Zimmerman đã đưa ra khái niệm marketingđiện tử như sau: “Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhucầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện tử”. Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động trực tuyến hay dựa trên hìnhthức trực tuyến giúp nhà sản xuất có thể đơn giản hóa quá trình sản xuất các sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của ngườitiêu dùng. Marketing điện tử sử dụng công nghệ mạng máy tính vào việc thực hiện phối hợp nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, các chiến lược và chiếnthuật phát triển nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua hàng, cung cấp các hìnhthức phân phối trực tuyến, tạo lập và duy trì các bản báo cáo về

khách hàng, kiểmsoát các dịch vụ khách hàng, thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng.

Giáo sư Jody Strauss và các tác giả nghiên cứu của ông đã đưa ra khái niệm:

“Marketing điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi chiến lược marketing nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng (thông qua những chiến lược phân đoạn, mục tiêu, khác biệt hóa và định vị), hoạch định và thực thi hiệu quả chiến lược marketing – mix, tạo lập những sự trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầucủa khách hàng”.

Từ khái niệm này có thể thấy rằng, marketing điện tử là kết quả của marketingtruyền thống dựa trên việc ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT tác động đếnmarketing truyền thống theo hai cách: Thứ nhất là tăng tính hiệu quả trong cácchức năng của marketing truyền thống. Thứ hai, CNTT làm thay đổi về chất cấu trúcchiến lược marketing. Sự thay đổi này dẫn đến những mô hình kinh doanh mới chophép gia tăng giá trị cho khách hàng và/hoặc doanh nghiệp. Qua đóchúng ta có cáinhìn tổng quan về E-marketing:

E-marketing (Internet marketing hay online marketing), hay tiếp thị trực tuyến, là việc thực hiện các hoạt động marketing sử dụng các ứng dụng công nghệ số, thông qua mạng kết nối toàn cầu Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử, dựa trên dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng để kết nối, tương tác, thấu hiểu và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng nhằm mang đáp ứng và lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.Sự xuất hiện của Internet đã đem lại nhiều lợi ích như chi phí thấp để truyềntải thông tin và truyền thông (media) đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thong điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âmthanh, phim và trò chơi. Với bản chất tương tác của E-marketing, đối tượng nhậnthông điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thong điệp. Đây là lợi thế lớn của tiếp thị trực tuyến so với các loại hình khác.

Tiếp thị trực tuyến kết hợp tính sáng tạo và kỹ thuật của Internet, bao gồm thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng. Tiếp thị trực tuyến bao gồm các hình thức như tiếp thị qua công cụ tìm kiếm (search engine marketing - SEM), tiếp thị

hiển thị (display marketing), tiếp thị qua mạng xã hội (social media marketing), tiếp thị nội dung (content marketing), tiếp thị qua thư điện tử (e-mail marketing), tiếp thị liên kết (affiliate marketing), v.v... Hình thức tiếp thị di động (mobile marketing) đang phát triển mạnh mẽ.

Hình 4.1: Một số hoạt động chính trong Marketing điện tử

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại điện tử (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)