- Các nhân tố môi trường tác động ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của cá 2 Nội dung:
5. Cơ quan hô hấp phụ
Có 3 nguyên nhân khiến cá hô hấp bằng cơ quan hô hấp phụ: PO2 trong nước quá thấp, PCO2trong nước quá cao, do tập tính thích nghi.
5. 1. Hô hấp bằng ruột
Cá chạch và một số loài cá khác khi trong nước đầy đủ oxy thì thở bằng mang, nhưng khi trong nước CO2 tăng O2 giảm thì thở bằng ruột. Cá ngoi lên mặt nước đớp không khí rồi nuốt vào ruột, không khí lưu lại trong ruột một thời gian, phần lớn oxy bị hấp thụ phần còn lại thải ra ngoài qua hậu môn.
Các loài cá thở bằng ruột: đoạn ruột trước có tác dụng tiêu hoá, đoạn ruột sau có tác dụng hô hấp thường xuyên không chứa thức ăn và phân, thành
ruột ở đoạn này có nhiều mao mạch phân bố để tiến hành trao đổi khí, ngoài ra có các tế bào niêm mạc tiết dịch nhờn.
Cá thở bằng ruột có ruột dài, dài gấp 12 –28 lần chiều dài cơ thể
Số lần cá ngoi lên mặt nước phụ thuộc vào: Nhu cầu oxy của cơ thể, hàm lượng oxy trong nước, nhiệt độ nước. Ví dụ cá Chạch (Misgurnus fossilis) ở 100C đớp không khí 2 -3lần/giờ; ở 250C đớp không khí 19lần/giờ.
5. 2. Hô hấp bằng da
Những loài cá không vẩy hoặc ít vẩy đều hô hấp bằng da
Hô hấp bằng da chiếm 17-32% ở những loài cá sống nơi thường xuyên thiếu oxy, có nhiều chất hữu cơ phân huỷ, ví dụ cá Trê, cá Chình.
Hô hấp bằng da chiếm 9 - 12 % nhu cầu oxy như các loài cá sống ở đáy ao hồ tương đối nghèo oxy.
Hô hấp bằng da chiếm 3 - 9 % nhu cầu oxy cơ thể là những loài cá sống ở nơi đầy đủ oxy. Da của những loài cá này có nhiều mao mạch.
Cá sống ở đáy dòng nước chảy, hô hấp băng da chiếm 12% Cá sống ở dòng nước chảy, hô hấp bằng da chiếm 1-2%