Giải pháp về quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 81 - 86)

xuất khẩu, nhập khẩu

KTSTQ bao gồm các bước được thực hiện một cách logic, có cấu trúc và tổ chức chặt chẽ. KTSTQ là phương pháp quản lý rủi ro trong các bước về lựa chọn đối tượng kiểm tra, khảo sát trước khi kiểm tra, kiểm tra tại doanh nghiệp và tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ kiểm tra và rà soát sổ sách, chứng từ của đối tượng KTSTQ.

Hiện tại quy trình KTSTQ còn nặng về việc kiểm tra phụ thuộc vào “dấu hiệu” nên cứ KTSTQ là doanh nghiệp mặc nhiên bị coi có vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến uy tín trong hoạt động kinh doanh; đồng thời, Hải quan khi tiến hành KTSTQ

cũng phải cố tìm “dấu hiệu vi phạm”. Trong khi KTSTQ thực chất là khâu nghiệp vụ tiếp theo của kiểm tra Hải quan, qua kiểm tra cơ quan Hải quan có thêm thông tin để xác định mức độ tuân thủ pháp luật làm cơ sở cho việc ưu tiên khi tiến hành kiểm tra hàng hoá XNK. Do đó, cần sửa đổi quy trình KTSTQ theo hướng: KTSTQ là hoạt động nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thông qua hoạt động KTSTQ, sẽ ghi nhận những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này trong hoạt động XNK bằng việc áp dụng phân luồng xanh khi thông quan hàng hóa, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa. Đánh giá quá trình hoạt động XNK của các doanh nghiệp chủ yếu từ hoạt động KTSTQ, làm cơ sở xác định mức độ tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp. Đây là một phương thức quản lý Hải quan hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động XNK và tôn vinh những doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật về thuế, pháp luật về Hải quan. Việc triển khai áp dụng thành công chế độ ưu tiên trong lĩnh vực QLNN về Hải quan một trong những yêu cầu cần thiết, bắt buộc đối với việc thực hiện các cam kết và lộ trình thực hiện cải cách, phát triển Hải quan theo chuẩn mực của Hải quan ASEAN và Hải quan thế giới. Vì vậy, đây là một trong những nội dung quan trọng cần được quy định cụ thể trong quy trình KTSTQ.

Ngoài ra, trong quy trình kiểm tra sau thông cần mở rộng đối tượng, phạm vi KTSTQ và thời gian KTSTQ tại trụ sở của doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất của cơ quan Hải quan để đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp. Mở rộng thẩm quyền cho cán bộ KTSTQ đặc biệt là quyền thẩm tra, điều tra đối với các doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật về Hải quan; quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế như không làm thủ tục Hải quan, truy thu thuế,... Việc xác định đối tượng KTSTQ, phạm vi KTSTQ phải được thực hiện trên nền tảng của thông tin và hệ thống quản lý rủi ro, và quá trình KTSTQ theo chuẩn mực quốc tế.

3.2.2.1. Hoàn thiện thu thập, xử lý, phân tích thông tin, xác định đối tượng và hình thức kiểm tra

- Xây dựng quy chế, quy trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin của Cục HQLS đến từng bộ phận với Chi cục KTSTQ là đơn vị trung tâm nhận thông tin, trong đó quy định cụ thể các nội dung thu thập, cách thức, thời gian và phối hợp cung cấp thu thập thông tin từ nguồn trong và ngoài Cục.

