- Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của cá để thích nghi với môi trường sống có độ mặn khác nhau.
3. Cơ chế điều hoà áp suất thẩm thấu
Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu (ASTT- Ptt) máu của các nhóm cá không giống nhau và có sự chênh lệch rõ rệt so với môi trường nước của chúng. Máu cá sụn biển có ASTT hơi cao hơn so với môi trường. Máu cá xương biển lại có ASTT thấp hơn so với môi trường. Máu cá sụn và cá xương nước ngọt đều có
62
ASTT cao hơn nhiều so với môi trường. Để đảm bảo cho sự ổn định nội môi, cá cần phải thích nghi, điều hòa ASTT máu.
3. 1. Điều hoà thụ động:
Nhờ hiện tượng khuếch tán các chất từ môi trường có nồng độ cao vào môi trường có nồng độ muối thấp qua màng tế bào cơ thể. Các chất có kích thước càng nhỏ càng dễ lọt qua, độ phân cực càng thấp càng dễ lọt qua.
3. 2. Điều hoà chủ động kém linh động: đặc trưng cho nhóm cá hẹp muối.
Bảng ASTT của máu và môi trường sống
Nhóm cá Máu Môi trường
Sụn biển 26,6 24,8
Sụn ngọt 11,8 0,3
Xương biển 8,8 24,8
Xương ngọt 6,3 0,3
a. Đối với cá sụn biển
Nồng độ muối trong cơ thể cao hơn nồng độ muối ngoài môi trường, do vậy luôn có xu hướng mất muối.
Cá ổn định ASTT bằng cách tái hấp thu ure. Khi môi trường mặn hơn cơ thể tăng trao đổi protein để tạo ure, làm tăng ASTT. Tuy nhiên ure lại độc với cơ thể, do đó ure được thay thế bằng TMO – không độc với cơ thể.
b. Đối với cá Xương biển
Độ hạ băng điểm cao, cá sống trong môi trường có độ mặn cao hơn trong
cơ thể nên thường mất nước, muối từ môi trường đi vào trong cơ thể. Cơ thể điều hòa, ổn định ASTT bằng cách:
- Tăng cường tái hấp thu nước ở ống thận, tăng bài tiết các loại muối.
- Tăng cường uống nước, chỉ giữ lại các muối hóa trị I, các muối có hóa trị II được thải ra ngoài theo phân. Muối hóa trị 1 thải ra ngoài qua đường mang.
63
ASTT máu cao hơn của môi trường, cá có xu hướng mất muối, nước từ môi trường đi vào cơ thể.
Cơ chế điều hoà:
- Thận hấp thụ lại các muối nước tiểu nguyên thuỷ, tích cực thải nước thừa qua đường nước tiểu. 12ml/kg/giờ.
- Số lượng đơn vị thận nhiều, đường kính lớn, tăng cường thải nước và giữ lại tất cả các loại muối.
d. Đối với cá xương nước ngọt
Cơ chế điều hòa ASTT tương tự như ở cá sụn ngọt nhưng mức độ quyết liệt không bằng.
Tăng cường tái hấp thu muối hóa trị I, II qua ăn uống. Số lượng tiểu cầu thận nhiều, kích thước lớn để tăng cường thải nước.
3. 3. Cơ chế điều hoà chủ động và linh động
Cơ chế này đặc trưng cho các loài cá rộng muối và cá di cư.
Để thích nghi với sự thay đổi độ mặn liên tục của môi trường, cá có giai đoạn “tập” điều tiết ASTT theo chiều ngược lại. VD khi cá từ nước mặn vào sông, cá sống ở cửa sông một thời gian để tập.
Chấp nhận hơi thay đổi thể tích cơ thể.
Tiết ra chất nhớt bao quanh cơ thể để nước khó thấm qua.
3. 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều hòa ASTT
Những tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến điều hòa ASTT ở cá chủ yếu là nhiệt độ, sinh sản và đói.
- Nhiệt độ: khi thay đổi nhiệt độ làm thay đổi cân bằng ion, trong các ion
thì các cation có ý nghĩa lớn đến các hoạt động sinh lý của cơ thể. Ví dụ: Ca làm giảm độ thấm của màng tế bào, Na làm tăng độ thấm của màng tế bào.
Khi làm lạnh đột ngột, tế bào mất K, tăng Na.
Đối với cá chép, khi nhiệt độ tăng, lượng Cl và Ca tăng lên còn lượng Na cực đại ở 27 C
Đối với cá diếc thì lượng Mg tăng khi nhiệt độ giảm và lượng nước trong máu tăng lên.
- Sau khi sinh sản, số lượng chung của các ion trong cơ thể cá cũng giảm xuống.
64
65
Thực hành: Gây mê cá 1. Giới thiệu
Gây mê cá là một quá trình liên tục từ mất cảm giác nhẹ đến suy sụp thần kinh (chết). Nói chung có 5 giai đoạn trong gây mê của cá. Tuy nhiên, trong thực tiễn nuôi cá người ta chia ra 3 trạng thái mê: làm dịu (sedation), có thể quản lý
được (handleable) và hôn mê sâu (deep anaesthesia).
Làm dịu (sedation)
- Trạng thái yên tĩnh (làm dịu): hấp thu chất gây mê = làm sạch biến dưỡng - Trạng thái yên tĩnh này thì lý tưởng cho hoạt động vận chuyển trong vài giờ.