Quy trình kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại Cục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 35)

hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan

Hoạt động KTSTQ về XXHH NK được thực hiện theo quy định quy định của pháp luật về hải quan hiện hành (Bộ Tài chính, 2018). Theo đó, trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài này, quy trình KTSTQ về XXHH NK thực hiện theo Quyết định 1410/QĐ-TCHQ ngày 14/05/2015 của TCHQ về việc ban hành quy trình KTSTQ.

Hình 1.1: Quy trình KTSTQ về XXHH NK tại Cục Hải quan

Thu thập, xử lý, phân tích thông tin phục vụ KTSTQ

Xác định đối tượng và hình thức kiểm tra

Ban hành quyết định kiểm tra và thực hiện kiểm tra

Xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra

Nguồn: Theo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ

1.2.6.1. Thu thập, xử lý, phân tích thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan

Thu thập, xử lý thông tin là hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của công chức/ nhóm công chức thực hiện KTSTQ. Công chức/ nhóm công chức được phân công chủ động khai thác, thu thập thông tin theo quy định tại Khoản 1, Điều 95, Điều 96 Luật Hải quan 2014 và Điều 105 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, cụ thể từ các nguồn:

- Thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu Hải quan: Hệ thống thông tin nghiệp vụ Hải quan (Hệ thống VCIS); Hệ thống thông quan điện tử tập trung (Hệ thống V5); Hệ thống thông tin quản lý rủi ro (Hệ thống RM); Hệ thống thông tin vi phạm (Hệ thống QLVP14); Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế (Hệ thống GTT02); Hệ thống thông tin kế toán thuế XNK tập trung (Hệ thống KTTT)...

- Từ hoạt động nghiệp vụ Hải quan (đăng ký, giám sát, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra hồ sơ, tham vấn giá, kết quả giám định hàng hóa, xác định trước mã số, trị giá;...).

- Từ bộ phận quản lý rủi ro, chống buôn lậu thu thập, phát hiện trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyển.

- Từ kết quả KTSTQ của lực lượng KTSTQ.

- Từ hoạt động nghiệp vụ thu thập thông tin và xác minh phục vụ KTSTQ theo quy định tại Điều 141, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

- Từ văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên.

- Từ các cơ quan khác ngoài cơ quan Hải quan (Bộ, cơ quan ngang bộ, Thuế, Công an, Kho bạc, Ngân hàng, các hiệp hội ngành nghề,...) cung cấp.

- Từ những người khai Hải quan tham gia hoạt động XNK cung cấp.

Bảng 1.1: Nội dung thu thập, xử lý, phân tích thông tin phục vụ KTSTQ về XXHH NK

St

t Phân loại nội dung Thu thập, xử lý thôngtin đề xuất phê duyệt danh sách KTSTQ theo

kế hoạch

Thu thập, xử lý thông tin xác định đối tượng KTSTQ theo dấu hiệu/

chuyên đề

trên hệ thống để lựa chọn đối tượng KTSTQ theo kế hoạch

phạm 2 Tra cứu thông tin

chi tiết

Trình duyệt kế hoạch kiểm tra

Thu thập thông tin từ doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được công chức/ nhóm công chức tiến hành tổng hợp, phân tích để phân loại thông tin, đánh giá, xác định dấu hiệu vi phạm và phân loại người khai Hải quan.

1.2.6.2. Xác định đối tượng và hình thức kiểm tra

Sau khi đánh giá thông tin để phân loại, công chức/nhóm công chức tiến hành tra cứu toàn bộ thông tin số liệu XK, NK của người khai Hải quan (đã được thông quan trong thời hạn 05 năm) có dấu hiệu vi phạm theo từng nhóm để thực hiện bước lựa chọn đối tượng để đề xuất kiểm tra.

Sau khi xác định được đối tượng cụ thể theo quy định, công chức/nhóm công chức đề xuất hình thức kiểm tra và tiếp tục tiến hành thu thập, phân tích thông tin chi tiết, toàn diện hơn về đối tượng đã được lựa chọn. Rà soát trên hệ thống KTSTQ để tránh đề xuất trùng đối tượng kiểm tra.