- Quản lý rủi ro là một phương pháp quản lý Hải quan hiện đại, được quy định thành tiêu chuẩn trong Công ước KYOTO của Tổ chức Hải quan thế giới. Quản lý rủi ro chính là công cụ then chốt giúp cơ quan Hải quan giải quyết những vấn đề bằng việc áp dụng một cách có hệ thống các quy trình, biện pháp nhằm hướng các nguồn lực vào các lĩnh vực có nguy cơ ảnh hưởng đến các mục tiêu đề ra qua đó hỗ trợ tối đa tính hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý. Áp dụng quản lý rủi ro là phương tiện hữu hiệu để đảm bảo cùng lúc thực hiện công tác kiểm soát Hải quan và tạo thuận lợi cho thương mại. Do đó cần tăng cường thực hiện KTSTQ trên nguyên tắc quản lý rủi ro, đặc biệt việc thu thập thông tin từ hệ thống thông tin quản lý rủi ro ngành, bên cạnh đó lực lượng KTSTQ cần cập nhật những thông tin sau khi kết thúc kiểm tra để việc đánh giá doanh nghiệp đảm bảo chính xác nhất, đồng thời giúp cho việc lựa chọn đúng đối tượng KTSTQ, đảm bảo tính khách quan và đầy đủ.

3.2.2.2. Hoàn thiện thực hiện kiểm tra sau thông quan

- Kiện toàn nhân sự của Đoàn kiểm tra: khi thành lập Đoàn kiểm tra theo quyết định của Cục HQLS để KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, ngoài thành phần chính là CBCC tại Chi cục KTSTQ nên có sự tham gia của cán bộ đã trực tiếp tham gia quá trình thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp đó tại cửa khẩu, bởi cán bộ này có thể nắm vững được đầy đủ thông tin về lô hàng của doanh nghiệp, các sai sót mà cán bộ đó đã phát hiện khi tiến hành đăng ký tờ khai, các nội dung khác còn nghi ngờ nhưng không thể kiểm tra ngay tại thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan. Bên cạnh đó, với các vụ việc KTSTQ phức tạp thì nên có sự phối kết hợp với đại diện thành viên thuộc Cục KTSTQ nhằm nâng cao hiệu lực của việc kiểm tra mà trong đó phải kể đến là kinh nghiệm kiểm tra, các kỹ năng kiểm tra, kỹ năng giao tiếp hoặc đối thoại với doanh nghiệp, hơn thế nữa cán bộ KTSTQ của Cục

HQLS có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ những cuộc kiểm tra này.

Theo đó thành phần Đoàn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp trong thời gian tới nên gồm:

+ Lãnh đạo Chi cục KTSTQ, có thể là Chi cục trưởng/ Phó Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ;

+ Từ 01 đến 02 cán bộ Đội thuộc Chi cục KTSTQ; + Cán bộ đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu; + Chuyên viên Cục KTSTQ (trong hợp kiểm tra phức tạp).

- Cần tập trung vào xây dựng kế hoạch kiểm tra với các chỉ tiêu cụ thể và đảm bảo tính khả thi khi thực hiện. Kế hoạch kiểm tra phải được xây dựng trên cơ sở bám sát thực tế hoạt động NK của doanh nghiệp, từ những phân loại và đánh giá doanh nghiệp, mức độ chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp, kim ngạch trong năm đó, mặt hàng NK của doanh nghiệp đó có phải là mặt hàng nhạy cảm hay không,... Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra cần phải được sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu thu thập thông tin ngay tại cửa khẩu thông quan, từ việc đối chiếu thông tin thu thập được tại bộ phận quản lý rủi ro cũng như tra cứu thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa trên các phần mềm nghiệp vụ của ngành, thông tin thu thập được do việc phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan. Cục cũng không nên quy định việc xây dựng kế hoạch phải có số thu dự kiến, có như vậy thì mới chủ động trong xác định đối tượng KTSTQ, từ đó chủ động trong việc bố trí nhân sự và thời gian tiến hành KTSTQ.

