Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường chủ yếu đối với sự thành thục và thải sản phẩm sinh dục của cá.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học sinh lý động vật thủy sản (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 87 - 89)

- Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh sản của cá, từ đó có ứng dụng trong sản xuất giống.

2. Sinh lý sinh sản

2.4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường chủ yếu đối với sự thành thục và thải sản phẩm sinh dục của cá.

thục và thải sản phẩm sinh dục của cá.

88

Mỗi loài cá đòi hỏi tổng nhiệt lượng thành thục nhất định. Ví dụ cá mè trắng TQ cần khoảng 18000 – 20000độ ngày. Cá cùng loài sống ở các vùng nước khác nhau có nhiệt độ khác nhau thì tuổi thành thục khác nhau.

Mỗi loài cá có phạm vi nhiệt độ đẻ trứng thích hợp nhất định. Ví dụ cá

Chép 17 – 200c, cá vược Lucioperca lucioperca 12 -140C. Nếu nhiệt độ thấp kéo dài thì thời gian thành thục của tế bào sinh dục cũng kéo dài thậm chí không thành thục được.

2.4.3.2. Thức ăn

Các chất dinh dưỡng được cấp từ thức ăn là nguồn năng lượng cho mọi hoạt động sinh lý của cơ thể và là nguyên liệu tạo nên sản phẩm sinh dục của cá.

Để đảm bảo cho tế bào sinh dục phát triển thành thục, cá phải tăng cường trao đổi chất, tiêu hao năng lượng, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng. Nếu thiếu dinh dưỡng, quá trình phát triển và thành thục sinh dục bị chậm lại.

Sự thành thục sinh dục của cá phụ thuộc cả vào số lượng và chất lượng thức ăn, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Do vậy, khi chăm sóc, nuôi dưỡng cần phải chú ý cân đối hàm lượng protein, lipit, gluxit, vitamin,

khoáng trong thức ăn, đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn.

2.4.3.3. Ánh sáng

Ánh sáng có ảnh hưởng đến sự phát triển và thành thục của tuyến sinh dục của nhiều loài cá. Tăng thời gian chiếu sáng sẽ làm cho các hồi Stoalvelinus

fontinalis sinh sản sớm hơn so với điều kiện tự nhiên.

Tác dụng của ánh sáng đối với cá đực và cá cái là không giống nhau. Ánh sáng kích thích sự phát triển và thành thục của cá gai cái nhưng lại không có tác dụng đối với cá gai đực.

Ánh sáng tác động đến sự thành thục của tế bào sinh dục trước hết là tác động lên hệ thần kinh trung ương thông qua thị giác, rồi ảnh hưởng đến não thùy thông qua vùng dưới đồi, từ đó tác động đến tuyến sinh dục. Bóng tối có thể làm cho khả năng chế tiết hormon của não thùy thoái hóa do đó làm teo tuyến sinh dục.

Ngoài ra ánh sáng mặt trời còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành thục của cá thông qua thay đổi nhiệt độ của môi trường.

2.4.3.4. Oxy

Oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành thục sinh dục của

cá. Trong quá trình phát triển, thành thục của tế bào sinh dục, trao đổi chất của cơ thể tăng lên rõ rệt, kéo theo nhu cầu oxy của cơ thể tăng. Nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp sẽ làm chậm quá trình này.

89

2.4.3.5. Các điều kiện khác

Các nhân tố môi trường tác dụng tổng hợp của nhiều yếu tố đối với sự phát dục, thành thục và đẻ trứng của cá. Ngoài các nhân tố môi trường kể trên còn cần phải kể đến dòng chảy, chất đáy, vật bám của trứng, sự có mặt của cá đực…

Ví dụ: cá mè, cá trắm, cá trôi… khi chúng đã di cư đến bãi đẻ nếu gặp mưa lũ, tốc độ dòng chảy tăng lên, độ trong của nước giảm… thì chỉ sau vài giờ là cá đẻ trứng. Ngược lại nếu không có những điều kiện ấy thì cá chưa đẻ.

Đối với cá chép nếu không có giá thể cho trứng bám thì chúng không đẻ. Cá chọi nhất thiết phải có mặt cá đực mới có thể rụng trứng và đẻ trứng.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học sinh lý động vật thủy sản (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)