- Các nhân tố môi trường tác động ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của cá 2 Nội dung:
3. Một số chỉ tiêu sinh lý hô hấp 1 Lượng tiêu hao oxy
3.1. Lượng tiêu hao oxy
Là lượng oxy được cơ thể sử dụng trong quá trình hoạt động sống được tính bằng đơn vị mg O2/kg/giờ.
Lượng tiêu hao oxy cơ sở là lượng oxy được tiêu hao khi cá tiến hành trao đổi chất trong điều kiện cá sống yên tĩnh, không vận động, không tiêu hoá, không bị ảnh hưởng của nhiệt độ, không bị căng thẳng về thần kinh. Điều này rất khó thực hiện vì vậy lượng tiêu hao O2 chỉ tương đối. Đối với cá, không thể không có vận động nên giá trị đo được sẽ = 1,2 – 1,4 giá trị tiêu hao oxy cơ sở
Sự hô hấp của cá còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, hàm lượng oxy trong nước.
Trong cùng một loài lượng tiêu hao oxy ở thời kỳ non trẻ cao hơn ở giai đoạn trưởng thành, lúc hoạt động cao hơn lúc nghỉ ngơi, con đực lớn hơn con cái, nhiệt độ cao lớn hơn ở nhiệt độ thấp.
3.2. Ngưỡng O2của cá
- Ngưỡng oxy là giới hạn của nồng độ oxy trong nước bắt đầu gây cho cá chết ngạt là P50. Đơn vị đo: mgO2/g hoặc mgO2/l. Ngưỡng O2 của mỗi loài cá khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào hàm lượng oxy, cacbonic, nhiệt độ.
31
- Điểm oxy giới hạn (mgO2/g hoặc mgO2/l) là giới hạn nồng độ oxi trong nước chỉ trên ngưỡng oxi. Tại điểm này, hàm lượng oxy là tối thiểu để cá vẫn có thể hô hấp được nhưng không sinh trưởng và phát triển.
3. 3. Hiệu quả sử dụng ôxy trong nước của cá
Hiệu số của hàm lượng oxy trong nước lúc đi qua mang với lúc ra khỏi mang là mức độ sử dụng oxy trong nước của cá. Hiệu quả sử dụng oxy của cá dao động 46 -82%, trung bình là 62%, phụ thuộc vào loài
Cá chép: 75%, cá Bơn: 68%, cá Mồi: 46%, cá Ngừ: 30-50%
Nguyên nhân: cá ở đáy, nồng độ O2 thấp nên cần phải lấy nhiều oxi và ngược lại. Con người chỉ sử dụng được 25%.
3.4. Tần số hô hấp (nhịp thở)
Tần số hô hấp là số lần thở của cá trong một đơn vị thời gian (1 phút).
Cách xác định: đếm trực tiếp cử động của xương nắp mang. Ví dụ 50c cá
Chép cỡ 8,5 cm là 14 lần/ phút, ở 270C thở 110 lần/phút, cá Diếc cỡ 5,8cm là 18 - 20 lần/phút.
Cá cùng loài: thời kỳ non trẻ, kích thước nhỏ, tần số hô hấp cao hơn cá trưởng thành có kích thước lớn. Cá đực có nhịp thở nhanh hơn cá cái. Tần số hô hấp thay đổi theo sự thành thục của tuyến sinh dục
Nhiệt độ tăng thì tần số hô hấp tăng
Tần số hô hấp tỉ lệ nghịch với hàm lượng oxy trong nước. Ví dụ cá Sallmo trutta 150c với nồng độ 7,5 ml O2/l có nhịp thở 60 –70 lần/phút, khi 2 ml O2/l nhịp thở tăng lên 140 -150 lần /phút