- Trước và trong quá trình tiến hành KTSTQ, ngoài việc bám sát kế hoạch kiểm tra do Đoàn kiểm tra xây dựng trên cơ sở Quyết định KTSTQ của Cục trưởng thì Đoàn kiểm tra cần họp bàn và dự kiến tất cả những tình huống có thể xảy ra khi kiểm tra tại doanh nghiệp, dự kiến các bảng câu hỏi tương ứng với từng nội dung kiểm tra chi tiết có thể sử dụng để tham vấn và làm rõ về lô hàng đối với doanh nghiệp. Ví dụ: dự kiến nội dung làm việc và bảng câu hỏi đối với các bộ phận giúp việc của doanh nghiệp như kế toán, bộ phận kỹ thuật, bộ phận XNK...

cách đơn giản nhất cán bộ KTSTQ thường dùng là đối chiếu, so sánh tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trước khi tiến hành kiểm tra thì cán bộ KTSTQ cần thiết phải áp dụng phương pháp kiểm toán bao gồm các phương pháp cơ bản như phương pháp kiểm kê, phương pháp điều tra, phương pháp chọn mẫu điều tra và phương pháp phân tích. Bên cạnh đó cán bộ KTSTQ cũng nên áp dụng biện pháp thẩm vấn vào trong quá trình KTSTQ. Đó là quá trình công chức Hải quan sẽ sử dụng các phương pháp, chiến thuật tác động trực tiếp vào tâm lý đối tượng bị thẩm vấn nhằm thu được những thông tin, những giải thích và sự thật về đối tượng KTSTQ thông qua việc trả lời các câu hỏi mà cán bộ thẩm vấn đưa ra. Mục đích của thẩm vấn là thu thập, củng cố các thông tin, tài liệu, chứng cứ phục vụ quá trình KTSTQ đạt hiệu quả và thu thập thông tin khác về đối tượng KTSTQ.

3.2.2.3. Hoàn thiện xử lý các công việc liên quan đến kết quả kiểm tra

- Tiến hành đánh giá sau mỗi vụ việc KTSTQ tại trụ sở Cục cũng như trụ sở doanh nghiệp nhằm đúc rút kinh nghiệm cho những lần kiểm tra tiếp theo. Đoàn kiểm tra cần tổng kết lại các vấn đề đã làm được, các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, khó khăn, trao đổi thông tin giữa các thành viên đoàn kiểm tra với nhau để có thể tìm ra những giải pháp cho các vấn đề đó, tranh thủ ý kiến của các chuyên gia của Cục về các lĩnh vực như giá tính thuế, thuế suất, mã số hàng hóa, chính sách, xử lý vi phạm. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì KTSTQ là lĩnh vực mới, còn có nhiều khó khăn trong việc thực hiện, kinh nghiệm về KTSTQ chưa nhiều.

- Cần có quy định về việc cung cấp thông tin sau kiểm tra trên cơ sở nội dung bản kết luận KTSTQ đến từng đơn vị Chi cục Hải quan cửa khẩu phát sinh tờ khai XK, NK thuộc phạm vi và nội dung kiểm tra tại quyết định kiểm tra do Cục trưởng Cục HQLS ban hành nhằm đúc rút kinh nghiệm cho việc thực hiện quy trình thủ tục Hải quan và quy trình nghiệp vụ khác đối với các lô hàng tương tự mà lực lượng KTSTQ đã kiểm tra, kết luận.

- Ngay từ khi bắt đầu liên lạc với đối tượng kiểm tra đến khi kết thúc quá trình kiểm tra, Chi cục KTSTQ cần phải duy trì thông tin liên lạc và phối hợp với đối tượng kiểm tra, với các đơn vị Hải quan chức năng khác. Khi kết thúc, phải làm báo

cáo để đảm bảo rằng mọi dấu hiệu và các vấn đề liên quan khác được chia sẻ và thảo luận đầy đủ giữa đối tượng kiểm tra và cán bộ giám sát việc KTSTQ. Trong quy trình KTSTQ cần quy định rõ về trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin của các cơ quan có liên quan như Thuế, kho bạc, ngân hàng, quản lý thị trường, công an... Để cán bộ KTSTQ có đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cần kiểm tra và áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết khi đối tượng kiểm tra không hợp tác hoặc hợp tác không tốt với cơ quan Hải quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w