Các nội dung đào tạo nhân viênbán hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị bán hàng và phân phối sản phẩm (Trang 92 - 94)

3.4.1.1. Đào tạo ban đầu (đào tạo hội nhập)

Đối với các nhân viên mới được tuyển chọn vào công ty, họ phải qua một chương trình đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ về các nội dung sau:

Giới thiệu về công ty: Vị trí của công ty trong ngành và trong cộng đồng; Lịch sử và truyền thống; Cơ cấu tổ chức; Triết lý kinh doanh; Mục tiêu và chiến lược kinh doanh; Các chính sách chung; Các chính sách liên quan đến bán hàng và marketing; Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp. Các nguồn thông tin chính thức về công ty bao gồm: các chương trình huấn luyện, sổ tay bán hàng, báo cáo tổng kết định kỳ, thông tin quảng cáo – truyền thông, người quản lý và nhân viên các bộ phận, tham gia các cuộc họp, tham quan các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Giới thiệu các loại sản phẩm của công ty: Danh mục sản phẩm; Công dụng của các

sản phẩm; Nguồn gốc sản phẩm; Quy trình phát triển sản phẩm; Quy trình chế tạo các kiểm tra chất lượng; Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm; Cách sử dụng sản phẩm; Chính sách giá, chính sách xúc tiến và các dịch vụ sau bán.Nguồn cung cấp thông tin về sản phẩm là từ các đợt tập huấn bán hàng, tài liệu về sản phẩm, tham quan xưởng sản xuất, bản thân sản phẩm, người quản lý kỹ thuật, khách hàng quen biết (điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm),

90 sách báo.

Giới thiệu về khách hàng của công ty: Các khách hàng lớn; Hồ sơ khách hàng lớn; Các nhóm khách hàng khác nhau; Mức độ tiêu thụ và xu hướng trong tương lai; Động cơ, thói quen mua của các nhóm khách hàng.

Giới thiệu về các đối thủ cạnh tranh của công ty: Ai là đối thủ cạnh tranh chủ yếu theo khu vực thị trường? Thị phần của đối thủ?Các chiến lược marketing và mục tiêu của từng đối thủ; Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ; Khách hàng mục tiêu của đối thủ; Phản ứng của đối thủ khi người bán thu hút khách hàng của họ (để có biện pháp đối phó). Có thể thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh từ các nguồn như các hoạt động marketing của đối thủ trên thị trường, sản phẩm của đối thủ, thăm dò ý kiến khách hàng, thông tin tình báo marketing...

Huấn luyện kỹ năng và nghệ thuật bán hàng. Các kỹ năng làm việc chung như: giao

tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, xử lý khủng hoảng…; Các kỹ năng bán hàng cá nhân như: thuyết trình, thuyết phục, trình bày lợi ích sản phẩm, xử lý phản đối, kết thúc bán…

Giới thiệu về cơ chế chính sách đối với lực lượng bán hàng: Điều kiện làm việc; Cơ hội học tập, thăng tiến; Quyền lợi, trách nhiệm đối với nhân viên bán hàng; Cơ chế đãi ngộ vật chất, tinh thần đối với nhân viên bán hàng.

Minh họa 3.4. BẢN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO HỘI NHẬP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG (Nhân viên giới thiệu và cung ứng dịch vụ viễn thông)

Nhân viên: Ngày tuyển dụng:

Khu vực phụ trách:

NGÀY HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH ĐỊA

ĐIỂM

NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM Tuần thứ nhất:

Thứ Hai Thăm khách hàng với người huấn luyện

Tìm hiểu qui trình kinh doanh

Thực tế Người huấn luyện Thứ Ba Xem bảng phân tích đối

thủ cạnh tranh và catalog của đối thủ

Có được kiến thức về các đối thủ cạnh tranh

Văn phòng Chuyên viên phòng Bán hàng

Thứ Tư Làm việc với phòng Kỹ

thuật Viễn thông

Có được kiến thức về sản phẩm, dịch vụ Phòng Kỹ thuật Viễn thông Chuyên viên phòng Kỹ thuật Viễn thông Thứ Năm Làm việc với bộ phận

kế toán

Có được kiến thức về thu chi tài chính, cá qui định của công ty về chứng từ thanh toán

Phòng Kế toán

91

Tuần thứ hai:

Thứ Hai Thăm khách hàng với một nhân viên bán hàng nhiều kinh nghiệm

Học các kỹ năng bán hàng

Thực tế Nhân viên bán hàng nhiều kinh nghiệm

Thứ Ba Xem hồ sơ của khách hàng

Có được kiến thức về khách hàng

Văn phòng Nhân viên bán hàng phụ trách khu vực Thứ Tư Đi cùng bộ phận giao

hàng, thiết bị

Học cách giao hàng Tại chỗ Trưởng phòng

vận chuyển Thứ Năm Hoàn thành các báo cáo

bán hàng trên máy tính

Học cách sử dụng các phần mềm máy tính

Văn phòng Trưởng phòng tin học

Thứ Sáu Thăm khách hàng với một nhân viên bán hàng ít kinh nghiệm hơn

Học kỹ năng bán hàng

Tại chỗ Nhân viên bán hàng ít kinh nghiệm hơn

3.4.1.2. Đào tạo và huấn luyện bổ sung

Đào tạo và huấn luyện bổ sung nhằm chuẩn hóa chức danh nhân viên bán hàng và để cập nhật các thông tin mới nhất về sản phẩm của công ty, về tình hình mới (cơ hội, thách thức) trong môi trường kinh doanh, về cơ cấu, tổ chức mới của công ty và về chính sách, chiến lược bán hàng mới.... Thông qua đào tạo và huấn luyện bổ sung, năng lực của nhân viên bán hàng được phát triển. Hình thức đào tạo và huấn luyện bổ sung nhằm cập nhật cho lực lượng bán hàng hiện tại các thông tin về sản phẩm, thị trường, qui trình và kỹ thuật bán.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị bán hàng và phân phối sản phẩm (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)