- Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh sản của cá, từ đó có ứng dụng trong sản xuất giống.
2. Sinh lý sinh sản
2.2.3. Đặc tính lý hoá của trứng thụ tinh.
Sau khi trứng cá được thụ tinh có nhiều biến đổi lớn về sinh thái.
Hình thành xoang bao trứng: sau khi thụ tinh, trứng cá trương phồng lên nước từ bên ngoài thấm qua màng trứng vào trong, tách màng ngoài ra khỏi màng noãn hoàng tạo thành nang bao trứng. Quá trình này có sự tham gia của men. Xoang bao trứng hình thành có tác dụng ngăn cản không cho tinh trùng khác chui vào.
Áp suất thẩm thấu và sự điều chỉnh của trứng thụ tinh: Áp suất thẩm thấu của trứng thụ tinh bao gồm áp suất thẩm thấu của tế bào chất và của dịch trong xoang trứng. Sự biến đổi của áp suất thẩm thấu lúc này là do biến đổi của dịch trong bao trứng. Áp suất thẩm thấu của tế bào chất không thay đổi, nó tương đương với áp suất thẩm thấu của trứng cá xương nước ngọt và nước mặn đều
không thay đổi theo nồng độ của muối trong môi trường.
Nước: nước rất cần cho quá trình phát triển phôi, nước lấy một phần từ môi trường vào, một phần do tổ chức phôi phân phối lại, chủ yếu là phôi nang.
Tỷ trọng: trứng các loài cá khác nhau có tỷ trọng khác nhau tương đối lớn. Môt số loài trứng có tỷ trọng nhỏ nên nổi lên trên mặt nước, một số loài khác trứng có tỷ trọng lớn nên chìm xuống dưới nước, khi sắp kết thúc thời kỳ phôi thai thì tỷ trọng tăng lên làm cho trứng chìm xuống đáy. Một số loài cá có trứng
chìm nhưng khi kết thúc thời kỳ phôi thì tỷ trọng giảm, trứng nổi lên trên mặt nước. Sự thay đổi tỷ trọng này có thể là một sự thích nghi với điều kiện dinh dưỡng của cá con khi mới nở.