Bảng 1.2: Nội dung xác định đối tượng và hình thức KTSTQ về XXHH NK

Stt Nội dung công việc Chủ thể kiểm tra sau thông quan

1 Lựa chọn đề xuất đối tượng và hình

thức kiểm tra Công chức KTSTQ

2 Báo cáo đề xuất đối tượng và hình thức kiểm tra

Công chức KTSTQ 3 Tiếp tục tiến hành thu thập, phân

tích thông tin chi tiết tại trụ sở doanh nghiệp

Công chức KTSTQ báo cáo, thẩm quyền phê duyệt là: Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ (trường hợp được ủy quyền) 4 Rà soát trên hệ thống KTSTQ để

tránh trùng lặp đối tượng KTSTQ

Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ (trong trường hợp được ủy quyền)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

1.2.6.3. Ban hành quyết định kiểm tra và thực hiện kiểm tra

Sau thi thực hiện các bước trên, đoàn kiểm tra thực hiện KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, cụ thể công việc phải làm theo trình tự như sau:

- Công bố quyết định kiểm tra: Quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp được Trưởng đoàn công bố ngay phiên/ngày làm việc đầu tiên của đoàn kiểm tra với doanh nghiệp (nếu trước đó quyết định mới được gửi tới doanh nghiệp bằng FAX thì bản chính quyết định được trao cho lãnh đạo doanh nghiệp khi công bố quyết định).

- Chuẩn bị kiểm tra:

Để thực hiện kiểm tra đạt kết quả tốt cần có sự chuẩn bị, cụ thể:

+ Trước khi kiểm tra, có thể thực hiện khảo sát tại doanh nghiệp (nếu cần thiết); lập kế hoạch kiểm tra và thực hiện phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Đoàn kiểm tra.

+ Buổi làm việc đầu tiên tại trụ sở đơn vị được kiểm tra: yêu cầu Ban lãnh đạo và cán bộ chủ chốt có mặt đầy đủ để nghe công bố Quyết định kiểm tra và nắm thông tin về vai trò, vị trí làm việc từng cá nhân, bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp để làm việc với đúng người, đúng việc trong khi thực hiện kiếm tra.

+ Thống nhất với người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp về phương pháp làm việc của Đoàn kiểm tra với các bộ phận nghiệp vụ thuộc doanh nghiệp; nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra, quyền và nghĩa vụ của người khai Hải quan theo quy định của pháp luật.

+ Các nội dung trên được lập thành Biên bản làm việc trong ngày đầu.

Bảng 1.3: Nội dung KTSTQ về XXHH NK tại trụ sở doanh nghiệp

Stt Thực hiện kiểm tra Chủ thể thực hiện

1 Công bố quyết định kiểm tra, thống nhất phương pháp làm việc với doanh nghiệp

Người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra hoặc Trưởng Đoàn kiểm tra

2 Lập kế hoạch kiểm tra và phân công nhiệm vụ

Trưởng Đoàn kiểm tra 3 Các thành viên đoàn kiểm tra thực

hiện kiểm tra theo nhiệm vụ được phân công

CBCC KTSTQ

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Thực hiện kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp:

+ Thực hiện kiểm tra tại bộ phận kế toán: Kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán, báo cáo tài chính các năm, hóa đơn GTGT,...

+ Thực hiện kiểm tra tại bộ phận quản lý kho hàng (kho nguyên phụ liệu, sản phẩm): Kiểm tra nghiệp vụ xuất nhập kho, các chứng từ nhập- xuất kho,...

+ Thực hiện kiểm tra tại bộ phận XNK: Kiểm tra tờ khai XNK; hồ sơ thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế; phương pháp xây dựng định mức,...

Kết quả kiểm tra bao gồm:

- Dự thảo bản kết luận, bản kết luận KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, cùng với các Biên bản kiểm tra, các bản báo cáo của từng thành viên đoàn kiểm tra (nếu có), các bản số liệu tính toán, các bản giải trình, ý kiến của doanh nghiệp, các bản xác minh, các tài liệu, chứng từ liên quan do doanh nghiệp hoặc tổ chức được xác minh cung cấp, các báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra cửa thành viên đoàn kiểm tra tạo thành bộ hồ sơ KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp.

- Báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất xử lý.

1.2.6.4. Xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra

Kết thúc kiểm tra, công chức/nhóm công chức được phân công thực hiện ban hành các quyết định ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) và cập nhật trên hệ thống quản lý của Hải quan. Theo dõi đến khi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phạt vi phạm hành chính đầy đủ. Các loại hồ sơ và quyết định hành chính trong quá trình KTSTQ được tập hợp và lưu trữ theo quy định.

Bảng 1.4: Nội dung xử lý các công việc liên quan đến kết quả KTSTQ về XXHH NK

Stt Nội dung công việc cần thực hiện Chủ thể có thẩm quyền quyết định

1 Ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có)

Cục trưởng hoặc người được ủy quyền

2 Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) Phó Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ 3 Báo cáo phản hồi hệ thống STQ01

kết quả KTSTQ

Công chức KTSTQ 4 Nhập máy các hệ thống thuế, xử lý

vi phạm Công chức KTSTQ

5 Lưu trữ hồ sơ theo quy định Công chức KTSTQ

1.2.7. Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan

1.2.7.1. Các nhân tố thuộc về Cục Hải quan

- Năng lực tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa

nhập khẩu: được thể hiện thông qua các hoạt động chỉ đạo, điều hành từ xây dựng

kế hoạch đến tổ chức thực hiện và kiểm soát hoạt động KTSTQ về XXHH NK. Nếu yếu tố này được đảm bảo chất lượng tốt, thì mục tiêu hoạt động KTSTQ về XXHH NK sẽ dễ dàng đạt được hơn, và ngược lại.

- Công tác quản lý CBCC làm nhiệm vụ KTSTQ: Công tác này có tác động đến chất lượng của đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ KTSTQ, bao gồm các nội dung như tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, đãi ngộ CBCC. Do đó, nếu công tác quản lý này được thực hiện nghiêm túc, có sự quan tâm sát sao của Lãnh đạo Cục Hải quan thì sẽ là tiền đề rất tốt cho việc thực hiện thành công công tác KTSTQ về XXHH NK của đơn vị, và ngược lại.

- Trang thiết bị và công tác đảm bảo cho hoạt động KTSTQ về XXHH NK: Để đáp ứng yêu cầu công việc, lực lượng KTSTQ cần được trang bị các trang thiết bị phục vụ công việc gồm: Máy giám định tài liệu, máy tính nối mạng, máy ảnh, máy ghi âm; Phương tiện đi lại như xe máy, ô tô phục vụ công tác điều tra, xác minh... đồng thời cán bộ KTSTQ được phân quyền truy cập các chương trình quản lý nghiệp vụ trong cơ sở dữ liệu của ngành Hải quan để phục vụ công tác thu thập thông tin của đối tượng kiểm tra. Nếu được đáp ứng đầy đủ trang thiết bị, phương tiện và các nguồn thông tin sẽ giúp cho hoạt động KTSTQ chủ động, kịp thời và mang lại hiệu quả cao và ngược lại.

- Sự phối hợp hoạt động trong và ngoài ngành trong kiểm tra sau thông quan

về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

+ Phối hợp trong ngành: Hoạt động phối hợp giữa lực lượng KTSTQ với các đơn vị nghiệp vụ trong ngành như: Hải quan cửa khẩu; kiểm soát chống buôn lậu; thanh tra; quản lý thuế; giám sát quản lý... được thực hiện thường xuyên; khi cần thiết lực lượng KTSTQ có thể trưng dụng chuyên gia thuộc các lĩnh vực nghiệp vụ

để phục vụ hoạt động KTSTQ. Nguồn thông tin từ các đơn vị nghiệp vụ cung cấp cho lực lượng KTSTQ rất quan trọng trong việc đánh giá phân loại và lựa chọn đối tượng kiểm tra. Nếu sự phối hợp giữa lực lượng KTSTQ và các đơn vị nghiệp vụ trong ngành Hải quan được thực hiện chặt chẽ và kịp thời sẽ giúp cho lực lượng KTSTQ có cơ sở trong việc đánh giá phân loại và lựa chọn đối tượng kiểm tra; kịp thời kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm. Mặt khác, kết quả KTSTQ được phản hồi sẽ giúp cho các đơn vị nghiệp vụ triển khai nhiệm vụ theo chức năng của mình đạt hiệu quả cao hơn, và ngược lại.

