- Áp dụng cách cho ăn uống phù hợp đặc điểm sinh lý tiêu hóa của từng loài và từng loại gia súc, gia cầm.
1. Đại cương về tiêu hoá
Tiêu hoá là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng có trong thức ăn nhằm biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản nhất mà cơ thể có thể hấp thu được.
Ví dụ: Gluxit phân giải thành đường đơn; Protein thành các axit amin; Lipit thành axit béo + glyxerin
Do vị trí diễn ra quá trình tiêu hoá người ta chia ra:
Tiêu hoá nội bào: Nguyên sinh động vật, sự tiêu hoá diễn ra trong tế bào; Tiêu hoá ngoại bào: nhện, sự tiêu hoá diễn ra bên ngoài cơ thể
Tiêu hoá trong xoang: trong hệ thống ống tiêu hoá, Thức ăn trong đường tiêu hoá chịu tác động bởi:
- Tiêu hoá cơ học: bằng sự co bóp của dạ dày, sự nhu động ruột nhằm cắt, xé thức ăn thành những mảnh nhỏ hơn, thuận lợi cho quá trình tiêu hóa hóa học.
- Tiêu hoá hoá học: nhờ tác động của các enzym trong dịch tiêu hoá
- Tiêu hoá vi sinh vật học: do các vi sinh vật sống trong dạ dày và ruột đảm nhận.
1.1. Tìm kiếm thức ăn
Mỗi loài cá có một số loại thức ăn đặc trưng riêng, nhưng nói chung là cá có khả năng ăn tất cả các loại thức ăn nào mà cá có thể nhận biết được bằng các giác quan của chúng, có thể bắt được và nuốt được và thức ăn hợp với khẩu vị cá. Khả năng bắt mồi của cá phụ thuộc trước hết vào cơ quan bắt mồi và mồi (kích
thước, hình dạng mồi...).
Các loài cá dữ như cá quả, cá rồng măng, cá hồi, cá chó... chỉ có thể bắt được những con mồi ăn liền bơi trong tầng nước hoặc ẩn náu trong các bụi cỏ, không có khả năng bắt những con mồi ở dưới đáy bùn.
Cá chép và một số loài khác trong họ cá chép có kiểu mồm hơi dưới, không có răng chỉ có thể bắt được những loại mồi hoạt động không nhanh lắm trong
39
tầng nước, trong các bụi cỏ hoặc ở đáy bùn với mùn bã hữu cơ. Sau đó nhờ vận động của mồm, cá có thể làm vỡ nát các vỏ cứng của vật mồi rồi chọn lấy những phần có thể sử dụng được.
Hình dạng và kích thước mồi cũng có tác dụng quyết định đối với sự bắt mồi của cá. Thức ăn là bột nhỏ thì cá không thể nào ăn hết được. Những cục thức ăn hoặc vật mồi quá lớn thì cũng khó nuốt và khó tiêu hóa. Mỗi cỡ cá có một cỡ mồi thích hợp nhất của nó.
Các cơ quan cảm giác của cá tham gia vào hoạt động bắt mồi. Dựa vào đặc điểm này, người ta chia cá thành 2 nhóm:
- Nhóm cá mắt: gồm các loài cá dữ như cá hồi, cá chó, cá perca.
- Nhóm cá mũi: gồm cá chép, một số loài thuộc họ cá chép, cá chình.
Thị giác giúp cá phân biệt được hình dạng, kích thước, màu sắc của mồi. Khứu giác giúp cá nhận biết mùi của mồi hoặc kẻ thù từ xa. Vị giác là loại cơ quan cảm giác gần, chúng chỉ nhận biết được các vật thể khi có sự tiếp xúc với cơ quan nhận cảm và vị giác.
Thành phần hóa học của thức ăn cũng ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thức ăn của cá.
1.2. Suất ăn của cá
a. Suất ăn trong ngày:
Suất ăn trong ngày của cá là lượng thức ăn mà cá ăn trong một ngày cho đến no.
Các yếu tố ảnh hưởng đến suất ăn của cá:
- Chất lượng thức ăn: thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, nhiều xenllulo, cá phải ăn với lượng nhiều và ngược lại.
- Nhiệt độ: nhiệt độ cao thì suất ăn lớn và ngược lại. Khi nhiệt độ cao, các men tiêu hoá hoạt động tốt nên quá trình tiêu hoá diễn ra nhanh hơn.
- Lứa tuổi: Cá còn nhỏ thì lượng thức ăn trên trọng lượng cá sẽ nhiều hơn lúc đã lớn vì quá trình trao đổi chất xảy ra nhanh.
b. Suất ăn trong một lần
Suất ăn trong một lần là lượng thức ăn mà cá ăn trong 1 lần đến no.
- Đối với cá dữ, ăn nhiều trong 1 lần (= 50% trọng lượng cơ thể). Suất ăn trong 1 lần của cá dữ lớn hơn suất ăn 1 ngày nên có thể vài ngày tiếp theo cá có
40
- Đối với cá hiền: mỗi lần ăn, cá hiền chỉ ăn lượng băng 3% trọng lượng cơ thểnên mỗi ngày cá phải ăn 6 lần.