84 Tinh trùng gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học sinh lý động vật thủy sản (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 84 - 85)

- Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh sản của cá, từ đó có ứng dụng trong sản xuất giống.

84 Tinh trùng gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi.

2. Sinh lý sinh sản

84 Tinh trùng gồm 3 phần: đầu, cổ và đuôi.

Tinh trùng có khả năng vận động độc lập do sự co duỗi của phần đuôi. Hoạt động của tinh trùng là chỉ tiêu quan trọng để xác định sức sống của tinh trùng. Vận động của tinh trùng ở trong nước thường có 2 giai đoạn

Vận động xoáy và tiến về phía trước.

Vận động yếu dần theo hình thức dao động quả lắc.

Năng lực, tốc độ và thời gian vận động của tinh trùng phụ thuộc vào mức độ thành thục và điều kiện môi trường sống của nó. Năng lượng cung cấp cho tinh trùng phụ thuộc vào sự phân giải gluxit, là năng lượng dự trữ của tinh trùng.

Thời gian vận động của tinh trùng trong nước của các loài cá rất khác nhau và nói chung đều rất ngắn, độ thành thục ảnh hưởng đến thời gian vận động của tinh trùng. Ví dụ cá chép 3 phút, cá Diếc 1 – 3,2 phút.

Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sức sống và khả năng vận động của tinh trùng. Trong phạm vi nhiệt độ thích hợp thì tốc độ vận động của tinh trùng tăng lên khi nhiệt độ tăng nhưng thời gian sống ngắn lại.

Ứng dụng: tinh trùng cá chép bảo quản ở nhiệt độ 0 – 20C sống được 8 ngày vẫn có khả năng thụ tinh. Tinh trùng cá Tầm ở 1 - 4 0C sống lâu nhất (19 ngày), cá Hồi 48 giờ.

Cá nước ngọt áp suất thẩm thấu của tế bào chất tinh trùng tương đương với dung dịch nước muối NaCl 0,5%. Tinh trùng cá nước ngọt được phóng vào nước có áp suất thẩm thấu thấp hơn so với tinh trùng, làm cho nó bị trương lên. Tế bào chất của tinh trùng ở phần đuôi có nhiệm vụ điều chỉnh sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu, giữ cho nó không bị trương nước.

Tinh trùng cá nước ngọt không có khả năng điều chỉnh áp suất thẩm thấu ở môi trường có áp suất thẩm thấu cao. Ví dụ như ở nước biển, nó không ngăn cản được hiện tượng mất nước của tế bào chất. Nhưng tinh trùng cá nước ngot có thể sống lâu hơn trong môi trường có áp suất thẩm thấu hơi cao hơn nước ngọt, ví dụ nước muối NaCl 0,5 %.

Tinh trùng cá biển có áp suất thẩm thấu tế bào chất tương đương với dung dịch nước muối 0,75 % = 7,5 ‰ nhỏ hơn áp suất thẩm thấu nước biển. Nó có cơ chế điều tiết chống sự mất nước của tế bào chất, duy trì khả năng hoạt động. Tinh trùng cá biển bảo quản được lâu hơn nếu để chúng trong dung dịch muối 7,5 ‰. Điều này giải thích cá Đối không sinh sản trong nước ngọt, lợ có nồng độ muối thấp.

85

Biện pháp bảo quản tinh trùng: giữ ở nhiệt độ thấp, khô trong môi trường có nồng độ muối thích hợp. Bảo quản tinh trùng ở trạng thái nguyên tinh dịch, điều kiện khô kín thì tinh trùng sống lâu hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học sinh lý động vật thủy sản (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 84 - 85)