+ Phối hợp ngoài ngành: Trong hoạt động KTSTQ, việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành được thực hiện thường xuyên theo yêu cầu nhiệm vụ, bao gồm: phối hợp công tác giữa 03 ngành trực thuộc Bộ tài chính là Hải quan, Thuế, Kho bạc được triển khai thực hiện ở cấp Trung ương và ở các địa phương, được kết nối qua mạng và duy trì thường xuyên là một kênh thông tin quan trọng phục vụ hoạt động KTSTQ. Ngoài ra, công tác phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa lực lượng KTSTQ với các cơ quan có liên quan khác như ngân hàng, vận tải, bảo hiểm, quản lý thị trường, công an... Nếu sự phối hợp giữa lực lượng KTSTQ với các tổ chức, cá nhân ngoài ngành được thực hiện thường xuyên, kịp thời sẽ giúp cho lực lượng KTSTQ có cơ sở trong việc củng cố chứng cứ, kết luận và xử lý hành vi vi phạm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Hải quan, và ngược lại.

1.2.7.2. Các nhân tố thuộc về đơn vị nhập khẩu hàng hóa

- Ý thức tuân thủ pháp luật của các đơn vị NK hàng hóa: Với những lợi ích có thể đạt được nhờ được hưởng những ưu đãi về thuế quan có thể khiến các doanh nghiệp thực hiện các hành vi gian lận về XXHH gây phương hại đến lợi ích của quốc gia và nền kinh tế. Do đó, mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp càng cao thì việc thực thi pháp luật về XXHH càng đem lại tác động tích cực đối với đất nước. Hệ thống sổ sách, kế toán, tài chính của doanh nghiệp cũng có tác động rất lớn đến việc thực thi các quy định về XXHH, nhất là các quy định tuân thủ về hồ

sơ, chứng từ chứng minh nguồn gốc XXHH NK.

- Nguồn nhân lực của các đơn vị NK hàng hóa. Để áp dụng được quy tắc

XXHH thì bản thân các doanh nghiệp trước hết phải nắm bắt và am hiểu những nội dung, quy định có trong các quy tắc XXHH. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải có sự chủ động, tích cực nắm bắt và áp dụng các quy định về XXHH trong ưu đãi thuế quan vào trong hoạt động kinh doanh. Nói cách khác, nếu nhân lực thực hiện các thủ tục XXHH NK thì sẽ khiến cho hoạt động NK hàng hóa của doanh nghiệp được thực hiện đúng pháp luật hải quan về XXHH NK, điều này tạo nhiều thuận lợi cho cơ quan Hải quan trong công tác kiểm tra XXHH NK của doanh nghiệp và ngược lại.

1.2.7.3. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô

- Ảnh hưởng của môi trường pháp lý: Các quy định điều tiết trực tiếp công tác KTSTQ và XXHH của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan trong từng thời kỳ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả công tác KTSTQ về XXHH NK tại các cơ quan Hải quan. Do đó, nếu những quy định này được xây dựng chi tiết, rõ ràng thì công tác KTSTQ về XXHH NK càng thuận lợi và ngược lại.

- Ảnh hưởng của môi trường kinh tế: Thực trạng của nền kinh tế trong nước ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, từ đó tác động đến các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, và qua đó ảnh hưởng đến công tác KTSTQ về XXHH NK của cơ quan Hải quan. Ảnh hưởng này có thể là tích cực hoặc tiêu cực, do đó, cơ quan Hải quan cần có biện pháp KTSTQ về XXHH NK phù hợp trong từng thời kỳ.

- Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay với sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế dẫn đến số lượng hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới tăng lên nhanh chóng. Để tạo thuận lợi thương mại, đòi hỏi quản lý nhà nước về Hải quan cũng phải thay đổi căn bản về phương thức quản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w