- Áp dụng cách cho ăn uống phù hợp đặc điểm sinh lý tiêu hóa của từng loài và từng loại gia súc, gia cầm.
3. Sự tiêu hóa thức ăn
Cấu tạo hệ tiêu hoá: hệ tiêu hoá hình ống, nằm dọc theo cơ thể, là một bộ phận của môi trường ngoài nhưng lại được đặt trong cơ thể. Ngăn cách với môi trường ngoài là lỗ miệng và hậu môn.
3. 1. Tiêu hoá ở khoang miệng
Miệng cá chủ yếu là cơ quan bắt mồi, không có tác dụng tiêu hóa mạnh như ở động vật bậc cao.
Một số loài trong họ cá chép răng hầu có tác dụng làm dập nát thức ăn.
3. 2. Tiêu hoá ở hầu và thực quản
Hầu và thực quản là nơi chuyển thức ăn xuống dạ dày, không có quá trình tiêu hóa.
Cá rô phi, chép, diếc có men tiêu hoá protein, gluxit nhưng rất yếu
3. 3. Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày chỉ có ở cá dữ với hình dạng: V, U, T, Y
Thành dạ dày: có 3 lớp: màng, cơ, mô liên kết. Ở đây có cả tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học
- Tiêu hoá cơ học: dạ dày tự động co bóp theo chu kì nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thức ăn đi theo bên rìa dạ dày để nhận men rồi đi vào giữa rồi quay lại rìa để thức ăn được nhào nhuyễn với men tiêu hoá. Dưới tác dụng co bóp cơ học của dạ dày, thức ăn trở thành hợp chất nhuyễn mịn và được đưa xuống ruột.
41
Thức ăn trong dạ dày mang tính axit kích thích cơ vòng giãn ra để thức ăn rơi xuống ruột. Ruột đóng ngay cơ vòng này lại và tiết enzym để làm tăng pH và để tiêu hóa tiếp. Khi có sự chênh lệch lớn về pH giữa ruột và dạ dày, 1 lượng thức ăn đã được nhào nhuyễn trên dạ dày lại được đưa xuống ruột theo cơ chế trên. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi hết thức ăn ở dạ dày.
- Tiêu hoá hoá học:
Đối với cá dữ, thành phần thức ăn phức tạp, protein mang bản chất tự nhiên nên dạ dày tiết ra những enzym sau để tiêu hoá thức ăn
+ Dạ dày tiết HCl làm giảm pH trong dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn, giết chết các tế bào sống trong thức ăn, hỗ trợ cho sự khử canxi của thức ăn, kích thích nhu động dạ dày, hoạt hóa pepsinogen thành pepsin.
+ Tiết pepsinnogen (trạng thái không hoạt động), dưới tác dụng của HCl sẽ chuyển thành pepsin (trạng thái hoạt động) để tiêu hoá albumin
Albumin Albomoz + pepten + Kalogenaza: tiêu hoá da
+ Lyzozim: tiêu hoá vi sinh vật + Kitinaza: tiêu hoá vỏ kitin
3. 4. Tiêu hoá ở ruột
a. Cấu tạo ruột
- Đối với cá không có dạ dày
+ Ruột dài gấp 13 lần chiều dài thân
+ Đầu ruột non có nhiều nếp gấp, khi phình to làm cho thể tích ruột tăng gấp 9-10 lần.
- Đối với cá có dạ dày: ruột dài 2-3 lần chiều dài thân
b. Tiêu hoá ở ruột
Tiêu hóa hoá học
- Tiêu hoá protein
Đổ vào ống ruột có dịch tuỵ do tuyến tụy tiết ra, dịch mật (do gan tiết ra), biểu mô ruột tạo môi trường kiềm.
Tripsinogen Tripsin (dạng hoạt động) Pepsin, pH = 1-2
42
Albumoz + Pepton axit amin - Tiêu hoá gluxit
Polysaccharaza tiêu hóa tinh bột, glycogen, mùn bã, chất lơ lửng (dextrin) Oligaza: tiêu hoá trisaccharide và disaccharide
- Tiêu hoá lipit
Lipit Glyxerin + axit béo
Lipit còn được nhũ tương hoá của dịch mật thành những hạt mỡ nhỏ li ti và được thành ruột hấp thụ.
Dịch mật: Dịch mật do gan tiết ra, chứa trong túi mật. Thành phần gồm:
axit mật, muối mật, sắc tố mật. Khi không làm nhiệm vụ tiêu hoá, dịch mật tái hấp thụ nước trở lại, khi có quá trình tiêu hoá, dịch mật từ túi mật được đổ vào ruột để tiêu hoá thức ăn.
Tác dụng: có tác dụng chống độc, viêm, chống thối, tiêu hoá lipit làm cho
co bóp của ruột nhanh và nhịp nhàng.
Tiêu hóa cơ học: Trong ruột cá có chuyển động nhu động, chuyển động quả lắc co bóp đốt giúp thức ăn được nhào nhuyễn trong ruột và được đẩy về phía
sau.