Giải pháp về nội dung kiểm tra sau thông quan về xuất xứ hàng hóa nhập

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 79 - 81)

về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Những tác động của quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới sẽ giúp cơ quan hải quan hoạt động có hiệu quả hơn, một mặt góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại và giao lưu quốc tế, mặt khác hạn chế được các tiêu cực phát sinh, nhất là khi xét đến những hiện tượng phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế giữa những nước phát triển và nước đang phát triển. Tuy nhiên, kim ngạch XNK tăng nhanh chóng lại đi kèm với nó là thuế NK giảm đi theo các chế độ ưu đãi theo các cam kết quốc tế về thuế quan sẽ làm phức tạp hơn vấn đề xuất xứ. Thêm vào đó là cách thức gian lận thương mại, trong đó có gian lận về xuất xứ, ngày càng tinh vi, khó kiểm soát hơn. Do vậy, các công chức hải quan phải có trình độ ứng dụng cao, đáp ứng yêu cầu của một môi trường thương mại hiện đại, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật; có khả năng phát hiện được các điểm bất hợp lý và có nghi ngờ trên hồ sơ và thực tế hàng hóa, đồng thời, phải linh động trong việc cảm nhận và xử lý các sai sót trong hồ sơ phù hợp với thực tế, không gây nên những cản trở không cần thiết cho các nhà XK và nhà NK.

Quá trình kiểm tra sẽ thuận tiện hơn nếu như ứng dụng biện pháp quản lý tiên tiến với việc kiểm tra có chọn lọc dựa trên phương pháp đánh giá rủi ro. Cơ quan hải quan căn cứ vào các thông tin như doanh nghiệp, chủng loại hàng hóa,... để khoanh vùng các lĩnh vực có nguy cơ xảy ra vi phạm cao và tìm biện pháp xử lý. Phương pháp này giúp giảm thiểu công việc kiểm tra XXHH NK. Không kém phần hiệu quả, biện pháp KTSTQ đối với XXHH cũng cần được các cơ quan hải quan tích cực áp dụng nhằm thẩm định tính chính xác, trung thực của các chứng từ đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm, gian lận về xuất xứ với hàng hoa XNK đã được thông quan.

Để đạt được hiệu quả cao như mong muốn, cơ quan hải quan còn cần phải thúc đẩy mối quan hệ hai chiều giữa cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp, coi doanh nghiệp tham gia hoạt động NK là các đối tác cần cộng tác hơn là các đối tượng cần kiểm tra xử lý. Đây cũng chính là xu hướng phát triển của hải quan quốc tế hiện nay. Hai bên phối hợp với nhau tìm ra nguyên nhân của các sai sót, vi phạm để tìm biện pháp phòng ngừa hơn là chỉ tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm. Thông

tin liên lạc hai chiều có thể xóa bỏ những hiểu lầm và làm rõ thêm mọi khía cạnh của hoạt động hải quan nói chung và hoạt động kiểm tra chứng từ giấy chứng nhận xuất xứ và kiểm tra thực tế hàng hóa nói riêng.

Cơ quan hải quan cũng cần phải phối hợp hoạt động với các cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ, liên tục thông báo về kết quả hoạt động kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ của các lô hàng XK cho các cơ quan cấp tương ứng. Khi phát hiện ra bất cứ dấu hiệu sai phạm, cần nhanh chóng, tích cực hợp tác với các cơ quan cấp để giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 79 - 81)